VJ là gì? Theo đuổi nghề hot VJ

Khi tìm hiểu các công việc về truyền thông, chúng ta sẽ thấy một vị trí được viết tắt rất ngắn gọn VJ. Độ phổ biến của tên gọi vị trí công việc này trong xã hội chưa nhiều nên nhiều bạn trẻ không được cập nhật đủ thông tin khi lựa chọn nghề nghiệp. Vậy nên trong bài viết hôm nay, quân sư Uptalent sẽ chia sẻ đến bạn đọc tất tần tật mọi thông tin về VJ là gì, theo đuổi nghề hot VJ như thế nào cho hiệu quả. MỤC LỤC: 1- VJ là gì? 2- Chức năng, vai trò của VJ 3- Công việc của một VJ 4- Mức thu nhập của nghề VJ 5- Cơ hội phát triển nghề VJ Tuyển dụng nhân sự cấp cao

>>> Xem thêm: Việc làm VJ

1- VJ là gì?

VJ là viết tắt của từ Video Jockey trong tiếng Anh – đề cập đến những người chuyên tổ chức và dẫn các chương trình âm nhạc trên các không gian công nghệ như truyền hình, đài phát thanh, mạng Internet… Họ được xem như người dẫn chương trình âm nhạc nhưng ở không gian phòng thu chứ không phải sân khấu biểu diễn trực tiếp trong khán phòng hay sân khấu ngoài trời.

2- Chức năng, vai trò của VJ

2.1. Chức năng của VJ

2.1.1. Dẫn chương trình âm nhạc

VJ sẽ là người dẫn dắt, tạo sự thoải mái cho khách mời và mọi người cùng tham gia chương trình. Thông qua khả năng dẫn chương trình của MC, những thông tin được chia sẻ một cách chi tiết nhưng dựa trên tinh thần giao lưu, vui vẻ chứ không tạo sự gò bó, gắng gượng.

2.1.2. Sáng tạo nội dung

Một chương trình âm nhạc sẽ bao gồm nhiều số phát sóng, mỗi số phải là một nội dung mới nhưng vẫn trên cơ sở định hướng lâu dài của tổ sản xuất chương trình. Điều này đòi hỏi VJ phải thường xuyên sáng tạo và nghĩ ra những câu chuyện, thông điệp, ý tưởng sản xuất… mới lạ.

2.1.3. Viết kịch bản chương trình

Chương trình âm nhạc dù là sản xuất trong phòng thu thì cũng không thể tự phát ngẫu nhiên được, tất cả đều phải có kịch bản chi tiết từng bước. Thậm chí ngay cả những tương tác, nói cười, bắt tay, xin ly nước uống… đều phải được thể hiện và diễn biến theo kịch bản. Có như vậy mới đảm bảo giá trị sản phẩm phát sóng và tiết kiệm nguồn lực đầu tư. VJ là gì

>>> Bạn có thể xem thêm: Chuyên Viên Sáng Tạo Nội Dung là gì?

2.1.4. Biên tập chương trình

Sau khi hoàn tất nội dung ghi hình, VJ sẽ tiếp tục phối hợp cùng tổ dựng, tổ điều chỉnh, tổ hiệu ứng… để hoàn thiện sản phẩm video phát sóng. Đảm bảo một video hoàn chỉnh không có những vi phạm về thuần phong mỹ tục hay pháp luật truyền thông, không có những lời nói dễ gây hiểu nhầm, hoặc những khoảnh khắc vô tình bị hở trang phục nhạy cảm… có thể làm ảnh hưởng đến chương trình hoặc khách mời.

2.2. Vai trò của VJ

2.2.1. Kết nối khách mời và nội dung chương trình

Ở vị trí người chủ chốt, kiểm soát tiến trình thực hiện, VJ sẽ trực tiếp trò chuyện, giao tiếp và đặt ra những câu hỏi mở để khách mời trả lời. Bản thân VJ phải biết tiết chế cảm xúc, đồng thời lắng nghe tích cực, phản hồi hoặc khai thác tiếp thông tin dựa trên những chia sẻ mà khách mời cung cấp.

2.2.2. Thu hút khán thính giả theo dõi chương trình

Một VJ giỏi sẽ phải biết cách tạo một nhịp điệu chương trình hào hứng, vui vẻ, chứ không thể giữ hoài nhịp đều đều. Như vậy khán thính giả theo dõi sẽ dễ bị nhàm chán, trong khi mục tiêu của chương trình âm nhạc trên phương tiện truyền thông là tiếp cận càng nhiều, càng đông khán giả càng tốt.

2.2.3. Linh hoạt tạo môi trường tương tác

Không nhất thiết chỉ ngồi hoài trong phòng thu, và cũng không nhất thiết chỉ tương tác với mỗi mình khách mời. VJ hoàn toàn có thể đề xuất cải tiến những yếu tố bổ trợ cho nội dung chương trình như việc hẹn gặp tại một không gian vườn, đi dạo trong sân nhà trong lúc phỏng vấn, hoặc kết nối cùng khán thính giả đang theo dõi trực tiếp qua điện thoại.

2.2.4. Phát triển thương hiệu chương trình

Những chương trình có lượng theo dõi lớn, lượt xem cao sẽ thu hút rất nhiều nhãn hàng lựa chọn đặt quảng cáo. Đây là cách hiệu quả giúp chương trình có được nguồn tài chính ổn định cho cả ekip, và VJ chính là nhân tố quan trọng tạo nên điều đó. Công việc của VJ

>>> Bạn có thể quan tâm: Copywriter là gì? Copywriter và content writer có gì khác nhau?

3- Công việc của một VJ

Đảm nhận công việc của một VJ chuyên nghiệp, những nhiệm vụ sau là phần việc không thể thiếu:

3.1. Lên ý tưởng nội dung chương trình

Dựa trên định hướng phát sóng, VJ sẽ chủ động sáng tạo ý tưởng từ việc mời khách mời nào, khai thác nội dung gì, cách thức trò chuyện, khảo sát bối cảnh quay…

3.2. Thống nhất kế hoạch cùng ekip

Phần việc liên quan đến từng ekip (như tổ quay, tổ thư ký, tổ phục trang…), tất cả đều sẽ có sự tham gia thảo luận đóng góp ý kiến và thống nhất điều chỉnh cùng VJ. Điều này nhằm đảm bảo VJ sẽ là người hiểu nắm rõ tổng thể nội dung chương trình và các bước thực hiện để có thể linh hoạt ứng phó khi cần thiết.

3.3. Cập nhật kiến thức âm nhạc liên tục

Sẽ không có một giáo trình hay một sự thúc ép nào cả, để làm tốt chương trình do mình phụ trách, bản thân VJ phải chủ động tìm tòi, cập nhật liên tục những kiến thức và thông tin âm nhạc trong và ngoài nước để có cơ sở làm phong phú nội dung chương trình.

3.4. Nhạy bén nắm bắt xu hướng thưởng thức

Nội dung chương trình âm nhạc nào cũng được đầu tư tốt nhưng liệu có tiếp cận hiệu quả tới người nghe, người xem hay không thì lại là một vấn đề khác. Bằng cách hòa mình vào xu hướng âm nhạc, hiểu được những góc khuất cảm xúc mà khán thính giả muốn biết ở người nghệ sĩ mà họ yêu thích là điều cần được khai thác để lồng ghép vào nội dung.

3.5. Truyền tải nội dung sinh động

VJ sẽ trực tiếp xuất hiện trước ống kính, trực tiếp chủ trì và điều hướng chương trình theo kịch bản đã thống nhất. Những câu hỏi giao lưu với khách mời đã có sẵn nhưng phải được thực hiện một cách tự nhiên, như thể một cuộc trò chuyện giao lưu, tạo sự thoải mái, nhẹ nhàng cho khán thính giả khi thưởng thức bữa tiệc thị giác do VJ tạo nên.

3.6. Phối hợp cùng ekip hoàn thiện video

Thời lượng một chương trình tối đa khoảng 1,5 tiếng nhưng để hoàn thành chỉ khoản ghi hình thôi thì có thể mất cả một ngày hoặc vài ngày nếu quay ngoài trời. Mặc dù đã lên kế hoạch rất tỉ mỉ nhưng vẫn có thể làm việc quá thời gian. Là một VJ bạn sẽ phải theo hầu hết các khâu trong quá trình sản xuất, vì vậy bạn phải chuẩn bị tâm lý làm thêm giờ thường xuyên. Thu nhập VJ

>>> Quan tâm thêm: Những khó khăn khi theo nghề Content marketing

4- Mức thu nhập của nghề VJ

Thu nhập của VJ sẽ dựa trên các yếu tố:

  • Nền tảng không gian phát sóng chương trình

  • Địa điểm không gian tác nghiệp

  • Kinh nghiệm làm VJ trước đó

  • Năng lực vượt trội của VJ…

Dựa theo mặt bằng trung bình hiện nay, một VJ chưa có nhiều kinh nghiệm, thu nhập sẽ khoảng 400 – 700 triệu đồng / năm, tính ra mỗi tháng trung bình khoảng 35 – 65 triệu đồng.

Với VJ có nhiều kinh nghiệm thì thu nhập sẽ tăng lên 1,3 – 2,3 tỷ đồng / năm, trung bình mỗi tháng 100 – 200 triệu đồng. Mức lương rất cao vì bao gồm cả tỷ lệ hoa hồng mà chương trình có được từ các đơn vị quảng cáo nữa.

5- Cơ hội phát triển nghề VJ

5.1. Xu hướng phát triển của nghề VJ

VJ là một công việc năng động, đầy sáng tạo và thử thách, tính chất này rất phù hợp với những bạn trẻ năng động, có khả năng phối hợp tốt giữa âm nhạc, thính giác và thị giác. Trong thế giới âm nhạc phát triển không ngừng, những góc khuất có thể khai thác và phát triển thành nội dung truyền hình âm nhạc là rất lớn.

Nhà tuyển dụng luôn hướng đến cái mới và cái thu hút nên cơ hội nghề nghiệp mà nhà tuyển dụng dành cho VJ cũng ngày càng tăng cao. Không chỉ những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giải trí, mà ngay cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng đang từng bước xây dựng đội ngũ truyền thông trực tuyến riêng, trong đó, tuyển dụng VJ luôn nằm ở top đầu. Nghề VJ

5.2. Tiêu chuẩn tuyển dụng khắt khe hơn

Thu nhập cao, tính chất công việc mang tính xu hướng, cơ hội việc làm cao… đang ngày càng thu hút nhiều bạn trẻ đến với nghề VJ. Điều này cũng kéo theo sự cạnh tranh ứng tuyển lớn, do đó, dù đây là công việc khá bận rộn với nhiều phần việc cần triển khai nhưng VJ phải ý thức chủ động học tập, cập nhật thông tin âm nhạc liên tục để làm giàu thêm vốn kiến thức của bản thân.

Đối với những bạn trẻ mới vào nghề, ngoài khả năng hoạt ngôn, ứng xử tình huống linh hoạt, thì ngoại hình cũng là một yếu tố bổ trợ quan trọng. Bên cạnh đó, nếu ứng viên có năng lực ngoại ngữ tốt thì cơ hội tiếp cận những vị trí VJ cao cấp, dễ thăng tiến sẽ càng được mở rộng.

5.3. Xây dựng chương trình riêng

Khi đã là một VJ dày dạn kinh nghiệm, đã xây dựng thành công thương hiệu cá nhân, bạn hoàn toàn có thể tự thiết lập kênh VJ của riêng mình. Với sự hỗ trợ từ công nghệ trực tuyến và các nền tảng mạng xã hội như Youtube, Tiktok, Facebook…, vấn đề này không còn là điều nan giải hay quá tốn kém nữa.

Rất nhiều VJ đã lựa chọn cách này, một phần để thực hành, lấy kinh nghiệm trước khi ứng tuyển vào những doanh nghiệp tuyển dụng VJ quy mô lớn, một phần chuẩn bị sẵn nền tảng để bản thân không bị lệ thuộc nhiều vào nguồn tuyển dụng bên ngoài, có thể chủ động phát triển kênh chương trình của mình, tự làm, tự điều phối theo ý tưởng riêng.

Những thông tin về nghề VJ được quân sư Uptalent chia sẻ trên đây đã cho thấy một cơ hội nghề nghiệp “hot” mang tính thời thượng. Bạn có thể ứng tuyển vào một đơn vị tuyển dụng VJ hoặc tự mình tạo nên một chương trình của riêng bản thân thông qua các nền tảng mạng trực tuyến, vừa tạo ra giá trị văn hóa cho xã hội, vừa nâng cao thu nhập cho bản thân.

Dịch vụ headhunting - Săn đầu người

HRchannels – Headhunter – Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080 Email: sales@hrchannels.com / job@hrchannels.com Website: https://hrchannels.com/ Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet