1. Công tố viên là gì?
Ở hầu hết các nước trên thế giới, công tố viên là một chủ thể đặc biệt trong tố tụng hình sự, có tư cách là một bên tham gia tố tụng, thuộc cơ quan công tố, được cơ quan tư pháp trao trách nhiệm điều tra, truy tố và buộc tội người phạm tội trong các vụ án hình sự.
Công tố viên có vai trò đưa vụ án ra trước tòa, cung cấp chứng cứ, trình bày quan điểm và tham gia phiên tòa, trên cơ sở đó đề xuất một mức phạt thích hợp áp dụng với bị cáo.
Bạn đang xem: Công tố viên là gì? Việt Nam có công tố viên không?
Trong giai đoạn điều tra, công tố viên không chỉ kiểm tra các tài liệu do cơ quan điều tra chuyển đến mà còn tiến hành điều tra những người có liên quan.
2. Công tố viên và kiểm sát viên khác nhau như thế nào?
Tại Việt Nam không có chức danh công tố viên. Thay vào đó, kiểm sát viên thuộc Viện kiểm sát nhân dân sẽ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ tương đương với công tố viên. Nói cách khác, công tố viên và kiểm sát viên về bản chất là như nhau, chỉ khác về tên gọi.
Cụ thể, Điều 74 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân định nghĩa, kiểm sát viên là người thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
Trong đó, chức năng thực hành quyền công tố là hoạt động trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
– Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án trái pháp luật, phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; trực tiếp khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định;
– Quyết định, phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạn chế quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra, truy tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
– Hủy bỏ các quyết định tố tụng trái pháp luật khác trong việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
– Khi cần thiết đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện;
– Yêu cầu cơ quan, cá nhân, tổ chức hữu quan cung cấp tài liệu để làm rõ tội phạm, người phạm tội;
Xem thêm : Top các sản phẩm thiết bị thông minh đáng mua nhất hiện nay
– Trực tiếp giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm, kiến nghị khởi tố; tiến hành một số hoạt động điều tra nhằm làm rõ căn cứ quyết định việc buộc tội đối với người phạm tội;
– Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của luật;
– Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn trong giai đoạn điều tra, truy tố;
– Quyết định truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa;
– Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp Viện kiểm sát phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội;
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc buộc tội người phạm tội.
3. Công tố viên và luật sư khác nhau như thế nào?
Tiêu chí
Công tố viên
Luật sư
Mục đích hoạt động
Truy tố đối tượng phạm tội
Bảo vệ người bị buộc tội
Xem thêm : Nghệ tươi ngâm mật ong – Công thức dưỡng trắng da các chị em nên biết
Vị trí trong tố tụng
Tiến hành hoạt động tố tụng
Tham gia hoạt động tố tụng
Quyền hạn
Có quyền bác bỏ chứng cứ của luật sư
Điều tra và truy tố người phạm tội
Chất vấn người làm chứng
Khám xét và thu giữ vật chứng
4. Lương của công tố viên
Sau khi giải thích về công tố viên là gì thì có lẽ sẽ có rất nhiều người thắc mắc về mức lương của công tố viên.
Mức lương của công tố viên sẽ được quy định theo từng quốc gia khác nhau trên thế giới. Tại Việt Nam, mức lương của kiểm sát viên được quy định tại Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 ngày 30/9/2004 như sau:
Trên đây là giải đáp chi tiết về: Công tố viên là gì? Việt Nam có công tố viên không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp