Đền thờ Lê Đại Hành (941-1005),tại làng Trung Lập xã Xuân Lập huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa
Thấy triều đình rối ren, quân Tống bên Trung Quốc có ý định tiến sang xâm lược Đại Cồ Việt. Vua Tống nhiều lần viết thư sang dụ và de dọa bắt triều đình phải quy phụ đầu hàng: Nếu quy phụ thì ta tha cho, bằng trái lệnh thì ta quyết đánh. Trước tình hình đó, Thái hậu Dương Vân Nga giao nhiệm vụ cho Lê Hoàn tổ chức và chỉ đạo cuộc kháng chiến. Trong cuộc họp bàn kế hoạch xuất quân, Đại tướng Phạm Cự Lạng đề nghị tôn Lê Hoàn lên làm vua, thay cho vua nhỏ Đinh Toàn. Thái hậu Dương Vân Nga và quân sĩ đồng thanh ủng hộ. Dương Thái hậu đã sai người lấy áo long cổn khoác lên cho ông, Lê Hoàn lên ngôi (tức vua Lê Đại Hành), nhà Tiền Lê thành lập. Ông đặt niên hiệu là Thiên Phúc, quốc hiệu vẫn là Đại Cồ Việt, đóng đô tại Hoa Lư, ổn định tình hình nội bộ, rồi chia quân phòng giữ các nơi hiểm yếu. Lê Đại Hành cử Phạm Cử Lạng làm tướng quân.
Bạn đang xem: Lê Đại Hành (941 – 1005), vị vua đầu tiên của nhà Tiền Lê .
Năm 981 quân Tống sang xâm lược nước ta. Lê Đại Hành chỉ huy đi chống Tống, sai người cắm cọc ngăn sông. Tại sông Bạch Đằng, thủy quân Tống bị quân Đại Cồ Việt chặn đánh, dù rất mạnh về thế trận, nhưng những chiến thuyền Tống bị thủng bỏi những chiếc cọc sông dày đặc. vì thế quân Tống không thể tiến sâu vào nội địa được. Thủy quân Tống thất bại. Khi quân Hầu Nhân Bảo (quân Tống) kéo đến Chi Lăng, Lê Đại Hành vờ xin hàng để đánh lừa, rồi phục binh đổ ra dánh dữ dội. Số quân địch bị têu diệt hơn phân nửa. Dưới sự chỉ huy của Lê Đại Hành, quân ta đã đập tan cuộc xâm lược nhà Tống.
Xem thêm : Liệu có phải đầu vú thâm do quan hệ tình dục nhiều?
Năm 982 Lê Đại Hành cử Ngô Tử Canh và Từ Mục đi sứ Chiêm Thành (một nước ở phía nam) và bị vua Chiêm Thành bắt giữ. Lê Đại Hành tức giận, sai đóng chiến thuyền, sửa binh khí và chỉ huy đi đánh, chém Bê Mi Thuế tại trận. Bắt sống được nhiều quân sĩ, lấy các đồ quý đem về, thu được rất nhiều vàng bạc, san phẳng thành trì, phá hủy tông miếu, vừa một năm thì trở về kinh sư. Lê Đại Hành cũng rất quan tâm đến vùng đất phía nam, đã tiến hành 6 hoạt động quân sự lớn trong suốt thời gian ông trị vì. Ông đích thân cầm quân đánh dẹp của các thế lực cát cứ và xâm lấn, không những bảo vệ chắc biên giới mà còn chuẩn bị cho quá trình Nam tiến của người Việt, mở rộng thêm biên giới lãnh thổ.
Trong những năm Lê Đại Hành làm vua, ông đã cho xây dựng nhiều cung điện ở kinh đô Hoa Lư, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp( tổ chức lễ cày tịch điền hàng năm để khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp, cho quân sĩ đào đắp nhiều kênh, đê, mở mang đường sá). Ông là người đầu tiên tổ chức đào sông. Công trình đào sông của nhà Lê( hiện nay vẫn còn ở Thanh Hóa và là một di tích lịch sử).
Phục dựng Lễ tịch điền, một Lễ hội đầu xuân do vua Lê Đại Hành tổ chức đầu tiên nhằm khuyến khích sản xuất nông nghiệp.
Xem thêm : Sổ hộ khẩu hết giá trị sử dụng, thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện ra sao?
Lê Đại Hành sử dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo nhưng cương quyết. Có lần sứ Tống đòi Lê Đại Hành quỳ nhận sắc phong của vua Tống. Ông lấy cớ là đau chân nên không quỳ. Sứ Tống không làm gì được. Lê Đại Hành thường xuyên sai sứ sang nhà Tống để giữ vững mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước.
Giữa năm 1005, ông mất. Miếu hiệu vẫn là Đại Hành Hoàng đế. Ông ở ngôi 24 năm, thọ 65 tuổi. Trong 24 năm làm vua, ông đặt niên hiệu: Thiên Phúc (980 988); Hưng Thống (989 993); Ứng Thiên (994 1005).
( Theo Bảo tàng lịch sử Việt Nam)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp