Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là quyền tự do cơ bản của công dân, thuộc loại quyền về bí mật đời tư của cá nhân được pháp luật bảo vệ đã được quy định rõ ràng trong Hiến pháp 2013.
Vậy Việc kiểm soát thư tín điện thoại điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp nào? Khách hàng theo dõi bài viết để có thêm thông tin hữu ích.
Bạn đang xem: Việc kiểm soát thư tín điện thoại điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp?
Bí mật thư tín là gì?
Thư tín là văn bản chứa đựng những thông tin mà một người muốn báo cho một (hoặc nhiều) người khác biết.
Thời nay thì thư tín thể hiện ở nhiều hình thức đa dạng hơn. Trong đó phải kể tới 4 hình thức trọng tâm:
– Thư viết trên giấy, là loại thư tín cổ điển. Thông tin được ghi nhận trên giấy có thể bằng chữ viết thông thường hoặc bằng một hệ thống kí hiệu quy ước giữa chủ thể gửi thông tin và chủ thể nhận thông tin (gọi là mật mã trong ngôn ngữ thông dụng);
– Thông tin có thể được chứa đựng trong băng, đĩa từ dạng chữ viết, tiếng nói, hình ảnh hoặc cả ba;
– Thư được soạn thảo trên máy tính và gửi từ một địa chỉ điện tử đến một địa chỉ điện tử khác, thông qua mạng internet;
– Nhắn tin qua điện thoại, đây là việc để lại lời nhắn trên hộp thư thoại hoặc hộp tin nhắn của một số điện thoại. Lời nhắn trên hộp thư thoại tồn tại dưới dạng lời nói (lời đối thoại) được ghi âm.
Theo đó, bí mật thư tín được hiểu đơn giản là không ai được chiếm đoạt hoặc tự ý mở thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, hông được nghe trộm điện thoại. Bí mật về thư tín là một quyền cơ bản của công dân, được quy định trong Khoản 2 Điều 21 Hiến Pháp 2013 của nước ta như sau:
“Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”
Quy định về việc kiểm tra, kiểm soát thư tín điện thoại điện tín của cá nhân
Xem thêm : Phong cách sáng tác của Hồ Xuân Hương – Bà chúa Thơ Nôm
Theo quy định của pháp luật cơ quan có thẩm quyền được thu giữ thư tín điện thoại điện tín khi cần thiết phải thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông để phục vụ cho việc điều tra.
Việc thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín cần được thực hiện đẩy đủ trình tự thủ tục cụ thể là:
Cơ quan điều tra ra lệnh thu giữ và được viện kiểm sát phê chuẩn;
Nếu việc thu giữ không thể trì hoàn thì được phép thu giữ ngay và nêu lý do vào biên bản;
Đồng thời người thi hành thu giữ cần thông báo cho người có bưu phẩm biết về việc thu giữ.
Lưu ý trong trường hợp việc thông báo trước gây cản trở việc thu giữ thì được thu giữ trước, ngay sau khi cản trở không còn thì phải thông báo ngay cho người thu giữ được biết.
Vì thế việc kiểm tra điện thoại điện tín của công dân không được thực hiện tự tiện mà cần phải có quy định đúng quy định nếu không người thực hiện hành vi kiểm tra có thể bị kiện ngược lại và truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là điều không ai mong muốn nên cần cẩn trọng.
Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín xử lý như nào?
Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác được quy định, hướng dẫn tại Điều 159 Bộ luật hình sự năm 2015 (Sửa đổi bổ sung 2017), cụ thể như sau:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
a) Chiếm đoạt thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông dưới bất kỳ hình thức nào;
b) Cố ý làm hư hỏng, thất lạc hoặc cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư tín, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa bằng mạng bưu chính, viễn thông;
Xem thêm : Danh sách tên bé trai họ Võ vừa nam tính lại đặc biệt ba mẹ nên tham khảo ngay
c) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
d) Khám xét, thu giữ thư tín, điện tín trái pháp luật;
đ) Hành vi khác xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín, telex, fax hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d)Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;
đ)Làm nạn nhân tự sát.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Trên đây là một số giải đáp thắc mắc của Công ty Luật Hoàng Phi về Việc kiểm soát thư tín điện thoại điện tín của cá nhân được thực hiện trong trường hợp? Khách hàng theo dõi bài viết, có vướng mắc khác vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp