Vật giá ngày càng gia tăng, cuộc sống hiện đại khó khăn hơn xưa, những người có thu nhập thấp quả thực bị áp lực tài chính đè nặng. Để có thể tiết kiệm chi tiêu đúng cách để tiền bạc không còn là gánh nặng thì có thể áp dụng các cách chi tiêu tiết kiệm sau đây.
1. Lập ngân sách chi tiêu hàng tháng
Thường thì đầu tháng mới, cuối tháng cũ là thời điểm dễ xác định các khoản chi tiêu nhất. Bạn hãy liệt kê hết thu nhập của mình vào phần mềm hoặc một cuốn sổ theo dõi riêng biệt, bao gồm: tiền lương chính, tiền lương công việc làm thêm, các khoản lãi hoặc phụ cấp khác.
Bạn đang xem: 11+ cách chi tiêu tiết kiệm cho người có thu nhập thấp
Xong khoản thu sẽ đến khoản chi, kể cả những khoản chi nhỏ nhặt và không thường xuyên, khoản chi dự tính cũng nên liệt kê vào. Sau 2 – 3 tháng, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát nhất về thu-chi của mình, dễ dàng nhận ra các khoản nào có thẻ giảm bớt.
Lên kế hoạch và ngân sách chi tiêu hợp lý
Sau đó tiến hành so sánh số tiền vào và tiền ra xem bạn có đang phí phạm tiền bạc hay không.
Lưu ý, tiền tiết kiệm và tiền dự phòng cũng là một khoản chi, chiếm khoảng 5 – 10% thu nhập. Khoản tiền này sẽ dành cho các trường hợp khẩn cấp hoặc vì những mục đích trong tương lai.
2. Lên danh sách những thứ cần thiết
Có rất nhiều người chi quá tay cho mục đích cá nhân, vì vậy cần phải lập danh sách những thứ cần thiết để ngăn chặn tình trạng này.
Ngoài nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống như: tiền nhà, tiền xăng xe, tiền điện nước, tiền học hành, tiền ăn uống thì còn khoản chi cho sở thích. Sở thích sẽ thay đổi theo từng tháng. Đôi khi cũng cần phải tiết chế lại, tránh trường hợp mua về không xài, vừa mất tiền vừa thừa thãi. Hoặc nếu đã đủ dùng thì bạn có thể chuyển khoản tiền này vào tiền tiết kiệm hoặc tiền đầu tư cho sinh thêm lời.
3. Tiết kiệm một khoản cố định hàng tháng
Việc gửi tiết kiệm cố định hàng tháng sẽ tạo cho bạn một thói quen có kỷ luật, đồng thời tạo được nền tảng tài chính vững chắc cho tương lai để có thể thực hiện được các mục tiêu lớn.
Xem thêm: 9 Cách tiết kiệm tiền đơn giản, giúp tối ưu hóa cuộc sống của bạn
Gửi tiết kiệm khá an toàn và ít rủi ro so với các phương pháp đầu tư khác như cổ phiếu, vàng… Nếu lựa chọn gửi vào ngân hàng thì kỳ hạn càng dài, lãi suất của bạn sẽ càng lớn. Mỗi tháng bạn hoàn toàn có thể trích ra số tiền rất nhỏ, cực kỳ phù hợp với người thu nhập thấp, chỉ cần kiên trì và gửi tiền đều đặn.
Xem thêm : Đối tượng của triết học Mác – Lênin
Tiết kiệm trước, chi tiêu sau là một giải pháp tài chính thông minh
4. Hạn chế ăn ngoài
Tự nấu ăn tại nhà thay vì đi ăn ở ngoài hoặc mua các sản phẩm đóng gói sẵn, giúp bạn vừa tiết kiệm tiền lại có một chế độ ăn uống lành mạnh.
Nếu tự nấu ăn, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được số tiền bỏ ra mua nguyên liệu cũng như số lượng đồ ăn. Những dịp giảm giá hoặc khuyến mãi thì bạn nên mua đồ có thể trữ đông để trong tủ lạnh rồi dùng dần.
Ngoài ra, thực phẩm thừa cũng có thể tiếp tục biến tấu thành các món ăn mới, lại tiết kiệm thêm được một khoản.
5. Hạn chế sử dụng thẻ tín dụng
Thẻ tín dụng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hiện tại. Nó là một công cụ hỗ trợ tài chính hiệu quả, mang đến sự tiện lợi và nhanh chóng cho những khách hàng có nhu cầu vay tiền. Hơn nữa, thẻ tín dụng được chấp nhận ở hầu khắp mọi nơi, mọi quốc gia.
Nhưng bên cạnh đó, hình thức tiêu tiền trước trả sau này cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho người sử dụng. Thứ nhất, thanh toán không đúng hạn thì lãi suất cực cao, phí rút tiền mặt cũng khá cao.
Thứ hai, khoản phí thường niên cũng không phải rẻ, dao động từ 100.000 – 1 triệu đồng. Cuối cùng, thẻ tín dụng tạo thói quen xấu cho khách hàng trong việc chi tiêu mất kiểm soát. Rất nhiều người sử dụng thẻ tín dụng rơi vào tình trạng mua hàng vô tội vạ, nợ nần cứ thế kéo dài.
Bởi vậy, nếu muốn chi tiêu hiệu quả chỉ với mức thu nhập thì phải hạn chế hết mức có thể sử dụng thẻ tín dụng.
Lạm dụng thẻ tín dụng khiến bạn không kiểm soát được các khoản chi tiêu của bản thân
6. Hạn chế vay mượn
Chúng ta nên hạn chế việc vay mượn, chỉ làm khi thực sự cần thiết hoặc trong trường hợp cấp bách nào đó. Kể cả việc vay mượn bạn bè, người thân hay mượn ngân hàng, ứng trước từ nơi làm việc…
Dù với mục đích nào thì trước khi vay bạn nên nghiêm túc cân nhắc tình hình tài chính và khả năng trả nợ của bản thân. Các chuyên gia tài chính khuyên, bạn không nên vay số tiền vượt quá 30% thu nhập. Một khi đã vay mượn thì hàng tháng bạn buộc phải cắt giảm chi tiêu hoặc tìm biện pháp để tăng thêm thu nhập, và hẳn là áp lực nợ cũng tăng theo.
7. Chỉ mua những món đồ cần thiết, phục vụ nhu cầu cơ bản
Khi lựa chọn một món đồ nào đó hãy suy nghĩ đến khả năng tài chính của mình. Những món đồ tiêu sản, ngoài tầm với, phải vay mượn thì mới mua được vậy thì không nên mua. Chỉ mua những món đồ cần thiết, phục vụ được những nhu cầu cơ bản của bản thân.
Ưu tiên các món hàng chất lượng tốt, không chạy theo xu hướng để có thể dùng được lâu dài. Tuổi thọ của hàng hóa càng kéo dài thì người sử dụng cũng đỡ phải mất thời gian chờ đợi bảo hành.
Xem thêm : Lệ phí đổi giấy phép lái xe ô tô và thủ tục đổi giấy phép lái xe ô tô hợp lệ
Hãy tham khảo thêm giá cả ở nhiều nơi khác nhau trước khi quyết định, thế nhưng vẫn nên chọn nơi bán hàng uy tín đi kèm với chất lượng và giá “hời”.
Học cách sống tối giản sẽ giúp bạn vượt qua thời kỳ tài chính khó khăn
8. Không bị cuốn vào những chương trình sale
Càng gần càng dịp cuối năm, lễ, Tết thì càng nhiều chương trình giảm giá khủng, bạn càng dễ bị cuốn theo. Nhiều người có tâm lý mua nhiều thì tiết kiệm nhiều, để dùng dần vẫn lợi hơn. Thế nhưng có rất nhiều món đồ mua về xong lại không dùng được, hoặc chất lượng kém hoặc bị “hớ”.
Đừng để sale làm “mờ mắt” dù người bán đề giá giảm 70% nhưng chưa chắc bạn đã được lời. Hãy xem xét cẩn thận xem giá có xứng với chất lượng không, đừng ham các món quà tặng kèm vì những món đồ này bạn hoàn toàn có thể mua với giá ngang bằng khi cần thiết.
9. Tiết kiệm tối đa những khoản chi tiêu cố định
Những khoản tiền dành cho xăng xe, tiền điện nước dù là những khoản chi tiêu cố định nhưng bạn vẫn có thể cắt giảm bớt bằng việc hạn chế đi lại, tắt đèn khi không sử dụng, nếu thời tiết không quá khắc nghiệt thì nên hạn chế sử dụng điều hòa, mát lạnh. Đối với nguồn nước, kiểm tra định kỳ các đường ống tránh rò rỉ, rất nhiều người vừa làm việc vừa xả nước, lãng phí rất nhiều tài nguyên, nên bỏ thói quen xấu này để vừa bảo vệ môi trường vừa tiết kiệm được chi phí.
Tiết kiệm là điều cần thiết đối với tất cả mọi người
10. Thanh lý những món đồ không dùng đến
Các món đồ cũ hoặc không dùng tới, ít sử dụng như quần áo, giày dép, điện máy, điện gia dụng… có thể bán trên các trang mạng xã hội, ứng dụng bán hàng seconhand hoặc qua trực tiếp các cửa hàng thu gom. Nếu không thì có thể dùng làm từ thiện.
Việc làm này giúp bạn tối đa hóa diện tích sử dụng nơi ở, đồng thời cũng đem về một khoản tiền về, dù số tiền nhỏ thì cũng là một cách tiết kiệm đáng kể.
11. Theo dõi và đánh giá chi tiêu hàng tháng
Khi đã có một ngân sách thu chi thì hãy cố gắng chi tiêu theo đúng hạn mức đã đặt ra để có thể quản lý tiền bạc một cách tốt hơn. Bạn cần theo dõi các khoản thu-chi hàng tháng xem tiền của mình đang được sử dụng như thế nào, có hợp lý hay không, nếu không thì từ từ điều chỉnh lại.
Mỗi cuối ngày, liệt kê toàn bộ dòng tiền ra-vào không loại trừ bất cứ khoản nào kể cả có nhỏ nhặt, cả tiền mặt lẫn tiền tài khoản. Những con số sẽ phản ánh rõ nhất tình trạng tài chính của bạn, giúp bạn kịp thời phát hiện các chi tiêu vượt ra ngoài kế hoạch.
Trên đây là 11 cách chi tiêu thật tiết kiệm cho người có thu nhập thấp. Tùy “sức khỏe kinh tế” cá nhân, bạn hãy áp dụng một cách thật khoa học, đừng quá ép buộc và khiên cưỡng bản thân gây tác dụng ngược. TOPI mong rằng những kiến thức và kinh nghiệm mà TOPI mang đến sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn có một sức khỏe tài chính tốt nhất!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp