1. Xe cơ giới là gì?
Theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008, phương tiện giao thông đường bộ hiện nay bao gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
- Bài 4: Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Công thức phenyl axetat, Cách điều chế phenyl axetat
- ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮA BODY MIST VÀ NƯỚC HOA
- 4 cách kiểm tra gói cước Viettel đang dùng, gói cước nào phù hợp cho bà nội trợ?
- Quan điểm, giải pháp đổi mới phương thức hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Trong đó, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hay còn gọi chung là xe cơ giới được khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ định nghĩa bằng cách liệt kê như sau:
Bạn đang xem: Xe cơ giới là gì? 3 điều chủ xe cơ giới cần chú ý khi đi đường
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Như vậy, xe cơ giới là toàn bộ các loại phương tiện sau đây: ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (tính cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Dấu hiệu nhận biết khá rõ đối với xe cơ giới chính là chúng đều chạy bằng động cơ và thường tốn nhiều nhiên liệu.
2. Xe cơ giới tham gia giao thông cần những điều kiện gì?
Theo Điều 53 Luật giao thông đường bộ, xe cơ giới tham gia giao thông phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Ngoài ra, xe cơ giới cũng phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
Yêu cầu
Xe ô tô
Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy
Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực
x
x
Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực
x
x
Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam
x
Không áp dụng
Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu
x
x
Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe
x
x
Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển
x
x
Xem thêm : Công thức tính nồng độ phần trăm – Thuật toán đơn giản, dễ áp dụng
Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn
x
Không áp dụng
Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật
x
x
Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường
x
x
Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định
x
x
3. Xe cơ giới khi tham gia giao thông có bị giới hạn tốc độ?
Ngoài việc phải tuân thủ tốc độ giới hạn của các loại biển báo tốc độ tối thiểu và tối đa, xe cơ giới khi tham gia giao thông còn phải thực hiện theo quy định về tốc độ tại Thông tư 31/2019/TT-BGTVT như sau:
* Đi trong khu đông dân cư:
Phương tiện
Tốc độ tối đa (km/h)
Đường đôi; đường 1 chiều có từ 2 làn xe trở lên
Đường 2 chiều; đường 1 chiều có 1 làn xe cơ giới
Xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (cả xe máy điện) và các loại xe tương tự
40
40
Các phương tiện xe cơ giới khác
60
50
* Ngoài khu vực đông dân cư:
Loại xe cơ giới đường bộ
Tốc độ tối đa (km/h)
Xem thêm : FIDE công bố bảng xếp hạng các kỳ thủ cờ vua hàng đầu thế giới
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe trở lên
Đường hai chiều;
đường một chiều có một làn xe
Xe ô tô con, xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải ≤ 3,5 tấn
90
80
Xe ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải > 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc)
80
70
Ô tô buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc; xe mô tô; ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông)
70
60
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông, ô tô xi téc
60
50
* Trên đường cao tốc:
– Tốc độ tối đa = 120 km/h.
– Tuân thủ tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu đường bộ, sơn kẻ mặt đường trên các làn xe.
Xem thêm: Các loại biển báo tốc độ và chi tiết mức phạt vi phạm
4. Người lái xe cơ giới phải đem theo giấy tờ gì khi đi đường?
Căn cứ Điều 58 Luật Giao thông đường bộ 2008, người điều khiển xe cơ giới tham gia giao thông phải mang theo các loại giấy tờ sau:
– Đăng ký xe.
– Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe điều khiển, còn thời hạn.
– Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (chỉ áp dụng với xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô).
Nếu thiếu một trong các giấy tờ trên, người tham gia giao thông bằng xe cơ giới sẽ bị xử phạt vi phạm.
Xem thêm: Mức phạt mới khi không có và không mang giấy tờ xe
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi “xe cơ giới là gì” cùng một số lưu ý khi sử dụng xe cơ giới tham gia giao thông. Nếu muốn tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6199 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam giải đáp chi tiết.
>> Từ 01/01/2022, tăng mạnh mức phạt các lỗi vi phạm giao thông
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp