Về nội dung này, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, luật sư Nguyễn Văn Kỹ, đoàn luật sư tỉnh Bắc Ninh cho biết, Khoản 14 Điều 3 Chương I Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 (Số: 52/2014/QH13, ngày 19 tháng 6 năm 2014) nêu rõ: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng.
- Top 15 Đặc sản Tây Ninh ngon khó cưỡng, không thể bỏ qua
- 2 cách xoá bộ nhớ đệm facebook trên điện thoại
- Chuyển tiền liên ngân hàng là gì? Mất bao lâu và phí chuyển khoản như thế nào?
- LỢI ÍCH ĐI KHÁM BỆNH THỨ BẢY: NHANH CHÓNG VÀ CHẤT LƯỢNG | Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
- Mặt nạ nhau thai cừu có tác dụng gì? Cách đắp đúng cách
Về việc giành quyền nuôi con khi ly hôn được quy định trong Điều 81 Mục 1 Chương V Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
Bạn đang xem: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan.
Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Ảnh minh họa, nguồn: luathungbach.vn
Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Sau khi ly hôn, Tòa án sẽ giao quyền trực tiếp nuôi con cho một trong hai bên vợ hoặc chồng có đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Do đó, khi yêu cầu thay đổi quyền nuôi con, trước hết người có quyền sẽ là cha, mẹ của đứa trẻ đó.
Xem thêm : Trúng 3 cặp số vietlott được bao nhiêu tiền
Theo luật sư Kỹ, do cháu bé hiện mới 4 tuổi nên ngay cả khi đã có bản án của Tòa án, bạn vẫn có thể giành lại quyền nuôi con khi chứng minh người vợ cũ không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục cháu (về mặt sức khỏe, tinh thần, học tập…) và bạn phải có đủ điều kiện để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con mình. Tòa án sau khi nhận được hồ sơ sẽ xem xét cụ thể thấu tình đạt lý và đưa ra phán quyết.
Cụ thể: Điều kiện về vật chất (kinh tế): thu nhập thực tế; công việc ổn định; có chỗ ở ổn định (nhà ở hợp pháp), bằng việc cung cấp cho Toà án những giấy tờ như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà…
Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định việc giành quyền nuôi con. Khi có đủ năng lực về kinh tế, sẽ có thể đảm bảo cho con một cuộc sống ổn định, môi trường sống tốt, điều kiện sinh hoạt đảm bảo.
Điều kiện về tinh thần: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ…
Đây là yếu tố được thể hiện bởi việc có thời gian chăm sóc con, giành nhiều tình yêu cho con, tôn trọng ý kiến của con, tạo cho con môi trường sống môi trường học tập khoa học, nhiều tình thương, đảm bảo cho quá trình trưởng thành của con. Người có quyền nuôi con không được có hành vi bạo lực đối với con cái, không để con tiếp xúc với các tệ nạn xã hội.
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 84 Mục 1 Chương V Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con: Người thân thích: là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, có cùng dòng máu về trực hệ và có họ trong phạm vi ba đời, có thể là ông, bà, cô, dì, chú, cậu, mợ… (theo Khoản 19 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014); Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, về trẻ em: Ủy ban Nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch…; Hội Liên hiệp phụ nữ.
Luật sư Kỹ phân tích, việc thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn là một trong những thủ tục tố tụng dân sự. Trên thực tế, việc thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn có thể là vụ án tranh chấp nếu cha, mẹ không thỏa thuận được hoặc do người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện dẫn đến người còn lại hoặc cá nhân, tổ chức khác phải khởi kiện để thay đổi người nuôi con.
Theo đó, tranh chấp (không thỏa thuận được mà phải khởi kiện) hay yêu cầu (thỏa thuận được) về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Căn cứ theo Điểm i Khoản 2 Điều 39 Mục 2 Chương III Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 (Luật số: 92/2015/QH13, ngày 25 tháng 11 năm 2015), Tòa án nơi một trong các bên thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn thì Tòa án nơi người con đang cư trú có thẩm quyền giải quyết.
Hồ sơ cần chuẩn bị để giành quyền nuôi con sau ly hôn: Đơn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con hoặc đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con; Quyết định, bản án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án; Chứng minh Nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu còn hạn; Giấy khai sinh của con; Các chứng cứ chứng minh cho việc khởi kiện thay đổi quyền trực tiếp nuôi con (áp dụng trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được hoặc khởi kiện thay đổi quyền nuôi con khi người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để nuôi con).
Tùy vào từng hình thức yêu cầu thay đổi người nuôi con sau ly hôn sẽ quyết định thời gian giải quyết nhanh hay chậm, cụ thể khởi kiện thường là 4 – 6 tháng trong khi yêu cầu thường là 2 – 3 tháng.
“Xét cho cùng, dù ai là người trực tiếp nuôi dưỡng thì cũng đều muốn mang đến những điều tốt đẹp nhất đến cho con. Đồng thời, người không trực tiếp nuôi dưỡng vẫn có quyền thăm nom, chăm sóc con của mình”, luật sư Kỹ nhấn mạnh./.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp