Khi tiến hành xây dựng nhà ở, chủ sở hữu công trình hoặc chủ thầu xây dựng sẽ có trách nhiệm đóng thuế xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật hiện hành. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp được miễn đóng khoản thuế này. Vậy cá nhân tự xây dựng nhà có phải đóng thuế xây dựng nhà ở không? Hãy cùng OneHousing tìm hiểu điều này qua bài viết dưới đây.
Thuế xây dựng nhà ở là gì?
Thuế xây dựng nhà ở là khoản thuế người chủ công trình hoặc chủ thầu xây dựng phải nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp tại khu vực phát sinh công trình xây dựng.
Bạn đang xem: Khi người dân tự xây dựng nhà ở có cần phải đóng thuế xây dựng không?
Khi tiến hành xây dựng nhà ở, chủ sở hữu hoặc chủ thầu xây dựng có trách nhiệm đóng các khoản thuế phí theo quy định (Nguồn: Luật sư X)
Thuế xây dựng nhà ở bao gồm các khoản thuế, phí như sau:
- Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT): Đây là loại thuế bắt buộc phải đóng khi tiến hành xây dựng nhà ở. Loại thuế này được tính theo công thức:
Thuế GTGT = Doanh thu tính thuế x % tính thuế GTGT
- Thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN): Bên cạnh thuế GTGT, khi tiến hành xây dựng nhà ở có thuê nhân công riêng lẻ, người chủ công trình hoặc chủ thầu xây dựng sẽ phải đóng khoản thuế TNCN. Khoản thuế này được tính như sau:
Thuế TNCN = Doanh thu tính thuế x Tỉ lệ thuế TNCN( mức tạm thu là 10%) x Tỉ lệ thuế TNCN/Doanh thu
- Thuế môn bài: Thuế môn bài là thuế người chủ công trình hoặc nhà thầu xây dựng bắt buộc phải đóng khi tiến hành xây dựng nhà ở. Mức đóng sẽ tuỳ theo giá thuê nhân công xây dựng.
- Lệ phí trước bạ: Sau khi công trình hoàn thành, người chủ sở hữu sẽ phải tới Văn phòng đất đai khai báo và đăng ký biến động đất đai. Lúc này sẽ phát sinh khoản phí trước bạ. Khoản phí này được tính theo công thức:
Lệ phí trước bạ = 0.5% x (diện tích x Giá 1m2 x tỷ lệ % chất lượng còn lại)
Trong đó:
- Diện tích chịu lệ phí trước bạ gồm toàn bộ diện tích sàn nhà (tính cả diện tích công trình phụ kèm theo)
- Giá 1m2 sẽ là giá thực tế xây dựng tuỳ theo quy định của từng tỉnh, thành
- Lệ phí cấp giấy phép xây dựng: Đây là khoản phí mà các công trình nhà ở riêng lẻ sẽ phải đóng. Khoản phí này sẽ được UBND tỉnh quy định và nằm trong khoảng giá từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng/lần cấp
Xem thêm : 30/4 1/5 là ngày gì, nghỉ mấy ngày? Nguồn gốc và Ý nghĩa
Điểm danh các trường hợp miễn thuế xây dựng nhà ở theo quy định 2023
Tự xây dựng nhà có phải đóng thuế xây dựng nhà ở không?
Theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật thuế giá trị gia tăng, mọi cá nhân, tổ chức trong bất kỳ hoàn cảnh nào có phát sinh doanh thu đều có trách nhiệm kê khai nộp thuế theo quy định.
Với trường hợp xây dựng nhà ở tư nhân, chủ thầu xây dựng nhận công trình đều phải đăng ký hợp đồng xây dựng, kê khai và nộp các khoản thuế trong xây dựng nhà ở như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài tại Cơ quan quản lý thuế trực tiếp nơi phát sinh công trình xây dựng. Trong trường hợp, chủ nhà và chủ thầu xây dựng thống nhất việc nộp thuế xây dựng nhà ở do chủ nhà thực hiện thì chủ nhà phải có trách nhiệm kê khai và nộp thuế.
Người dân tự xây dựng nhà ở vẫn phải đóng thuế xây dựng (Nguồn: ETime)
Trong trường hợp chủ sở hữu tự mua vật liệu xây dựng và tự thuê công nhân riêng lẻ, không có hợp đồng lao động hoặc không cung cấp được hợp đồng và các chứng cứ chứng minh việc thuê thầu xây dựng, chủ hộ sẽ phải có trách nhiệm nộp thuế. Tuy nhiên, trong trường hợp này cơ quan thuế sẽ không thu thuế vật tư.
Như vậy, người dân tự xây dựng nhà ở vẫn sẽ phải thực hiện đóng thuế xây dựng theo quy định của pháp luật hiện hành. Ngoài ra, khi xây dựng nhà ở riêng lẻ, người dân sẽ phải đóng thêm khoản phí cấp giấy phép xây dựng.
Không đóng hoặc đóng chậm thuế xây dựng nhà ở có bị phạt không?
Theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019, trường hợp đóng chậm thuế xây dựng nhà ở so với thời gian quy định sẽ bị tính thêm số tiền nộp chậm. Số tiền này sẽ được tính theo mức 0,05%/ngày. Số ngày chậm nộp được tính từ ngày kế tiếp thời hạn nộp tiền phạt đến ngày liền kề trước ngày nộp tiền phạt vào ngân sách Nhà nước. Số ngày chậm nộp này bao gồm cả ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định.
Khi đóng thuế chậm hoặc cố tình không đóng thuế, bạn có thể sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự tuỳ theo mức độ vi phạm (Nguồn: HT Land)
Xem thêm : Bộ máy nhà nước Việt Nam gồm bao nhiêu cấp? [2024]
Trong trường hợp cố tình không nộp thuế xây dựng nhà ở, tuỳ vào mức độ vi phạm sẽ có các mức độ xử phạt khác nhau. Cụ thể như sau:
- Xử phạt hành chính: Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hoá đơn có các hình thức xử phạt hành chính như sau:
– Phạt cảnh cáo: Áp dụng cho các hành vi vi phạm không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ
– Phạt hành chính: Với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng hơn, người trốn đóng thuế xây dựng nhà ở sẽ phải đóng tiền phạt tối đa không quá 100.000.000 đồng với tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hoá đơn và tối đa không quá 200.000.000 đồng với tổ chức có hành vi vi phạm thủ tục thuế.
- Xử phạt hình sự: Với những hành vi trốn thuế nghiêm trọng, người trốn thuế có thể bị phạt từ 3 tháng đến 2 năm tù.
Trên đây OneHousing đã giải đáp thắc mắc “Cá nhân tự xây dựng nhà có phải đóng thuế xây dựng không?”. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ hữu ích cho mọi người.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn của Pro Agent.
Xem thêm
Thời hạn nộp thuế xây dựng nhà ở là bao lâu?
Thuế xây dựng nhà ở là gì? Cách tính thuế xây dựng nhà ở cho chủ thầu và gia đình như thế nào?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp