Vỏ măng cụt phơi khô – vị thuốc Đông y hiệu quả

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video vỏ măng cụt có tác dụng gì

Vỏ măng cụt phơi khô là vị thuốc Đông y có hiệu quả cao trong trị và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Hãy cùng VinID tìm hiểu công dụng, một số bài thuốc và lưu ý khi sử dụng vị thuốc này nhé.

1. Lợi ích của vỏ măng cụt phơi khô

Vỏ măng cụt phơi khô
Vỏ măng cụt phơi khô là vị thuốc Đông y hiệu quả.

Trong Đông y, măng cụt được gọi là sơn trúc tử. Cả vỏ thân cây lẫn vỏ quả đều được dùng làm thuốc. Vỏ thân cây có thể thu hái quanh năm, đem về rửa sạch, băm nhỏ rồi phơi khô, chứa thành phần chính là tanin. Còn vỏ quả phải đợi đến mùa măng cụt chín khoảng tháng 5 – tháng 8 hằng năm mới thu hái được. Sau khi ăn phần thịt, người ta thường thái mỏng rồi phơi hoặc sấy khô phần vỏ để dành làm thuốc. Thành phần chính trong vỏ quả gồm: mangostin, tanin 7 – 13%, xanthones…

1.1. Hỗ trợ điều trị ung thư

  • Bài thuốc thứ 1: Dùng vỏ măng cụt khô nấu trà uống.
  • Bài thuốc thứ 2: Sắc vỏ măng cụt khô với các dược liệu khác như hạt cây rau mùi, hạt thìa, quốc lão, trần bì lượng, sinh khương… theo liều lượng thầy thuốc hướng dẫn thành thuốc uống.
Sắc vỏ măng cụt khô
Sắc vỏ măng cụt khô với các dược liệu khác theo liều lượng của thầy thuốc

>>> Hướng dẫn chi tiết: Cách ăn trái măng cụt

1.2. Giảm thiểu rạn da ở phụ nữ sau sinh

Sau khi phơi 2 nắng cho hơi khô và se lại, cho vỏ quả măng cụt vào bình thủy tinh, đổ rượu trắng 40 độ ngập mặt, ngâm trong 2 tuần. Phụ nữ sau sinh dùng rượu này thoa và mát xa phần da bị rạn như hông, đùi, mông, bụng… sẽ giúp giảm thiểu tình trạng rạn da.

1.3. Điều trị tiêu chảy

  • Bài thuốc thứ 1: Bẻ nhỏ 10 vỏ quả măng cụt vào nồi đất, thêm 500ml nước rồi đậy kín lại bằng tàu lá chuối. Đem đun sôi rồi vặn nhỏ lửa cho đến khi nước thuốc chuyển màu đỏ sẫm là được. Uống 3 – 4 chén mỗi ngày cho đến khi cầm được tình trạng tiêu chảy.
  • Bài thuốc thứ 2: Sắc 24g vỏ măng cụt khô với 24g hạt thì là, rồi chia nước thuốc làm 2 phần, uống 2 lần trong ngày.

1.4. Ngăn ngừa, cải thiện tình trạng lão hóa da

Phơi khô vỏ quả măng cụt rồi bảo quản ở nơi khô ráo trong hũ kín. Mỗi ngày lấy 1 ít nấu với nước sôi trong 10 phút để pha trà uống.

1.5. Giảm cân

Thái nhỏ vỏ quả măng cụt, phơi khô, lấy 1 ít hãm với nước sôi trong 15 phút cho các hoạt chất tiết hết ra nước, gạn uống mỗi ngày.

Vỏ măng cụt khô có hiệu quả giảm cân cao.
Vỏ măng cụt khô có hiệu quả giảm cân cao.

>>> Bí quyết chế biến món măng cụt làm gỏi vừa ngon, vừa lạ

1.6. Ngăn ngừa lão hóa, chống viêm

Trong vỏ măng cụt phơi khô có nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa lão hóa. Hợp chất xanthones có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm dị ứng, kháng u, khắc phục tình trạng lão hóa da và một số bộ phận khác trong cơ thể.

1.7. Trị bệnh chàm da (eczema), vảy nến

Lấy nước nấu vỏ măng cụt khô hoặc tươi để ngâm rửa khu vực da bị chàm, vảy nến mỗi ngày 2 lần.

1.8. Điều trị bệnh lỵ

  • Bài thuốc thứ 1: Nấu các vị thuốc sau gạn lấy nước uống vài lần 1 ngày: 6g vỏ quả măng cụt, 6g trà xanh, 8g cây mã xỉ hiện (rau sam), 3 lát gừng tươi, 8g bạch hoa thảo, 8g rau má, 8g cỏ sữa, 4g vỏ quýt, 4g quốc lão (cam thảo).
  • Bài thuốc thứ 2: Sắc các vị thuốc sau uống 1 ngày/thang: 8g vỏ quả măng cụt (nướng thơm), 8g vỏ lựu, 10g tích tuyết thảo, 8g dã hòe, 8g rau dền tía, 8g củ rối (sao đen), 6g hạt cau già, 8g gương sen, 4g trần bì (nướng), 4g quốc lão.

1.9. Trị mụn trứng cá

Nạo lấy phần bên trong của vỏ quả măng cụt, đem phơi khô rồi tán thành bột mịn. Trộn với dầu ô liu thành một hỗn hợp đặc sệt. Thoa lên khu vực bị mụn một lớp mỏng mỗi tuần 3 lần trong vòng 30 phút để nốt mụn nhanh xẹp.

Da bị nổi mụn
Dùng vỏ măng cụt khô có thể giúp mụn nhanh xẹp.

1.10. Chữa tàn nhang, nám da

Rửa sạch vỏ măng cụt tươi bằng nước muối rồi nạo lấy phần thịt vỏ mềm bên trong, dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn. Thêm 1 muỗng nước cốt chanh và 1 muỗng mật ong nguyên chất vào trộn đều.

Thoa hỗn hợp này lên vùng da bị tàn nhang, nám 3 lần/tuần, mỗi lần 20 phút rồi rửa lại với nước sạch. Khi thoa nên kết hợp xoa bóp, mát xa để thuốc thẩm thấu tốt hơn.

1.11. Trị hôi miệng

Nạo lớp thịt bên trong vỏ quả măng cụt, cho thêm 2 muỗng mật ong, 200ml nước lọc rồi xay nhuyễn, gạn lấy nước uống. Có thể cho thêm đường, đá tùy sở thích.

>>> Tham khảo thêm: Măng cụt làm món gì?

2. Lưu ý khi sử dụng vỏ măng cụt phơi khô

Bất kỳ vị thuốc nào cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe nếu không sử dụng đúng cách. Do đó, khi sử dụng vỏ măng cụt khô, bạn cần lưu ý:

Vỏ măng cụt tươi
Ưu tiên dùng vỏ măng cụt khô hơn vỏ măng cụt tươi.
  • Chất xanthones trong quả và vỏ quả măng cụt có thể ảnh hưởng quá trình đông máu. Cho nên trước khi phẫu thuật khoảng 2 tuần, không nên dùng măng cụt để tránh vết mổ bị chảy nhiều máu trong và sau khi phẫu thuật.
  • Do có tính mát, không nên dùng măng cụt chung với các thực phẩm mát khác như măng tây, dưa leo, dừa, dưa hấu, đậu tương…
  • Khi sắc thuốc, nên dùng dụng cụ bằng gỗ hay nồi đất, không dùng đồ kim loại vì kim loại có thể phản ứng với các chất chống oxy hóa trong vỏ măng cụt.
  • Ưu tiên dùng vỏ măng cụt phơi khô hơn vỏ măng cụt tươi vì trong vỏ tươi có một số chất có thể gây hại cho sức khỏe nếu sử dụng nhiều.
  • Trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào từ vỏ măng cụt cũng nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để được tư vấn phân lượng, cách dùng cụ thể phù hợp với cơ địa.

Hy vọng, qua những thông tin trên, bạn đã hiểu thêm về công dụng của vỏ măng cụt phơi khô, từ đó áp dụng trong hỗ trợ điều trị một số căn bệnh cho mình và người thân một cách hiệu quả.

>>> Tham khảo thêm: Ở đâu bán măng cụt?