Trước hết, chúng ta nên thống nhất cách gọi để chỉ vùng biển quan trọng này sao cho thống nhất và phản ánh đúng bản chất pháp lý của nó: “hải phận”, “vùng biển ” hay “lãnh hải “? Cho đến nay vẫn còn không ít người sử dụng một cách tùy tiện các tên gọi này.
- 7 món quà tặng thầy cô ý nghĩa nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2023
- 10 Thương hiệu túi xách nổi bật tại Việt Nam mà bạn không thể bỏ qua
- Chi phí quà tặng nhân viên được tính thuế như thế nào?
- 99+ Ca Dao Tục Ngữ Về Tôn Trọng Lẽ Phải [Ví Dụ Về Tôn Trọng Lẽ Phải]
- Bà bầu có nên dùng thuốc xịt mũi xisat không? Cần lưu ý gì khi sử dụng xịt mũi xisat cho bà bầu
Lãnh hải là một vùng biển ven bờ nằm ngoài và tiếp liền với lãnh thổ đất liền hoặc nội thủy của quốc gia ven biển.
Bạn đang xem: Lãnh hải là gì? Chiều rộng của lãnh hải? Chế độ pháp lý của lãnh hải?
Xem thêm : Đại phá quân Thanh giải phóng Thăng Long
Theo luật biển quốc tế hiện đại, “vùng nước lãnh thổ” được gọi là “lãnh hải” (tiếng Anh: Territorial Sea, tiếng Pháp: Mer territoriale), không phải là “hải phận” hay “vùng biển” chung chung. Nó là một vùng biển ven bờ nằm ngoài và tiếp liền với lãnh thổ đất liền hoặc nội thủy của quốc gia ven biển, có một bề rộng nhất định được đo tính từ đường cơ sở của quốc gia ven biển đó. Đối với quốc gia quần đảo, lãnh hải nằm ngoài và tiếp liền với lãnh thổ và vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo đó. Đối với các đảo riêng lẻ hay nằm trong một quần đảo không phải là quốc gia quần đảo, nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn được quy định tại Điều 121 Công ước cua LHQ về Luật Biển năm 1982, thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển, nhưng nằm ngoài phạm vi lãnh hải của quốc gia này, thì lãnh hải của từng đảo này cũng được xác định như trên. Chiều rộng lãnh hải do quốc gia ven biển tự xác định tính từ đường cơ sở theo đúng các tiêu chuẩn chung do Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 quy định. Khi gọi “vùng biển Việt Nam”, “hải phận Việt Nam” ta hiểu rằng đó là tên gọi chung cho cả nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Khi gọi “lãnh hải Việt Nam” ta hiểu rằng đó là tên gọi của một vùng biển rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Về chiều rộng lãnh hải: Điều 3 Công ước Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 quy định: “Mọi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở được vạch ra theo đúng Công ước”. Điều 11 Luật Biển Việt Nam khẳng định “Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam”. Về chế độ pháp lý của lãnh hải: Điều 12 Luật Biển Việt Nam cũng quy định rõ chế độ pháp lý lãnh hải Việt Nam như sau: 1. Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982. 2. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. 3. Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 4. Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở trên lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 5 . Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ lịch sử trong lãnh hải Việt Nam.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp