Cách Trồng Xương Rồng Tai Thỏ Cho Người Mới Bắt Đầu

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video xương rồng tai thỏ có hoa không

Xương Rồng Tai Thỏ là cây cảnh trồng chậu được rất nhiều bạn trẻ yêu thích vì vẻ ngoài giống chú thỏ dễ thương, xinh xắn. Vậy cách nhân giống và cách trồng xương rồng tai thỏ như thế nào? Đọc bài viết này, Namix sẽ giúp bạn nhé.

1. Điều kiện khí hậu thích hợp với xương rồng tai thỏ

Xương rồng tai thỏ được phát hiện ở những nơi khô và nóng. Ở những nơi mát mẻ, xương rồng tai thỏ có thể mọc ra lá nếu cung cấp dư nước, nhưng hiện tượng này chỉ xuất hiện ở tự nhiên. cây tai thỏ thuần hiếm khi thấy hiện tượng này và sẽ bị úng khi bị đọng nước quá lâu. Còn ở nơi nóng, lá xương rồng tai thỏ có xu hướng tiêu biến thành gai để giảm thất thoát hơi nước.

Xem thêm: Top các loại xương rồng cảnh dễ trồng cho người mới chơi

Cách trồng xương rồng tai thỏ

2. Đặc điểm của xương rồng hình tai thỏ

  • Giống như tên của nó, xương rồng tai thỏ có hình dạng giống mặt một chú thỏ. Các thân cây có dạng phiến hình oval và có màu xanh nổi bật. Cây sinh trưởng từ một thân chính, sau đó mọc ra 2 nhánh thân phía trên giống đôi tai thỏ. Cung có trường hợp cây mọc nhiều tai hơn, hoặc khi cây già sẽ có thêm tai mọc ra từ thân chính.
  • Trên bề mặt thân xương rồng có nhiều lớp gai nhỏ, chúng xếp thành từng hàng và phủ kín đều xung quanh bề mặt thân cây. Thân tai thỏ chưa nhiều nước, vì chúng thường sống ở nơi khô và nắng nên phải dự trữ nước vào thân để nuôi cơ thể.
  • Sở dĩ gai là lá của cây được biến đổi để giảm thất thoát hơi nước và thích nghi với môi trường nóng và khô, môi trường mà xương rồng tai thỏ xuất hiện. Nhưng nếu mọc ở nơi lạnh, cây có xu hướng mọc lá chứ không mọc gai.
  • Hoa xương rồng tai thỏ có 2 màu chính là màu vàng hoặc đỏ và có thể ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Xương rồng tai thỏ có hoa không

Xương rồng tai thỏ có hoa màu vàng hoặc đỏ. Quả có màu xanh, khi quả chín thì có màu đỏ có nhiều hạt, trung bình khoảng 3000 hạt mỗi cây.

Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc sen đá mùa mưa

Cách trồng xương rồng tai thỏ

3. Cách trồng xương rồng tai thỏ

Vì môi trường nguyên thủy mà xương rồng tai thỏ mọc lên là môi trường hoang mạc và bán hoang mạc, đất đai khô cằn, dinh dưỡng nghèo nàn. Vậy nên khi thuần cây tai thỏ chúng ta cũng cần tạo một môi trường tương tự vậy để cây dễ phát triển theo cách mà giống loại chúng đã tồn tại lâu nay.

Chọn đất trồng xương rồng tai thỏ

Bạn nên trồng xương rồng tai thỏ trong đất thông thoáng, thoát nước tốt vì loài cây này không quen với môi trường quá ẩm, có độ tơi xốp và thoáng khí để rễ cây phát triển tốt. Bạn cần tránh những loại đất ẩm ướt, có độ kết dính cao vì loại đất này hay bị ứ đọng nước dễ bị thối rễ, không thông thoáng nên rễ cây phát triển khá chậm.

Có thể trồng xương rồng tai thỏ trong hỗn hợp có đá để có những khoảng trống thoát nước tốt cũng như thông thoáng giúp rễ phát triển. Tuy nhiên những loại đá này phải nhẹ và không dẫn nhiệt để rễ cây không bị nén và không bị sốc nhiệt.

hướng dẫn sử dụng đá perlite và vermiculite Namix

Bạn có thể tham khảo đá perlite, đá pumice và vermiculite để phối trộn vào đất hoăc sử dụng đất trồng sen đá xương rồng của Namix.

  • Đá perlite có các đường hang bên trong có khả năng giữ nước và dinh dưỡng bên trong sau đó cung cấp dần cho cây, ngoài ra vì có nhiều đường hang liti nên chứa nhiều không khí. Như các bạn đã biết những vậy chứ không khí luôn nhẹ và dẫn nhiệt kèm nên đá perlite rất nhẹ, cách nhiệt tốt và giúp đất thoát nước nhanh.
  • Đá pumice có nhiều lỗ nhỏ ti ti bên trong và trên bề mặt đá, những lỗ nhỏ này cũng chứa nhiều không khí và có thể hút nước và dinh dưỡng cho cây. Vậy nên đá pumice cũng nhẹ, cách nhiệt tốt và giúp đất thoát nước nhanh.
  • Đá vơ mi có khả năng giữ nước rất tốt, nhưng nó rất tơi xốp và thông thoáng và vô cùng nhẹ.
  • Đất trồng sen đá và xương rồng của Namix có các thành phần như mụn dừa, đá perlite, đá pumice, đá vơ mi và phân chậm tan. Vì đã được xử lý nên đất đảm bảo sạch bệnh và có tính lý hóa phù hợp với cây, đồng thời thành phần có phân chậm tan, giúp cây được cung cấp dinh dưỡng vừa đủ, không quá nhiều nhưng lâu dài.

đất trồng sen đá

Các bước nhân giống xương rồng tai thỏ

Cây tai thỏ có thể nhân giống bằng hạt và bằng cách giâm thân, tuy nhiên phương pháp gieo hạt chỉ những nhà vườn mới áp dụng. Namix sẽ hướng dẫn bạn cách nhanh giống bằng cách giâm thân (là tai thỏ trên thân chính). Vì cách này vừa đơn giản mà vừa hiệu quả.

Bước 1: Đầu tiên bạn cần có một cây tai thỏ khỏe mạnh, có những cái tai già và khỏe bằng cách mua cây có sẵn hoặc xin người quen. Nếu những cái tai còn có màu xanh chuối, hơi sáng màu so với thân chính thì bạn cần chăm sóc 1 thời gian nữa để tai thỏ khỏe hơn hằng giâm nhé.

Cách trồng xương rồng tai thỏ

Bước 2: Dùng tay xoáy nhẹ tai thỏ từ từ, sau đó để nơi khô thoáng cho vết đứt khô. Cẩn thận hơn bạn có thể dùng thuốc phòng nấm trong 5 – 10 phút rồi để cho tai thỏ khô ráo.

Bước 3: Khi thấy vết đứt đã khô, bạn cắm đầu vết đứt trên tai thỏ xuống đất. Sau đó tưới nước ướt đẫm đất trồng rồi để ở nơi thoáng mát, có gió và nắng yếu khoảng 20 đến 30 ngày thì đem ra nắng.

Cách trồng xương rồng tai thỏ

Xem thêm: Những mẹo nhỏ khi chăm sóc xương rồng sen đá

Nếu thực hiện đúng như Namix hướng dẫn thì sau khoảng 2 tuần tai thỏ sẽ bắt đầu ra rễ. Còn thời gian ra tai mời là tùy vào chế độ chăm sóc của từng người nhé.

Cách trồng xương rồng tai thỏ

4. Cách chăm sóc xương rồng hình tai thỏ

Tưới nước cho cây tai thỏ

Xương rồng tai thỏ có thể chịu hạn tốt và không chịu được ngập úng. Vậy nên hạn chế tưới nước cho cây, bình quân 3-5 ngày tưới 1 lần hoặc quan sát khi thấy đất khô hẳn thì mới tưới. Lưu ý khi tưới hãy tưới ướt đẫm đất. Bạn có thể tưới nước lên cả thân cây với điều kiện nơi trồng cây có gió để thân cây mau khô, còn khôn thì nên hạn chế để nước dính thân nhé. Thời gian tưới tích hợp trong ngày là 7-8 giờ sáng hoặc 3-4 giờ chiều.

Ánh sáng cây tai thỏ cần

Vì là cây ưa sáng mà lại là ánh sáng mặt trời nên yếu tố này rất quan trọng. Bạn nên trồng cây ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào cây. Nếu trồng ở văn phòng hãy đem cây ra phơi nắng ở cửa số 1 ngày ít nhất 5 tiếng nhé.

Xem thêm: Cách trồng và chăm sóc xương rồng nhím biển

Cách trồng xương rồng tai thỏ

Phòng trừ sâu bệnh cho cây tai thỏ

Bạn cần theo dõi thường xuyên để nhanh chóng phát hiện sâu bệnh trên cây tai thỏ kịp thời. Xương rồng tai thỏ thường mắc phải một số loại bệnh như nấm, bệnh thối gốc và rệp sáp.

Xương rồng tai thỏ bị nấm

Xương rồng tai thỏ bị nấm gây ra thối gốc trên thân cây là do nấm xâm nhập vào những vết thương gây ra trong quá trình giâm, chiết.

Dấu hiệu: Loại bệnh này hay xuất hiện ở gốc cây. Ban đầu sẽ thân cây sẽ xuất hiện những đốm thối màu đen, xám, sau đó lan rộng khắp toàn gốc cây và toàn cây cho đến khi cây chết.

thối gốc

Cách phòng bệnh: Thông thường những bệnh do nấm gây ra rất khó chữa, hầu như khi đã bị bệnh thì chỉ có bỏ cây. Vậy nên cách tốt nhất là phòng bệnh hơn chữa bệnh bằng cách:

  • Trong giai đoạn ghép cành, cắt cành, toàn bộ dụng cụ cần được khử trùng sạch sẽ và nên chọn loại đất sạch (như đất của Namix), phân không bị nấm bệnh để hạn chế nấm xâm nhập từ dụng cụ vào cây.
  • Sau khi cắt cành thì nên nhúng thuốc phòng nấm từ 5-10 phút sau khi tách nhánh từ cây mẹ, sau đó để cho khô vết thương mới giâm xuống đất.
  • Đồng thời nên vứt bỏ những cành hay cây có dấu hiệu bị bệnh để không lây cho những cây lân cận.
  • Không tới quá nhiều nước trong nhiều ngày liên tiếp, vì sẽ tạo môi trường ẩm, nấm dễ phát triển. Sử dụng đất thông thoáng, thoát nước tốt, không sử dụng đất bị ứ đọng nước sẽ làm cho thân cây bị thối.

Rệp sáp

Rệp sáp sử dụng miệng chích hút nhựa cây, làm cây mất thẩm mỹ và dần dần sẽ khiến chậm sinh trưởng. Khi thấy cây có rệp sáp có thể bắt chúng ra, phun thuốc bảo vệ thực vật trị rệp sáp.

Xem thêm: Chia sẻ kinh nghiệm phòng ngừa và chữa trị các bệnh thường gặp ở sen đá

rệp sáp

Mua đá perlite, đá pumice và đá vơ mi hay đất trồng sen đá xương rồng ở đâu để trồng cây tai thỏ.

Bạn có thể mua đá perlite, đá pumice và đá vơ mi về tự phối trộn với đất nhà bạn hoặc mụn dừa. Hoặc mua đất trồng sen đá – xương rồng trộn sẵn của Namix để tiết kiệm thời gian hơn, bạn chỉ việc khui bao bì và trồng cây tai thỏ hay những cây mọng nước khác vào mà không cần làm thêm gì hết.

Để có được sản phẩm chất lượng, bạn hãy liên hệ trực tiếp với Namix cùng khu vực sinh sống cả mình. Namix sẽ giúp bạn tìm kiếm đại lý gần nhất để mua hàng dễ hơn nhé. Ngoài ra Namix cũng tuyển đại lý với những ưu đãi hấp dẫn, nếu có nhu cầu hay liên hệ ngay nhé.

đất sạch Namix

Vừa rồi là cách trồng xương rồng tai thỏ cùng cách chăm sóc mà Namix chia sẻ đến bạn. Chúc bạn có những cây tai thỏ mạnh khỏe và xinh xắn.