1. Bệnh viêm kết mạc là gì?
Kết mạc là lớp màng trong suốt nằm dưới mi mắt, bao bọc nhãn cầu và có trách nhiệm bảo vệ nhãn cầu. viêm kết mạc hay còn gọi là bệnh đau mắt đỏ là bệnh nhiễm trùng ở kết mạc của mắt, lây nhiễm bằng sự tiếp xúc của người lành với dịch từ mắt bệnh nhân hoặc khi bệnh nhân ho, hắt hơi.
Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ
Do virus: Hầu hết các trường hợp bị nhiễm trùng kết mạc đều là do virus gây ra, trong đó 2 loại virus thường gặp nhất là virus Adenovirus và Herpesvirus.
Bạn đang xem: Tin tức
Do vi khuẩn: Một số loại vi khuẩn Staphylococcus Aureus, Streptococcus Pneumoniae, Haemophilus,… là nguyên nhân gây nhiễm trùng ở kết mạc. Vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến đứng sau vi khuẩn để gây đau Mắt đỏ.
Do dị ứng: Kết mạc của mắt có thể bị dị ứng khi gặp phấn hoa, bụi bẩn, lông vật nuôi,…
Một số nguyên nhân khác: Mắt tiếp xúc với các chất hóa học, axit, hóa chất trong nước sinh hoạt, nước bể bơi,… có thể kích thích viêm kết mạc, tổn thương giác mạc; nấm ở giác mạc có thể gây viêm và loét kết mạc; các loại ký sinh trùng như chấy, rận,… cũng có thể gây kết mạc nhiễm khuẩn và viêm; đeo kính áp tròng quá lâu hoặc loại kính không phù hợp cũng có thể gây nhiễm trùng kết mạc.
Đây là bệnh lý mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải
Triệu chứng của bệnh có những điểm khác nhau tùy theo nguyên nhân gây ra, nhưng đều có một số điểm chung sau:
Mắt đỏ, mí mắt sưng phồng, có thể bị đau rát ở mí mắt.
Ngứa mắt, thường thấy cộm và bị xốn ở mắt.
Mắt chảy ghèn nhiều, dễ chảy nước mắt.
Thị lực giảm xuống khi đang mang bệnh.
Xem thêm : Học Tập Việt Nam
Viêm kết mạc do vi khuẩn khiến 2 mí mắt đóng ghèn vàng
Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ cũng khác nhau:
Do virus: Ghèn mắt màu trắng, kéo dài thành dây; có giả mạc có thể có xuất huyết dưới kết mạc; có triệu chứng sốt nhẹ, có thể bị viêm mũi, viêm họng kèm theo; có thể nổi hạch ở trước tai.
Do khuẩn: Ghèn mắt có màu vàng hoặc xanh nhạt, đóng dính 2 mí mắt, đặc biệt là khi vừa thức dậy. Có thể có màng kết mạc, giác mạc thường ít bị ảnh hưởng.
Do dị ứng: Mắt ngứa nhiều hơn khi ở gần môi trường có tác nhân gây dị ứng, ghèn lỏng; thường bị hắt hơi, chảy nước mũi là những triệu chứng của viêm mũi dị ứng; khác với viêm kết mạc do virus hay vi khuẩn có thể chỉ xảy ra ở 1 bên mắt, đau mắt đỏ dị ứng các triệu chứng bệnh xuất hiện ở cả 2 mắt.
2. Mắc bệnh viêm kết mạc bao lâu thì khỏi và những thắc mắc liên quan
Những điều bất tiện và cảm giác khó chịu khi bị đau mắt đỏ khiến bệnh nhân không ngừng hỏi bệnh viêm kết mạc bao lâu thì khỏi. Đau mắt đỏ là bệnh dễ điều trị, thời gian ủ bệnh đến khi phát bệnh và bắt đầu có các triệu chứng là khoảng 3 ngày, bệnh có thể tự lành sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày, nếu được phát hiện và điều trị thích hợp, thời gian khỏi bệnh sẽ được rút ngắn hơn.
Nếu bệnh kéo dài hơn 3 – 4 tuần vẫn không khỏi sẽ trở thành bệnh viêm kết mạc mạn tính.
Nguyên nhân của việc bị viêm kết mạc lâu ngày không khỏi:
Thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân dị ứng trong môi trường.
Sử dụng kính áp tròng qua đêm, sử dụng lâu dài mí mắt nhân tạo gây tổn thương cho mí mắt và tròng mắt.
Biến chứng của bệnh
Viêm kết mạc là bệnh có tiến triển lành tính, nhanh chóng hồi phục và không để lại nhiều hậu quả nặng nề. Tuy nhiên, nếu điều trị sai cách có thể khiến bệnh kéo dài hơn, có nhiều nguy cơ tái phát và có thể xảy ra biến chứng. Bệnh đau mắt đỏ thường để lại biến chứng là bệnh viêm giác mạc chấm nông và giảm thị lực.
Viêm giác mạc chấm nông:
Là những tổn thương mà giác mạc thường gặp do nhiều bệnh của giác mạc gây nên. Trên giác mạc xuất hiện những chấm nhỏ li ti, có màu trắng hoặc màu xám; mắt bệnh nhân bị đỏ, đau và hay chảy nước mắt.
Mờ mắt sau khi bị viêm kết mạc:
Đây là tình trạng nặng hơn của viêm kết mạc, mắt có đề kháng yếu hơn, giảm thị lực được gọi là giả mạc. Giả mạc là màng viêm bám vào mặt phía trong của mi mắt, có màu trắng đục và làm mắt mờ đi. Viêm kết giả mạc không ảnh hưởng đến thị lực, nhưng có thể gây loét giác mạc, giảm thị lực không phục hồi nếu điều trị sai cách.
Tránh thói quen lấy tay dụi mắt để tránh ảnh hưởng đến kết mạc
3. Cách điều trị và phòng tránh tại nhà
Cách điều trị bệnh:
Vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý ít nhất 2 lần mỗi ngày để làm sạch mắt, đồng thời giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh.
Xem thêm : Review chi tiết về thành phần, công dụng của mặt nạ nhau thai cừu
Thường xuyên rửa tay sạch sẽ để tránh dịch bám vào các vật dụng ở môi trường xung quanh, rửa tay trước và sau khi thực hiện vệ sinh mắt. Không dùng tay để dụi mắt.
Các vật dụng vệ sinh mắt sau khi sử dụng nên vứt bỏ, không sử dụng lại.
Đeo kính để tránh bụi bẩn khi đi ra đường.
Sử dụng thuốc nhỏ mắt và các loại thuốc điều trị theo đơn thuốc bác sĩ đã kê, không tự ý mua các loại thuốc kháng sinh.
Không đeo kính áp tròng, không trang điểm mắt khi đang bị bệnh.
Không ăn các thức ăn cay, nóng.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để tránh lây nhiễm bệnh đau mắt đỏ
Phòng tránh bệnh đau mắt đỏ:
Tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng kính áp tròng phù hợp, đeo và vệ sinh kính áp tròng theo đúng hướng dẫn.
Ý thức sử dụng đồ dùng cá nhân mỗi người, không dùng chung các vật dễ lây nhiễm như khăn mặt, khăn tắm, bao gối, thuốc nhỏ mắt,…
Đeo kính khi đi ra đường để tránh virus, vi khuẩn và tác nhân dị ứng.
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, không lấy tay dụi mắt.
Bổ sung những thực phẩm cung cấp dinh dưỡng tăng đề kháng cho mắt, thực phẩm chứa vitamin A, vitamin E,…
Viêm kết mạc là bệnh nhiễm trùng dễ điều trị, nhưng không vì thế mà chúng ta có thể chủ quan với bệnh. Viêm kết mạc điều trị như thế nào, bao lâu thì khỏi,… và tất cả những thắc mắc về sức khỏe của độc giả sẽ được giải đáp miễn phí khi gọi đến hotline 1900565656 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp