Thời gian qua, trên thế giới đã xảy ra nhiều trận động đất, sóng thần gây hậu quả rất nghiêm trọng, điển hình là: Trận động đất năm 2011 tại Nhật Bản: làm 15.893 người thiệt mạng, 6.152 người bị thương và 2.572 người mất tích tại 18 tỉnh của Nhật Bản. Thiệt hại khoảng 309 tỉ USD.
2 trận động đất tại Indonesia: Ngày 28/9/2018 một trận động đất có độ lớn 7,5 đã gây ra sóng thần (cao nhất 11,3m) làm chết hơn 2.000 người và khoảng 5.000 người không rõ tung tích và gây ảnh hưởng khoảng 200 nghìn người khu vực đảo Sulawesi Inđônexia. Thiệt hại ban đầu khoảng 500 triệu USD.
Bạn đang xem: Sóng thần nếu có ảnh hưởng Việt Nam sẽ tác động tới 13 tỉnh
Vào khoảng 9h30 ngày 22/12/2018 một trận sóng thần tấn công khu vực đảo Java và Sumatra làm khoảng 373 người chết và hơn 1400 người bị thương, phá hủy hàng trăm ngôi nhà.
Nguyên nhân của trận sóng thần này có thể do núi lửa Anak Kraktau đang hoạt động tại eo biển Sunda gây ra.
Trước tình hình đó, vấn đề cảnh báo sóng thần ở Việt Nam trở nên rất cần thiết và cấp bách. Hôm nay (26/12) Ban Chỉ đạo tổ chức diễn tập “Cơ chế vận hành hệ thống cảnh báo thiên tai trong tình huống có sóng thần”.
Cụ thể, văn phòng thường trực BCĐ Trung ương về Phòng chống thiên tai tổ chức diễn tập tại 6 điểm cầu: Văn phòng TTBCĐTW về PCTT; VP Ủy ban Ứng phó sự cố thiên tai và TKCN; Viện Vật lý địa cầu; Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn QG; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Đà Nẵng; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Quảng Nam.
Phát biểu trong buổi diễn tập, ông Trần Quang Hoài – Tổng cục trưởng Tổng Cục Phòng chống Thiên tai cho biết, trước những diến biến về tình hình thiên tai trên thế giới và trong khu vực ngày càng cực đoan, bất thường, trong đó có động đất, sóng thần.
“Đối với Việt Nam, lịch sử chưa ghi nhận xảy ra sóng thần. Tuy nhiên, nguy cơ cao xảy ra sóng thần tại Việt Nam do đứt gãy tại khu vực máng biển sâu Manila Philippines. Nếu xảy ra sóng thần, thời gian ảnh hưởng đến Việt Nam khoảng 2h. Các vùng biển nguy cơ cao bị ảnh hưởng gồm 13 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bà Rịa – Vũng Tàu”, ông Hoài cho biết thêm.
Theo thông tin từ Tổng Cục Phòng chống Thiên, thực hiện Quyết định số 430/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng hệ thống báo động trực canh cảnh báo sóng thần cho vùng có nguy cơ cao, trong đó giai đoạn 1 sẽ thực hiện thí điểm tại 2 tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam.
Đến nay dự án đã xây dựng hoàn thành 51 (Đà Nẵng: 30 trạm, Quảng Nam: 21 trạm)
Hệ thống cảnh báo gồm có các thiết bị: Hệ thống loa: để phát còi ủ và âm thanh bằng giọng nói (phát xa tối đa 1-2km tùy theo điều kiện thời tiết). Hệ thống đèn cảnh báo 5 màu (theo 05 cấp độ rủi ro thiên tai).
Các cơ quan đã giả định tình huống diễn tập vận hành hệ thống. Kết quả hệ thống cơ bản đáp ứng về mặt công nghệ, truyền tải thông tin, cảnh báo đến cộng đồng, hỗ trợ tốt cho công tác cảnh báo và chỉ đạo điều hành ứng phó sóng thần. Song để hệ thống phát triển trong thời gian tới, mở rộng phạm vi 13 tỉnh, cần tiếp tục rà soát quy trình, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, cũng như ban hành quy chế phù hợp để phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống. Thời gian qua, trên thế giới đã xảy ra nhiều trận động đất, sóng thần gây hậu quả rất nghiêm trọng, điển hình là:
Ngày 31/7/2018, tại Hà Nội, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo TW về PCTT tổ chức cuộc họp về Ứng phó với thiên tai khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm với sự tham gia của Văn thường trực Ban chỉđạo TW về PCTT; Tổng cục Phòng chống thiên tai; Tổng cục Thủy lợi; Tổng cục Thủy sản; Cục Trồng trọt; Viện Khoa học Thủy lợi niềm Nam.
Thời gian qua, do diễn biễn bất thường của thời tiết nhất là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, phát triển cơ sở hạ tầng, khai thác cát ở thượng nguồn,…cùng các tác
động tiêu cực của phát triển kinh tế-xã hội tại các tỉnh/thành phố vùng ĐBSCL, tình hình sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển vùng ĐBSCL đã và đang diễn ra rất nghiêm trọng, uy hiếp đến tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân, tác động tiêu cực đến phát triển bền vững kinh tế – xã hội vùng ven sông, ven biển.
Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Phòng chống thiên tai, từ năm 2010 đến nay khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long có tổng cộng 562 điểm sạt lở với chiều dài 786km (Bờ sông: 513 điểm/ 520km; Bờ biển: 49 điểm/266 km); trong đó đặc biệt nguy hiểm: 55 điểm/173 km; (bờ sông: 35 điểm/74 km; bờ biển: 20 điểm/98 km); Nguy hiểm: 140 điểm/97 km; Bình thường: 367 điểm/ 516 km.
Theo nhân định của Đài khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ: Do lũ thượng nguồn về, trong 2-3 ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên nhanh, sau đó lên chậm do triều thấp. Đến ngày 08/8/2018, mực nước cao nhất trên sông Tiền tại trạm Tân Châu có khả năng lên mức 3,35m (dưới BĐ1 là 0,15m); trên sông Hậu tại trạm Châu Đốc có khả năng lên mức 2,75m (dưới BĐ1 là 0,25m).
Trong 10 ngày tiếp theo, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên và đạt mức cao nhất vào ngày 13/8, mực nước cao nhất trên sông Tiền tại trạm Tân Châu lên mức 3,7m (trên BĐ1 là 0,20m); trên sông Hậu tại trạm Châu Đốc lên mức 3,1m (trên BĐ1 là 0,10m), sau đó biến đổi chậm. Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở các vùng trũng thấp, vùng ven sông, vùng ngoài đê bao các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An.
Xem thêm : Cộng tác viên là gì? Những kĩ năng cần có khi làm cộng tác viên
Đỉnh lũ năm 2018 ở đầu nguồn sông Cửu Long ở mức BĐ2 và trên BĐ2, tương đương đỉnh lũ TBNN. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ năm vào khoảng nửa đầu tháng 10/2018.
Thời gian tới, các địa phương, đơn vị cần theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa, lũ, thông tin đến các cấp chính quyền, người dân, nhất là vùng thấp, trũng ven sông và chủ đầu tư các công trình trên và ven sông, kênh, rạch để chủ động các biện pháp phòng tránh, điều chỉnh kế hoạch sản xuất.
Chuẩn bị phương án ứng phó đề phòng lũ lớn có thể xảy ra;Tổ chức các điểm giữ trẻ tập trung và tuyên truyền, vận động người dân đưa trẻ đến các điểm giữ trẻ đểđảm bảo an toàn.
Tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý ngay từ giờ đầu những hư hỏng của hệ thống đê bao, bờ bao, đê biển, nhất là tuyến các tuyến đê bao vùng thượng nguồn và đê biển Tây; Đôn đốc tổ chức xử lý khẩn cấp các sự cố sạt lở bờ sông theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Chủ động thu hoạch sớm diện tích lúa hè thu sớm, nhất là đối với những khu vực thấp, trũng không có đê bao, bờ bao bảo vệ; chủ động chuyển đổi cơ cấu mùa vụ để giảm thiểu thiệt hại và phát huy tối đa lợi thế từ lũ.
Chỉ đạo việc kiểm tra những khu vực bờ sông, kênh, rạch đang có diễn biến sạt lở, có nguy cơ cao xảy ra sạt lở và các khu vực xây dựng nhà ở, công trình lấn chiếm lòng dẫn thoát lũ; tổ chức cảnh báo và di dời dân đến nơi an toàn.
Chỉ đạo hướng dẫn người dân kỹ năng ứng phó với mưa lũ trên truyền hình, phát thanh, truyền thanh xã, ấp, nhất là kỹ năng phòng tránh lũ, dông, lốc, sét…
Đài khí tượng Thủy văn khu vực Nan bộ thường xuyên phát các tin dự báo, cảnh báo về diễn biến mưa lũ tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.
Tổ chức trực ban theo quy định, thường xuyên báo cáo về Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn./.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp