Lúa gạo là một trong năm loại lương thực chính trên thế giới, cùng với ngô, lúa mì, khoai mì, khoai tây. Theo quan niệm xưa, lúa cũng là một trong sáu loại lục cốc. Vùng trồng lúa gạo chủ yếu trên thế giới là vùng nhiệt đới và cận nhiệt, nơi có lượng mưa quanh năm lớn.
Lịch sử cây lúa gạo – Vùng trồng lúa gạo chủ yếu trên thế giới
Theo một số nghiên cứu, cây lúa có nguồn gốc từ một giống lúa hoang ở Trung Quốc từ 8200-13000 năm trước. Sau nhiều quá trình thuần hoá và biến đổi, lúa gạo du nhập vào các quốc gia Châu Á, Châu Phi và dần trở thành cây lương thực chính ở những quốc gia này. Qua hàng nghìn năm lịch sử, càng có nhiều giống lúa mới được phát triển, mang năng suất cao hơn. Cách thức trồng lúa cũng thay đổi, từ lúa cạn đến lúa nước như hiện nay. Vùng trồng lúa gạo chủ yếu trên thế giới là các nước Châu Á và Châu Phi.
Bạn đang xem: Vùng trồng lúa gạo chủ yếu trên thế giới là vùng nào?
Đặc điểm của cây lúa gạo
Lúa thuộc họ Poaceae, được cho là một loài cỏ đã thuần chủng. Cây lúa sống đến 1 năm có thể cao từ 1-1,8m. Lá lúa mỏng, hẹp, dài khoảng 50-100cm, rễ chùm. Lá lúa có màu sắc thay đổi tuỳ theo thời kỳ trưởng thành. Lúc chín, lá lúa ngả vàng. Hoa lúa nhỏ, màu trắng sữa, là hoa dạng bông, dài khoảng 35-50cm, rũ xuống khi chín. Hạt lúa là hạt dạng quả thóc. Cây lúa non được gọi là cây mạ. Thời gian sinh trưởng của cây lúa có thể từ 90 – 180 ngày.
Lúa – Loài cây trồng vô cùng quan trọng đối với nhân loại
Xem thêm : Hướng dẫn tra cứu căn cước công dân tại Bến Tre
Lúa là loại lương thực chính của hơn 1,2 tỷ người trên thế giới, là nguồn thu nhập chính của hơn 250 triệu nông dân. Ở Việt Nam, 100% người dân sử dụng lúa gạo làm thực phẩm chính trong các bữa ăn hàng ngày. Gạo được ví như “hạt ngọc trời”, là tinh túy mà đất trời kết tinh lại. Gạo cung cấp 23% năng lượng bình quân trên toàn thế giới và đóng góp 16% protein bình quân (IRRI,1997). Vùng trồng lúa gạo chủ yếu trên thế giới là các nước Châu Á và Châu Phi, lúa gạo đóng vai trò rất quan trọng đối với các quốc gia này.
Quy trình trồng lúa gạo chủ yếu
Hạt lúa được ngâm ủ cho đến khi nảy mầm, rồi gieo thẳng vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ. Một số nơi, người nông dân gieo hạt lúa vào ruộng riêng, để cây lúa phát triển tốt, sau một thời gian thì nhổ cây mạ và cấy vào ruộng lúa chính. Sản phẩm thu được từ cây lúa là hạt lúa (hạt thóc). Sau khi tách vỏ hạt, ta được hạt gạo, vỏ trấu và cám. Trong năm có thể có nhiều vụ lúa, điều này nâng cao sản lượng lúa hằng năm, đảm bảo nguồn lương thực luôn có đủ.
Hầu hết nhà nông đều chọn cách trồng theo quy trình sau:
- Chọn giống lúa: Là yếu tố đầu tiên quyết định đến năng suất và chất lượng của lúa. Một nguồn giống tốt, khỏe mạnh góp phần rất lớn vào một vụ mùa bội thu
- Gieo sa: Gieo giống lúa trực tiếp xuống ruộng hoặc gieo riêng vào ruộng khác để cây nảy mầm, sau đó cấy vào ruộng chính. Cấy thẳng hàng, cấy nông 2 – 3cm
- Bón phân cho lúa: Để đảm bảo quá trình sinh trưởng thuận lợi của cây lúa, người nông dân phải bón một số đợt phân cố định để kích thích cây ra hoa đúng vụ.
Vùng trồng lúa gạo chủ yếu trên thế giới là ở đâu?
Như đã biết, lúa sinh trưởng tốt ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt, đặc biệt là vùng nhiệt đới gió mùa. Vậy nên, cây lúa được trồng chủ yếu ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan,… Châu Á chiếm đến 93% sản lượng lúa gạo. Một số quốc gia Châu Phi cũng có sản lượng lúa gạo khá cao.
Xem thêm : 100g bún gạo lứt bao nhiêu calo? Ăn bún gạo lứt giảm cân không?
Một số nguyên nhân dẫn đến các nước trên là những vùng trồng lúa gạo chủ yếu trên thế giới
- Khí hậu nhiệt đới với nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, lượng mưa lớn. Khí hậu này tạo điều kiện để cây lúa phát triển.
- Đây là vùng tập trung các đồng bằng lớn trên thế giới, phù sa màu mỡ, nguồn nước tưới dồi dào. Phải kể đến như đồng bằng sông Ấn (Ấn Độ), đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam (Trung Quốc), đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam).
- Châu Á có lượng tiêu thụ lúa gạo cao nhất thế giới. Dân cư các quốc gia Châu Á coi lúa nước lương thực chính và rất quan trọng trong đời sống. Họ coi lúa nước là biểu tượng, là một nền văn minh, là minh chứng cho lịch sử lâu đời của lục địa này.
- Nguồn lao động cho ngành nông nghiệp lúa nước dồi dào
Vậy, vùng trồng lúa chủ yếu trên thế giới là Châu Á và một số nước Châu Phi. Đây là ngành nông nghiệp mang lại thu nhập chính cho phần lớn người dân các nước này. Hiện nay, các quốc gia trong đó có Việt Nam đã đẩy mạnh việc xuất khẩu lúa gạo ra các nước ngoài khu vực, đặc biệt là các nước phương Tây, mang các giống lúa gạo xuất sắc tiếp cận đến thị trường quốc tế. Điều này đóng góp rất lớn vào ngành nông nghiệp nước nhà.
ST25 Sóc Trăng tự hào là nơi uy tín cung cấp gạo ST25 – giống gạo chất lượng bậc nhất thị trường Việt Nam.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp