Hiện nay nhiều doanh nghiệp khi tuyển dụng người lao động đều yêu cầu ngoài lý lịch cá nhân còn phải nộp giấy xác nhận hạnh kiểm đã gây không ít khó khăn, phiền phức cho người đi xin việc. Vậy, xác nhận hạnh kiểm là xác nhận vấn đề gì?, pháp luật quy định việc xác nhận hạnh kiểm cá nhân như thế nào? UBND cấp xã nơi thường trú hay nơi tạm trú hay là Công an xã, phường xác nhận? Văn phòng công chứng có thẩm quyền xác nhận hạnh kiểm hay không?
- Tác dụng không thể bỏ qua khi chườm đá lên mặt?
- Giải mã cách đo và chọn size giày phù hợp với mọi đôi chân
- Lập team chén sạch bách các quán ăn vặt ở phố đi bộ Nguyễn Huệ ngon miễn chê
- Bao Lâu Thì Được Đổi Loại Khuyên Tai Sau Khi Xỏ Lỗ Tai?
- [GIẢI ĐÁP] Uống trà tâm sen mỗi ngày có tốt không? Nên uống như nào?
1. Hạnh kiểm là gì?
Theo từ điển Tiếng Việt – tác giả Thái Xuân Đệ, Lê Dân do Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin phát hành năm 2007 thì Hạnh kiểm là nết tốt, đức nghiêm; chỉ chung các đức tính tốt.
Bạn đang xem: Cơ quan nào có thẩm quyền xác nhận hạnh kiểm của công dân?
Theo định nghĩa của một số từ điển trên mạng internet thì: Hạnh kiểm là Phẩm chất, đạo đức biểu hiện trong việc làm, trong cách đối xử với mọi người.
2. Xác nhận hạnh kiểm là xác nhận nội dung gì?
Tuy nhiên, thực tiễn ở mỗi địa phương xác nhận hạnh kiểm mỗi kiểu khác nhau, không có sự thống nhất, có nơi thì xác nhận chữ ký của người khai trong giấy xác nhận là đúng, có nơi xác nhận hộ khẩu thường trú của người khai, có nơi xác nhận tình trạng chấp hành pháp luật, có nơi chỉ ký tên, đóng dấu mà không ghi nội dung gì cả …
3. Thẩm quyền xác nhận hạnh kiểm
Có nơi thì UBND cấp xã xác nhận do cán bộ Tư pháp – hộ tịch tham mưu, có nơi thì Công an xã, phường xác nhận. Vậy, pháp luật quy định cơ quan nào có thẩm quyền xác nhận hạnh kiểm của công dân để họ bổ sung vào hồ sơ xin việc?.
a) Công an xã, phường xác nhận hạnh kiểm có đúng?
Và thực tiễn ở nhiều địa phương, Công an xã, phường thực hiện xác nhận hạnh kiểm của công dân với nội dung “ông Nguyễn Văn A, có hộ khẩu thường trú tại địa phương, không vi phạm pháp luật”. Việc Công an xã, phường xác nhận như vậy có đúng thẩm quyền hay không? trường hợp người yêu cầu xác nhận có vi phạm pháp luật về hành chính thì có ghi vào giấy xác nhận hạnh kiểm hay không?.
Công an không có thẩm quyền xác nhận
Pháp lệnh Công an xã năm 2008 (còn hiệu lực đến 30/6/2024) quy định nhiệm vụ Công an xã có 14 nhóm nhiệm vụ nhưng không có nhóm nhiệm vụ nào quy định Công an xã được quyền xác nhận hạnh kiểm cá nhân của công dân. Theo Thông tư 12/2010/TT-BCA quy định cụ thể thi hành một số điều của Pháp lệnh công an xã và Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2009 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh công an xã, tại Chương 2 nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Công an xã được cụ thể hóa tại 9 điều nhưng cũng không đề cập đến nhiệm vụ, quyền hạn của Công an xã trong việc xác nhận hạnh kiểm của công dân.
(Vướng mắc trong xác nhận quan hệ nhân thân)
Điều 16 Luật Công an nhân dân năm 2018 quy định Công an nhân dân có 21 nhóm nhiệm vụ nhưng cũng không có nhóm nhiệm vụ nào quy định Công an nhân dân có thẩm quyền xác nhận hạnh kiểm cho công dân.
Xem thêm : Review chi tiết nước hoa hồng Pond’s White Beauty & Điều bạn cần biết
Như vậy, theo tìm hiểu của trangtinphapluat.com thì Luật Công an nhân dân cũng như Pháp lệnh Công an xã và một số văn bản hướng dẫn thi hành chưa thấy quy định thẩm quyền của Công an xã, phường trong việc xác nhận hạnh kiểm của cá nhân như một số địa phương đang thực hiện.
b) UBND cấp xã chứng thực chữ ký
– Ở một số địa phương thì UBND xã chứng thực chữ ký của người đề nghị xác nhận hạnh kiểm. Việc chứng thực chữ ký được thực hiện theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Cụ thể, tại điểm b khoản 2 Điều 5 quy định: UBND cấp xã nơi thường trú hoặc nơi tạm trú hoặc bất kỳ nơi nào đều có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản.
Nội dung chứng thực như sau: Ông/bà …………… Giấy chứng minh nhân dân/Hộ chiếu số …….., cam đoan đã hiểu, tự chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản và đã ký vào giấy tờ, văn bản này trước mặt tôi.
Chứng thực chữ ký là đúng
Việc chứng thực chữ ký là đúng quy định pháp luật nhưng lại không đúng với yêu cầu của doanh nghiệp tuyển dụng nên họ không chấp nhận và yêu cầu người nộp đơn xin việc phải thực hiện xác nhận có hay không có hành vi vi phạm pháp luật. Trong khi đó thì UBND cấp xã không có thẩm quyền và không được phép xác nhận một công dân là không chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Có được nhận xét trong lý lịch?
– Ngày 03/3/2020, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 01/2020/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, có hiệu lực 20/4/2020.
Theo đó, các quy định về chứng thực chữ ký tại Mục 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP được áp dụng để chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân. Người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành.
Đối với pháp luật chuyên ngành lĩnh vực giáo dục có quy định: Đối với sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Quyết định 58/2007/QĐ-BGDĐT Quy định về hồ sơ học sinh, sinh viên và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ học sinh, sinh viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ phải xác nhận nội dung chấp hành pháp luật…., cụ thể như sau:
Xác nhận của Chính quyền Xã, Phường nơi học sinh, sinh viên cư trú
(Đề nghị Chính quyền địa phương xác nhận theo nội dung: Hộ khẩu thường trú, việc thực hiện nghĩa vụ công dân và chấp hành pháp luật của học sinh, sinh viên tại địa phương).
(Quy định mới về xác nhận sơ yếu lý lịch cá nhân từ ngày 20/4/2020)
Xem thêm : Thủ tục, quy trình, hồ sơ sang tên đổi chủ xe máy cũ
Như vậy, Nghị định 23 và Thông tư 01/2020/TT_BTP đã quy định rõ việc chứng thực chữ ký trên tờ khai lý lịch cá nhân có thể ghi thêm nội dung nếu pháp luật chuyên ngành quy định, trường hợp không có quy định thì không ghi và thực hiện theo mẫu của Nghị định 23 và Thông tư 01.
c) Sở Tư pháp xác nhận phiếu lý lịch tư pháp
Theo quan điểm của trangtinphapluat.com cho rằng: Việc xác nhận hạnh kiểm của công dân thực chất là xác nhận công dân đó có vi phạm pháp luật hình sự, có tiền án, tiền sự hay không để doanh nghiệp yên tâm trong khâu tuyển dụng. Việc xác nhận này nên thực hiện theo yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp do Sở Tư pháp thực hiện.
Xác nhận lý lịch tư pháp
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật lý lịch tư pháp thì: Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Xem clip hướng dẫn xác nhận bản hạnh kiểm cá nhân để xin việc
Và tại Khoản 4 Điều 2 Luật lý lịch tư pháp quy định, Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
UBND, Công an xã không có quyền xác nhận vi phạm pháp luật
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì để chứng minh cá nhân có hay không có án tích thì Sở Tư pháp là cơ quan có thẩm quyền xác nhận thông qua phiếu lý lịch tư pháp chứ UBND cấp xã hay Công an cấp xã không có thẩm quyền cũng như không có đủ cơ sở để xác nhận một công dân là có án tích hay không? và UBND cấp xã cũng không được phép xác nhận vào lý lịch của công dân việc chấp hành chủ trương, chính sách, quy định của Đảng, Nhà nước (Công văn 873/HTQTCT-CT ngày 25/8/2017 của Cục Hộ tịch, Quốc tịch, Chứng thực Bộ Tư pháp về việc quán triệt thực hiện chứng thực sơ yếu lý lịch).
(Xác nhận sơ yếu lý lịch xin việc ở nơi thường trú hay nơi tạm trú)
Tóm lại, nhu cầu xác nhận hạnh kiểm của công dân để thực hiện các công việc của mình là chính đáng, tuy nhiên hiện nay pháp luật chưa quy định cụ thể thẩm quyền, nội dung xác nhận hạnh kiểm của công dân nên mỗi nơi thực hiện mỗi kiểu, không có sự thống nhất, dẫn đến tùy tiện và gây không ít khó khăn cho người dân. Thiết nghĩ cơ quan có thẩm quyền cần sớm có hướng dẫn để thống nhất thực hiện và nên thực hiện theo hướng cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người dân.
Rất mong nhận được ý kiến tham gia của bạn đọc về việc nội dung cũng như thẩm quyền xác nhận hạnh kiểm cho công dân. Ý kiến tham gia vui lòng để ở mục bình luận bên dưới bài viết.
Phương Thảo
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp