Chuyên mục Ngày này năm xưa số ra ngày 20-9-2022 cũng được Báo Quân đội nhân dân Điện tử thực hiện dưới hình thức các tác phẩm phát thanh podcast và video clip trên Chuyên trang Media Báo Quân đội nhân dân Điện tử, trân trọng mời bạn đọc xem thêm.
Một số sự kiện trong nước và quốc tế diễn ra ngày 20-9
Sự kiện trong nước:
– Ngày 20-9-1951: Ngày truyền thống của Cục Hậu cần, Tổng cục Chính trị. Tháng 5-1947, Ban Quản lý thuộc Phòng Văn thư (nay là Văn phòng Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) được thành lập với nhiệm vụ chủ yếu là bảo đảm điều kiện làm việc, sinh hoạt cho Thủ trưởng và Cơ quan Cục Chính trị ở An toàn khu. Từ đó đến nay, với 12 lần thay đổi tên, tách, sáp nhập: từ Ban Quản lý, Phòng Quản trị, Phòng Cung cấp,… đến Cục Hậu cần ngày nay; ngày 25-1-2005, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị ký Quyết định số 81/QĐ-CT, công nhận ngày 20-9-1951 (ngày thành lập Phòng Cung cấp) là Ngày truyền thống của Cục Hậu cần, Tổng cục Chính trị.
– Ngày 20-9-1954, Trung đoàn 600 (Bộ tư lệnh Cảnh vệ) được thành lập để bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng, Chính phủ về tiếp quản thủ đô Hà Nội.
Nhiệm vụ chính trị của trung đoàn hiện nay là bảo vệ tuyệt đối an toàn nơi ở thường xuyên và nơi làm việc của các đồng chí lãnh đạo cấp cao, các cơ quan trọng yếu của Đảng, Nhà nước tại Hà Nội; bảo vệ các sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng, các đoàn khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam. Trải qua 68 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ chiến sĩ của Trung đoàn luôn trung thành tuyệt đối với sự nghiệp bảo vệ Đảng, bảo vệ lãnh tụ và chế độ xã hội chủ nghĩa. Trung đoàn 600 không ngừng lớn mạnh và phát triển về mọi mặt, lập nhiều thành tích, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao và vinh dự được Đảng, Nhà nước, Bộ Công an, các cấp trao tặng nhiều phần thưởng cao quý…
Ngày 18-9-2019, Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trao bức tranh tặng Trung đoàn 600. (Ảnh: Cand.com.vn)
– Ngày 20-9-1958, Bác Hồ đi thăm công trình đại thủy nông Bắc Hưng Hải, đồng thời có lời căn dặn cán bộ, công nhân và nhân dân làm thủy lợi: “Bây giờ chịu khó phấn đấu trong mấy tháng. Sau này sẽ hưởng hạnh phúc lâu dài hàng trăm năm”.
Xem thêm : Việt Nam cần làm gì để nâng cao năng suất lao động?
– Ngày 20-9-1977: Tại phiên họp lần thứ 32 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Việt Nam chính thức được công nhận là thành viên thứ 149 của tổ chức này. Từ khi gia nhập LHQ, Việt Nam luôn nghiêm túc thực hiện Hiến chương LHQ, tham gia vào các nỗ lực chung của quốc tế trong việc bảo vệ hòa bình, luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp xung đột thông qua các biện pháp hòa bình…
Hợp tác giữa Việt Nam và LHQ đạt kết quả tốt và có tác dụng tích cực, vừa đáp ứng được yêu cầu, lợi ích của Việt Nam trong từng giai đoạn, vừa góp phần tăng cường vai trò, tiếng nói và “dấu ấn” đóng góp của Việt Nam tại LHQ. Trong 45 năm là thành viên của Liên hợp quốc, Việt Nam đã gánh vác nhiều trọng trách lớn, có nhiều đóng góp thực chất và hiệu quả cho tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh. Việt Nam được LHQ và cộng đồng quốc tế đánh giá là một điển hình thành công trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và là một quốc gia quyết tâm, nghiêm túc thực hiện Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu… (Theo hcmcpv.org.vn)
Lễ thượng cờ Việt Nam tại trụ sở Liên hợp quốc năm 1977. Ảnh tư liệu
– Ngày 20-9-2018, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Phiên họp thứ nhất Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử. Phiên họp đã công bố Quyết định thành lập và ra mắt Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử. Quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Chính phủ điện tử là “Nghĩ lớn, nhìn tổng thể, hành động nhanh, bắt đầu từ những việc nhỏ nhưng hiệu quả lớn”. (Theo egov.chinhphu.vn)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử và các thành viên Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử. Ảnh: TTXVN
– Ngày 20-9-2021, tại thành phố Cam Ranh, Khánh Hòa, Đội tàu Nhóm tác chiến nỗ lực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương 2021 (IPE21) của Hải quân Hoàng gia Australia, gồm: Tàu tấn công đổ bộ HMAS Canberra, tàu hộ vệ tên lửa HMAS Anzac và tàu tiếp dầu HMAS Sirius, cùng hơn 700 cán bộ, sĩ quan lực lượng quốc phòng Australia (ADF) đã cập cảng quốc tế Cam Ranh, Việt Nam, bắt đầu chuỗi hoạt động hợp tác song phương giữa Việt Nam và Australia.
Đại biểu đội tàu Hải quân hoàng gia Australia chào Hải quân Việt Nam. Ảnh: Qdnd.vn
Sự kiện quốc tế
Xem thêm : Cách điều chế etilen trong phòng thí nghiệm
– Ngày 20-9-1921, ngày sinh nghệ sĩ huyền thoại người Mỹ Chico Hamilton. Chico Hamilton là một trong những tay trống có ảnh hưởng nhất nước Mỹ thập niên 1960. Với những đóng góp lớn cho sự phát triển nhạc jazz, Hamilton đã được trao nhiều giải thưởng lớn như: Thành tựu trọn đời dành cho những nghệ sĩ jazz huyền thoại; Những nhân vật có nhiều đóng góp cho sự phát triển thể loại nhạc jazz. (Theo baoquocte.vn)
Nghệ sĩ huyền thoại người Mỹ Chico Hamilton. Ảnh: Baoquocte.vn
– Ngày 20-9-1946: Liên hoan phim Cannes lần đầu tiên tổ chức tại Pháp.
– Ngày 20-9-2015, Nepal chính thức ban hành hiến pháp mới, từ bỏ chế độ quân chủ cũ để trở thành nhà nước Cộng hòa liên bang bao gồm 7 tỉnh bang. Theo đó Tổng thống Nepal Ram Baran Yadav đã ký ban hành bản hiến pháp mới và tuyên bố trước Quốc hội rằng việc thông qua hiến pháp này mở ra con đường phát triển cho đất nước. Hiến pháp mới được dùng thay Hiến pháp tạm thời được áp dụng gần một thập kỷ qua sau khi kết thúc cuộc nội chiến tại Nepal, dẫn tới sự chấm dứt chế độ quân chủ Hindu. (Theo dangcongsan.vn)
– Ngày 20-9-2018, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã được bầu lại làm Chủ tịch đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền. Đây là nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp của ông Abe trên cương vị là người đứng đầu LDP. (Theo TTXVN)
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chia vui cùng các thành viên Đảng LDP sau khi ông tái đắc cử chức Chủ tịch đảng, tại Tokyo ngày 20-9-2018. Ảnh: TTXVN
– Ngày 20-9-2021, theo thông tin từ Ủy ban Bầu cử quốc gia Nga, theo kết quả kiểm 95,05% phiếu bầu, Đảng Nước Nga thống nhất cầm quyền đang giành vị trí dẫn đầu trong cuộc bầu cử Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga với 49,63% số phiếu ủng hộ. Với kết quả này, Đảng Nước Nga thống nhất giành hơn 300 ghế trong số 450 ghế tại Duma Quốc gia Nga.
THANH HƯƠNG (Tổng hợp)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp