Vùng kín bé gái sơ sinh có bợn trắng có thể là do sinh lý hay bất thường. Việc nắm rõ nguyên nhân của tình trạng này sẽ giúp các bậc phụ huynh có cách chăm sóc con đúng hơn. Vậy vùng kín của bé gái có chất màu trắng có cần đi khám không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết sau đây nhé!
Dấu hiệu nhận biết vùng kín của bé gái có chất màu trắng
Có những dấu hiệu sớm cảnh báo các bệnh lý viêm nhiễm tại vùng kín của bé gái giúp các bậc phụ huynh phát hiện bệnh nhanh chóng và đưa bé đi điều trị kịp thời như:
Bạn đang xem: Vùng kín của bé gái có chất màu trắng có cần đưa bé đi khám không?
- Vùng kín của bé gái có chất màu trắng, có biểu hiện bất thường sẽ làm cho bé quấy khóc, vùng kín bị ngứa ngáy và khó đi tiểu.
- Môi nhỏ vùng kín bị viêm, dính với nhau khiến lỗ tiểu bị che kín, lúc đi tiểu sẽ khiến cho lỗ tiểu không thành dòng mà bị tắc, chia nhỏ thành nhiều tia. Đây là biểu hiện của bệnh nhiễm trùng tiết niệu.
- Khi âm đạo bị dính dị vật, hay gặp nhất là dính giấy vệ sinh cũng sẽ gây ra nhiễm khuẩn vùng kín. Trong giấy thường chứa các hóa chất tẩy màu, có hương liệu hóa học, vừa dễ gây kích ứng lại vừa dễ đi sâu vào trong vùng kín và hậu môn của bé. Chính vì vậy, khi bé đi vệ sinh bạn nên lau sạch vùng kín và hậu môn của bé bằng khăn hay các loại giấy dai, tránh việc dùng các loại giấy mủn, dễ gây dính vào vùng kín và hậu môn của bé.
- Vùng kín bị mẩn đỏ, ngứa ngáy, nổi hăm hay rôm sảy li ti có thể do cha mẹ đóng bỉm quá chặt hay không thay bỉm.
Vùng kín của bé gái có chất màu trắng có cần đi khám không?
Khi mang thai, nội tiết tố nữ (hormone estrogen) trong máu của mẹ sẽ qua rau thai và đi vào máu thai nhi. Sau khi sinh, nội tiết tố nữ này suy giảm ở trẻ sơ sinh do không còn sự trao đổi máu với máu mẹ dẫn tới hiện tượng ra chất dịch màu trắng ở âm đạo giống như huyết trắng.
Hiện tượng này hoàn toàn bình thường, do vậy bạn chỉ cần vệ sinh vùng kín của bé sạch sẽ bằng bông gòn hay nước ấm, lau theo quy tắc từ trên xuống dưới, không lau ngược từ hậu môn lên có thể làm vi khuẩn từ hậu môn lây nhiễm vào vùng kín của bé.
Thông thường, hiện tượng này sẽ tự mất đi sau một vài ngày mà không cần can thiệp gì ngoài việc vệ sinh vùng kín của bé sạch sẽ, đúng cách. Tuy nhiên, nếu chất dịch màu trắng này tồn tại kéo dài và có mùi hôi khó chịu, mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế để được thăm khám xem liệu bé có bị viêm nhiễm hay không.
Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái hàng ngày
Vệ sinh vùng kín và hậu môn cho bé phải luôn đi kèm với việc thay đồ sạch cho bé. Việc vệ sinh thường xuyên và đúng cách sẽ giúp bảo vệ da bé, bởi trong nước tiểu và phân của bé có chứa các loại acid và vi khuẩn gây hại cho bé.
Bên cạnh đó, cần phải làm khô da của bé bằng khăn tắm, đặc biệt phải chú ý tới nếp gấp ở bẹn. Cơ quan sinh dục và hậu môn của bé cũng cần được lau khô để tránh gây hiện tượng hăm.
Đối với bé gái, mẹ nên sử dụng miếng gạc hoặc vải cotton ướt không chứa xà phòng để vệ sinh các nếp gấp (bao gồm cả mép âm đạo) theo hướng từ âm hộ xuống hậu môn. Mẹ có thể vệ sinh vùng kín cho bé theo các bước sau:
- Bước 1: Mẹ cần rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi tắm cho bé. Chuẩn bị một chậu nước ấm với nhiệt độ thích hợp từ 35 – 38 độ C.
- Bước 2: Sử dụng miếng khăn xô nhúng nước ấm rồi quấn quanh ngón trỏ hay ngón cái nhẹ nhàng rồi lau dọc quanh vùng kín của bé.
- Bước 3: Lau dọc theo các nếp gấp, không cần tách môi âm đạo, lau theo hướng cố định từ âm đạo ra hậu môn và không lau ngược lại, không lau sâu bên trong cũng không dùng xà phòng để lau rửa bởi dễ gây rát da bé. Hãy thực hiện đúng theo quy tắc từ trước ra sau để đảm bảo các vi khuẩn từ hậu môn không thể lây nhiễm vào vùng kín của bé.
- Bước 4: Sau khi vệ sinh sạch sẽ vùng kín cũng như hậu môn của bé, mẹ sử dụng khăn mềm sạch, khô để thấm khô vùng kín và mông của bé rồi mới đóng bỉm và mặc quần cho bé.
Những điều cần lưu ý khi vệ sinh vùng kín cho bé gái
Xem thêm : Thời điểm uống hoa đậu biếc tốt nhất cho cơ thể
Trẻ em ở độ tuổi sơ sinh là độ tuổi hết sức nhạy cảm với những tác động từ môi trường bên ngoài. Chính vì vậy, mẹ cần lưu ý những điều dưới đây để đảm bảo vùng kín của bé được làm sạch sẽ và không vô tình gây ảnh hưởng tới sức khỏe của em bé. Cụ thể như sau:
- Không nên tắm cho các bé sơ sinh trước khi rụng cuống rốn (khoảng thời gian cuống rốn rụng dao động từ 1 – 3 tuần) vì nguy cơ lây nhiễm và gây nhiễm trùng rất cao. Thay vào đó, mẹ chỉ nên lau người cho bé bằng khăn ướt, mềm hoặc nếu tắm cho bé thì không nên tắm quá lâu và tránh để nước và các chất dịch khác bắn vào vùng cuống rốn.
- Việc thụt rửa vùng kín tuyệt đối không áp dụng cho các bé bởi âm đạo của các bé lúc này còn rất hẹp và rất dễ bị tổn thương.
- Khi chọn chậu tắm cho bé cần lựa chọn các loại có thiết kế nửa nằm, nửa ngồi, kích thước phù hợp với cơ thể bé. Khi tắm, không đổ nước nước quá nhiều, không để cho nước tràn vào mắt, tai và lỗ mũi của bé.
- Với các bé từ 1 – 3 tháng tuổi thì chưa cần thiết phải sử dụng sữa tắm cho trẻ bởi có thể khiến làn da nhạy cảm của các bé bị khô, dễ bị kích ứng, giai đoạn bé đã rụng rốn mới có thể cho bé tắm bồn hay chậu và lựa chọn loại sữa tắm thật dịu nhẹ phù hợp với trẻ sơ sinh.
- Nếu mẹ muốn sử dụng dung dịch vệ sinh cho bé vào thời điểm này, cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn được sản phẩm phù hợp với bé.
- Theo kinh nghiệm dân gian, nhiều mẹ sử dụng các loại lá để tắm cho bé với mục đích trị mụn nhọt, rôm sảy, ngứa rát, làm mát da và giúp bé dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý phải mua, rửa sạch và sơ chế các nguyên liệu thật cẩn thận, tránh lẫn các tạp chất có thể gây nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
- Tuyệt đối không bôi gel hay bất kỳ loại kem nào khác trực tiếp hay sát khu vực vùng kín của bé khi chưa có sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
- Các mẹ cũng chú ý thường xuyên thay bỉm cho bé bởi nếu không có thể làm vi khuẩn tích tụ trong phân và nước tiểu nhiễm vào vùng kín, hậu môn và da của bé, khiến bé bị viêm nhiễm vùng kín, viêm hậu môn, viêm da…
- Không sử dụng phấn rôm để làm khô các nếp gấp da như bẹn, mông, vùng kín…
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc vùng kín của bé gái có chất màu trắng có cần đi khám không cũng như biết các vệ sinh vùng kín nói riêng và vệ sinh da cho bé đúng cách, sạch sẽ. Chúc mẹ và các bé nhiều sức khỏe, đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết tiếp theo của Nhà Thuốc Long Châu nhé!
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: vinmec.com
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp