Bồn nước trên nóc nhà nên để trong mái hay để ngoài trời?

Hầu hết gia đình nào cũng có ít nhất một chiếc bồn nước trên nóc nhà. Câu hỏi được đặt ra đó là bồn nước nên đặt trong nhà hay ngoài trời? Tìm hiểu ngay qua bài viết sau nhé.

1. Có nên lắp đặt bồn nước để trên nóc nhà?

Như chúng ta thấy, bồn nước thường được đặt ở trên mái nhà, sân thượng. Nhưng thực tế có nhiều trường hợp bị rơi bồn nước gây thiệt hại đến người và tài sản, bởi vậy việc để bồn nước trên sân thượng khiến nhiều người băn khoăn.

Đặc biệt, tại các khu tập thể cũ và ngôi nhà có kết cấu xập xệ thì việc để bồn nước có trọng lượng khá nặng ở trên tầng mái khá nguy hiểm.

Theo các chuyên gia xây dựng khuyến cáo, chỉ nên lắp đặt bồn nước trên sân thượng, mái nhà khi đáp ứng đủ các tiêu chí về bồn nước đạt tiêu chuẩn, chân đế vững chắc, vị trí lắp đặt đáp ứng yêu cầu và các bước lắp đặt đúng chuẩn. Một số hộ gia đình không có mái nhà, không có vị trí đặt thuận lợi thì có thể tự thiết kế giá đỡ để đảm bảo an toàn.

Chỉ nên lắp đặt bồn nước ở sân thượng, mái nhà có đủ các tiêu chuẩn

2. Bồn nước nên đặt trong nhà hay ngoài trời?

Vấn đề bồn nước nên đặt trong nhà hay ngoài trời hiện đang nhận được hai luồng thông tin trái chiều.

Người thì nhận định nên để bồn nước trong nhà hơn vì để ở ngoài trời mùa nóng sẽ khiến nước quá nóng. Ngược lại, một luồng thông tin phủ định nên đặt bồn nước ở bên ngoài để tiện cho việc sửa chữa, thay thế nếu cần.

Cụ thể như sau:

2.1 Để bồn nước ở trong mái

Nên để bồn nước ở trong mái, nhất là ở miền Bắc và miền Trung vì mùa đông nước sẽ bị quá lạnh và mùa hè thì quá nóng. Có một số người cũng đưa ra lời khuyên, nếu để bồn nước ở bên trong mái thì nên để bồn sẽ bền hơn. Bên cạnh đó, khi để trong mái cũng mang tính thẩm mỹ hơn.

Tuy nhiên, vẫn tùy vào thiết kế của ngôi nhà mà quyết định bồn nước nên đặt trong nhà hay ngoài trời.

Nếu muốn đến bồn nước trong mái nhưng vẫn đảm bảo an toàn, nên xử lý phần mái chỗ để bồn nước cao lên cho phù hợp với kiến trúc bên ngoài. Chú ý cần có lối lên để sửa chữa. Nhiều gia đình chưa quan tâm lối lên nên mỗi lần sửa chữa rất mất công sức đưa thang vào nhà.

Bồn nước đặt trên mái nên lưu ý về lối lên sửa chữa, nhằm thuận tiện khi bảo trì bồn nước

2.2 Để bồn nước ở ngoài mái

Một số ý kiến khác cho rằng, khi để bồn nước ở ngoài nếu có sự cố sẽ xử lý an tâm hơn. Trong trường hợp rủi ro, nếu để bồn nước ở trong nhà mà đi xa bị hỏng phao hay rò rỉ sẽ ảnh hưởng đến cả ngôi nhà.

Mặt khác, nguồn nước cần phải đảm bảo chất lượng thì mới tự tin để trong mái. Nguyên nhân để tránh những hư hỏng trước mái, nếu phải dỡ mái ra sẽ rất tốn công sức, thời gian và tiền bạc. Nhiều người chỉ nghĩ đến việc tránh mưa, nắng nhưng việc quan trọng này lại chưa thể nắm bắt.

Tổng kết lại, bồn nước nên đặt trong nhà hay ngoài trời thì câu trả lời chính xác sẽ phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi gia đình.

Tuy nhiên, nhiều người ủng hộ việc đặt bồn nước ở ngoài hơn. Để biết chính xác, bạn nên lắng nghe ý kiến KTS thiết kế ngôi nhà của mình vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

3. Nguyên tắc lắp đặt bồn nước trên mái nhà cần nhớ

3.1. Chọn dung tích bồn nước phù hợp với gia đình

Tùy thuộc vào số lượng người sử dụng mà lựa chọn bồn nước phù hợp. Trên thị trường hiện nay có 2 kiểu dáng bồn nước chính đó là bồn nước nằm ngang và bồn nước đứng. Dung tích của bồn nước sẽ từ 300 – 20.000 lít.

Gợi ý dung tích bồn nước như sau:

Dung tích bồn nước 300 – 500 lít: 1 – 2 người sử dụng

Dung tích bồn nước 1000 – 1500 lít: 3 – 4 người sử dụng

Dung tích bồn nước 2000 – 3000 lít: 5 – 6 người

Dung tích bồn nước 5000 – 6000 lít: Phù hợp cho các cửa hàng, quán ăn, công trình nhỏ.

Dung tích bồn nước trên 7000 lít: Thường dùng trong các công trình, khu công nghiệp lớn.

Đối với những trường hợp gia đình có bể ngầm, bể chìm, khi mua bồn nước đặt trên mái nhà có thể chọn loại nhỏ vẫn cấp nước đáp ứng đủ yêu cầu sử dụng.

Tùy thuộc vào số lượng người sử dụng mà lựa chọn bồn nước phù hợp

3.2. Chọn bồn nước phù hợp với nguồn nước sử dụng

3.2.1 Bồn nước inox

Ngoài bồn nước inox như bình thường mọi người hay thấy, còn có bồn nhựa. Bồn inox được ứng dụng nhiều vào thực tế vì độ bền cao hơn bồn nhựa (tuổi thọ từ 20 – 30 năm). Bên cạnh đó, mẫu mã đẹp, dễ dàng vệ sinh, chất liệu inox cao cấp chịu được mọi tác động của thời tiết nên có thể thoải mái đặt bồn nước inox ở ngoài trời.

Để đảm bảo tuổi thọ và độ an toàn tối đa, bạn nên sử dụng bồn nước inox đối với các nguồn nước máy đã qua xử lý, nước không nhiễm mặn, phèn chua. Nếu nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn hoặc có độ pH cao sẽ dễ gây ra hiện tượng có thể bị ăn mòn và gỉ sét.

3.2.2 Bồn nước nhựa

Bồn nhựa được làm từ nhựa PE đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với những nguồn nước nước nhiễm mặn, nhiễm phèn hay dung dịch hóa chất có thể lưu trữ được. Loại bồn nước nhựa này thường sẽ ít gây ra các phản ứng hóa học với nước nên phù hợp với đa dạng nguồn nước như nước giếng, nước mưa…

Bồn nước inox được ưu tiên lựa chọn hơn cả

4. Chọn vị trí lắp đặt bồn nước trên mái tôn, sân thượng

Vị trí đặt bồn nước trên mái tôn, sân thượng cũng cần chú ý bởi mỗi loại mái có đặc điểm khác nhau. Bạn cần lưu ý các điểm sau về vị trí đặt bồn nước trên mái:

4.1. Đối với mái nhà cứng được làm từ bê tông có độ dốc không quá 5%

Bồn nước nên được đặt ở vị trí thuận tiện, dễ dàng vệ sinh, sửa chữa hay thay thế khi cần. Đối với mái nhà cứng được làm từ bê tông có độ dốc không quá 5%, bề mặt được tạo phẳng có thể lắp đặt bồn nước và hàn giá đỡ bồn chắc chắn sẽ rất thích hợp.

4.2. Đối với mái nhà cứng có độ dốc trên 5%

Đối với mái nhà cứng có độ dốc trên 5%, cần xây thêm các trụ đỡ chắc chắn hoặc sàn tạo phẳng liên kết chặt chẽ với mái. Việc này sẽ giúp đặt giá đỡ và bồn nước lên trên an toàn hơn. Ngoài ra, cũng cần đảm bảo phần mái nhà, trần nhà đủ chắc chắn để chịu được trọng lực lớn của nước.

4.3. Với vị trí lắp bồn nước để trên nóc nhà mái tôn, ngói, firbo xi măng

Bồn nước để trên nóc nhà mái tôn, ngói, firbo xi măng cần đáp ứng các yêu cầu như có trục đỡ chắc chắn với phần mái để tạo sự cố định. Thứ 2, kết cấu cần được kiểm tra liên tục và đánh giá về khả năng chịu lực. Cuối cùng, cần đảm bảo các yếu tố phòng tránh các nguy hiểm khi mưa bão xảy ra.

Vị trí lắp bồn nước cần được đội ngũ kỹ thuật quan sát, tìm hiểu kỹ lưỡng đưa ra nhận định cụ thể

4.4. Vị trí đặt bồn nước trên mái tưởng nhất

Qua những phân tích trên, chúng ta nhận định được vị trí đặt bồn lý tưởng nhất đó là trên các bề mặt có khả năng chịu lực cao hơn trọng lượng của bồn nước nước khi đầy.

Mặt tiếp xúc phần chân đế với bề mặt lắp đặt cũng cần chú ý an toàn tuyệt đối. Tại sao cần phải đảm bảo yếu tố này? Vì để tránh tình trạng lún, nghiêng bồn chứa nước, tránh việc mất thăng bằng bồn nước.

5. Cách lắp đặt bồn nước trên mái nhà chuẩn và an toàn

Quy trình lắp đặt bồn nước trên mái nhà mặc dù là phần công việc của đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn nhưng gia chủ cũng cần nắm được khái quát có những nội dung nào.

Có 11 bước cơ bản lắp bồn nước trên mái nhà, dưới đây là một số gợi ý cho bạn:

Bước 1: Lựa chọn bồn nước phù hợp với nhu cầu sử dụng, địa hình, địa lý của ngôi nhà. Không nên chọn bồn nước có dung tích vượt khả năng chịu đựng của mái nhà, trụ gia cố… vì rất nguy hiểm. Đây chính là lý do nhiều công trình bị sập, bồn nước bị rơi khỏi vị trí lắp đặt gây nguy hiểm. Đừng chủ quan mà tự lắp đặt, nên hỏi ý kiến của người có chuyên môn.

Bước 2: Lựa chọn vị trí lắp đặt bồn nước như trên mái tôn, mái ngói, sân thượng… Lưu ý nên chọn mặt bằng có nền bê tông chắc chắn, tối thiểu là có khả năng chịu lực gấp 4 lần bồn chứa.

Bước 3: Chuẩn bị đầy đủ những linh kiện lắp bồn như bulông, van phao điện, kìm điện, kìm mỏ vịt, kìm nước hay cút kép mang sông… sẽ được đội ngũ kỹ thuật đảm nhiệm.

Bước 4: Lựa chọn bồn nước theo nhu cầu của gia đình. Phần này, bạn sẽ ngược lên để theo dõi chi tiết hơn.

Bước 5: Kiểm tra và siết chặt các đầu nước vào, nước ra và xả cạn.

Bước 6: Đưa chân vào vị trí

Bước 7: Khớp bồn với chân đế

Bước 8: Định vị bồn khớp với vành chân đế

Bước 9: Bắt gá vít định vị

Bước 10: Khoan lỗ vít nở cố định với nền, đánh dấu vị trí chân cần đặt và dùng mũi khoan bê tông bắt vít có định với chân bồn với mặt tiếp xúc.

Bước 11: Hoàn thành quá trình lắp đặt bồn nước trên mái nhà.

Quy trình này không phải là quy chuẩn của tất cả các công trình, chỉ mang tính chất tham khảo.

Đội ngũ kỹ thuật chuyên nghiệp sẽ lắp đặt bồn nước

6. Khuyến cáo lắp đặt bồn nước cho nhà và công trình

Theo kinh nghiệm của đội ngũ kỹ thuật có chuyên môn giỏi, khi lắp đặt bồn nước cho nhà và công trình, ngoài những vấn đề trên thì cũng nên lưu ý một số điểm như sau:

Kiểm tra bồn chứa nước và giá đỡ: Khi lắp đặt bồn nước đối với công trình có chiều cao hơn 20m, các khu vực chịu ảnh hưởng của bão thì cần chú trọng nhiều hơn về bồn chứa nước và giá đỡ. Ngoài ra, cần định vị chặt bằng bulông hay hàn neo chắc chắn giữa giá đỡ bồn nước.

Vị trí đặt bồn nước: Cần lựa chọn vị trí đặt bồn nước đảm bảo sự chắc chắn, an toàn. Vị trí lắp đặt không quá gần mép lan can, mép mái, phía dưới không có nhiều người qua lại. Không nên lắp bồn nước ở phía trên gần, phía trên lối đi, cửa ra vào… vì có thể gây nguy hiểm cho mọi người nếu không may bồn nước xảy ra sự cố.

Lưu ý: Đối với các bồn nước có vị trí đặt quá cao so với mặt đất, cần được neo chặt cả phần bồn xuống kết cấu phía dưới, phòng chống bão và giông lốc (nếu có).

Bồn nước nên đặt trong nhà hay ngoài trời đều được, tùy thuộc vào cách bạn lựa chọn cho phù hợp với gia đình mình. Mỗi phương án sẽ có những ưu nhược điểm riêng. Tốt hơn hết nên nhờ đến sự trợ giúp của đội ngũ thiết kế để có phương án giải quyết tối ưu.

Tổng hợp và viết bài: Thu Thương