Việt Nam có khu tự trị không?
Ở Việt Nam, khu tự trị được lập và duy trì trong một thời gian tương đối dài. Các khu tự trị được mở ra đối với một số dân tộc ít người.
Theo quy định của Hiến pháp năm 1959, khu tự trị là một đơn vị hành chính tương đương tỉnh, thành phố trực thuộc trung Ương. Có thể thấy thời gian trước, các khu tự trị là cần thiết được thành lập. Nhà nước đảm bảo điều kiện cho các dân tộc ít người, có bản sắc dân tộc cao được thể hiện, gìn giữ.
Bạn đang xem: Việt nam có khu tự trị không?
Nước ta thời điểm đó được chia thành tỉnh, khu tự trị thành phố trực thuộc trung ương (Điều 78). Trong đó, hai đồng nhân dân khu tự trị – cơ quan quyền lực nhà nước của khu tự trị, với nhiệm kì là ba năm. Các quy định trong hoạt động tổ chức, quản lý khu tự trị cũng được tiến hành trong hoạt động chung của quốc gia.
Khu tự trị ở Việt Nam được bảo đảm quyền và khả năng tự quản lí của các dân tộc ít người ở Việt nam.
Khu tự trị Thái – Mèo
Khu tự trị Thái – Mèo (1955-1962) hay Khu tự trị Tây Bắc (1962-1975), là một đơn vị hành chính cũ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đây là một trong hai vùng lãnh thổ được hưởng quy chế tự trị thuộc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Xem thêm : Các tư thế ngủ cho người thiếu máu não
Thực hiện chính sách lập khu vực tự trị của các dân tộc ở những vùng có điều kiện theo nghị quyết của Quốc hội, ngày 29 tháng 4 năm 1955 Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 230/SL thành lập Khu tự trị Thái – Mèo.
Trước đó, theo Sắc lệnh số 143-SL ngày 28 tháng 1 năm 1953 của Chủ tịch nước, Khu Tây Bắc được thiết lập gồm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Sơn La và Lai Châu, tách khỏi Liên khu Việt Bắc.
Khu tự trị Thái – Mèo phía bắc giáp Trung Quốc, phía tây và phía nam giáp Lào, phía đông nam giáp vùng Mường Hoà Bình, phía đông có dãy núi Phan Xi Păng ngăn cách với các dân tộc tập trung ở lưu vực sông Hồng.
Khu tự trị Tây Bắc bao gồm 16 châu: Mường Tè, Mường Lay, Sình Hồ (nay viết là Sìn Hồ), Điện Biên, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Tuần Giáo, Thuận Châu, Mường La, Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, Phù Yên, Phong Thổ (thuộc tỉnh Lào Cai), Than Uyên, Văn Chấn (thuộc tỉnh Yên Bái).
Dưới cấp khu chỉ có cấp châu và cấp xã, bỏ cấp tỉnh (Sơn La, Lai Châu). Điều này được hợp thức hóa trong Hiến pháp năm 1959, trong đó quy định Khu tự trị là đơn vị hành chính cấp tỉnh. Ngày 18 tháng 10 năm 1955, lập thêm 2 châu Tủa Chùa và Mù Cang Chải.
Khu tự trị Việt Bắc
Xem thêm : 1 cây vàng bao nhiêu tiền? 1 cây bằng bao nhiêu chỉ? Những lưu ý khi mua vàng
Khu tự trị Việt Bắc (1956 – 1975) là một đơn vị hành chính cũ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tiền thân của nó là Liên khu Việt Bắc. Với việc thành lập Khu tự trị Việt Bắc ngày 1-7-1956, Liên khu Việt Bắc chấm dứt sự tồn tại với tư cách là một đơn vị hành chính. Tuy nhiên, về mặt quân sự, đến tháng 6-1957, Liên khu Việt Bắc mới được thay thế bằng Quân khu Việt Bắc.
Khu tự trị Việt Bắc được thành lập theo Sắc lệnh số 268-SL ngày 1 tháng 7 năm 1956 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Khu tự trị Việt Bắc bao gồm các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang (trừ huyện Yên Bình), Thái Nguyên (trừ hai huyện Phổ Yên, Phú Bình) và huyện Hữu Lũng của tỉnh Bắc Giang (nhập vào tỉnh Lạng Sơn). Huyện Phổ Yên nhập vào tỉnh Vĩnh Phúc, đến 15-6-1957 lại trả về tỉnh Thái Nguyên (trừ xóm Thông, xã Thuận Thành nhập vào xã Hồng Kỳ, huyện Đa Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc). Huyện Phú Bình nhập vào tỉnh Bắc Giang, đến 15-6-1957 lại trả về tỉnh Thái Nguyên. Thủ phủ Khu tự trị Việt Bắc là thị xã Thái Nguyên.
Tỉnh Hà Giang sáp nhập vào Khu tự trị Việt Bắc theo Sắc lệnh số 020-SL ngày 23-3-1959 của Chủ tịch nước.
Hệ thống tổ chức chính quyền Khu tự trị Việt Bắc có 4 cấp: khu, tỉnh, châu, xã. Xã là đơn vị hành chính cơ sở. Bộ máy chính quyền Khu tự trị gồm có: Hội đồng nhân dân và Ủy ban Hành chính. Thành phần Hội đồng nhân dân phải có đủ đại biểu các dân tộc. Chủ tịch Khu tự trị Việt Bắc là ông Hoàng Bắc Dũng phó bí thư thường trực, Bí thư khu tự trị việt bắc là ông Chu văn Tấn.
Khu tự trị Việt Bắc tồn tại cho tới ngày 27 tháng 12 năm 1975 thì giải thể cùng với Khu tự trị Tây Bắc, đồng thời những quy định trong Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1959 về cấp khu tự trị cũng bị bãi bỏ theo Quyết định của Quốc hội khóa V, kỳ họp thứ 2
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp