Xe đạp gồm những bộ phận gì? Tất cả những điều bạn cần biết

Xe đạp gồm những bộ phận gì?

Xe đạp từ lâu đã trở thành một trong những phương tiện phổ biến nhất mọi thời đại, không chỉ bởi tính dễ dàng khi mọi lứa tuổi đều có khả năng sử dụng, mà còn bởi tính thân thiện với môi trường và tiết kiệm chi phí. Trong những năm trở lại đây, di chuyển bằng xe đạp đã trở thành một trong những cách thức di chuyển được ưa chuộng nhất như một cách để rèn luyện thể thao hàng ngày. Mặc dù xe đạp được sử dụng hàng ngày, trở thành một người bạn đồng hàng không thế tách rời nhưng bạn có chắc mình hiểu hết về người bạn đồng hành này không? Bạn có biết cấu tạo của một chiếc xe đạp gồm những bộ phận nào và cách thức các bộ phận đó vận hành ra sao không? Hãy để Somings bật mí cho bạn trong bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu tổng quan về xe đạp

Xe đạp là gì? Xe đạp là phương tiện di chuyển đơn giản và phổ biến, chạy bằng sức người hoặc gắn thêm động cơ trợ lực. Xe đạp gồm một bánh trước và một bánh sau, gắn với nhau thông qua hệ thống khung xe và cách nhau một khoảng vừa phải. Xe di chuyển bằng lực đạp của người tác dụng lên bàn đạp và giữ thăng bằng trong quá trình hoạt động nhờ định luật bảo toàn Momen quán tính. Xe đạp gồm nhiều loại khác nhau như xe đạp đua, xe đạp đường phố, xe đạp địa hình…. Xe đạp được dùng với nhiều mục đích khác nhau như du lịch, rèn luyện thể thao, tham gia thi đấu….

Các bộ phận của xe đạp

Hệ thống truyền lực

Bàn đạp (Pê-đan)

Bàn đạp xe đạp (pê-đan) là gì? Pê- đan là một bộ phận của xe có nhiệm vụ truyền lực từ chân người dùng vào xe giúp xe di chuyển. Pê-đan xe đạp giúp tiến về phía trước, tiết kiệm sức lực và giảm thiểu tác động lên khớp và cơ. Nhờ pê-đan, bạn có thể dễ dàng điều khiển tốc độ và kiểm soát được các tình huống khi di chuyển.

Pê-đan có cấu tạo gồm một trục chính vặn vào phần cuối của tay quay và một thân chính gắn với bàn đạp chân. Khi đạp Pedal, lực đẩy của chân sẽ được truyền qua trục bánh đà, sau đó thông qua bộ truyền động để quay đều hai bánh xe, từ đó giúp tiến về phía trước. Khi xe hoạt động, chân người truyền lực vào trục quay phía dưới theo chuyển động tròn giúp xe tiến về phía trước. Pê- đan được phân thành một số loại phổ biến sau:

  • Bàn đạp phẳng cơ bản (bàn đạp giày thường): cơ bản, phổ biến thường được dùng trên nhiều loại xe hiện nay. Cấu tạo của bàn đạp phẳng gồm một tấm phẳng có diện tích tương đối lớn, hỗ trợ đặt bàn chân trên cả hai mặt bàn đạp. Nó thường được sử dụng cho việc đi lại hàng ngày, trên những con đường bằng phẳng và được ưa chuộng bởi những người mới bắt đầu đi xe đạp hoặc những người muốn sử dụng một loại bàn đạp thông dụng và hiệu quả.
  • Bàn đạp dạng kẹp ngón và dây đai: được thiết kế với những dây đai được gắn vào mặt trước của bàn đạp dạng phẳng. Việc này cho phép lồng ngón chân vào bàn đạp, giúp chân của người lái xe đạp ở vị trí thoải mái, tạo độ bám và kéo đà bàn chân tốt từ đó tiện lợi hơn trong việc lấy đà lên cũng như đổ dốc. Nó phù hợp với người mới bắt đầu tập chạy xe đạp hoặc đi xe đạp đường trung bình và địa hình núi. Bàn đạp này cũng phù hợp với các loại xe đạp đường phố và xe đạp địa hình.
  • Bàn đạp dạng clipless (bàn đạp giày cá): được nhiều người chơi xe đạp thể thao chuyên nghiệp yêu thích, sử dụng phổ biến trên xe đạp địa hình, xe đua đường trường và xe đạp đường phố. Một phần bàn đạp được thiết kế để khóa và phần còn lại là bàn đạp để gắn vào giày của bạn. Nó phù hợp với những người yêu thích xe đạp đường trường, địa hình hoặc đua xe đạp. Vì bàn đạp cho phép người lái xe tăng cường sức mạnh đạp và giữ chân ổn định trên bàn đạp, đặc biệt là trong những điều kiện khó khăn như địa hình đồi núi, đường trơn trượt hoặc khi đạp nhanh trên đường bằng.
  • Bàn đạp lai giữa bàn đạp giày cá và bàn đạp phẳng: kết hợp tính năng của cả hai loại bàn đạp, cho phép người lái xe đạp sử dụng giày đạp có khả năng kết nối với bàn đạp clipless hoặc đạp bằng giày thường trên bàn đạp phẳng.
Xe đạp gồm những bộ phận gì? Tất cả những điều bạn cần biết
Pê-đan xe đạp

Trục giữa

Trục giữa là một bộ phận nhỏ, dạng hình ống hẹp nằm ở giữa xe đạp. Trục giữa đóng vai trò như một bộ phận chuyển đổi, gắn kết giữa khung và bánh răng xe đạp, cho phép hai bộ phận này hoạt động nhịp nhàng dựa trên ý muốn của người sử dụng.

Theo sự cải tiến của xe đạp, ngày nay trục giữa được chia thành 3 loại dựa theo loại hệ trục là trục lỗ vuông, trục rỗng và trục liền thể. Hai loại phổ biến trên xe đạp ngày nay:

  • Trục giữa lỗ vuông: Lỗ ở giữa hình vuông, được sử dụng ở hầu hết các dòng xe đạp phổ thông. Tuy nhiên do có trọng lượng khá năng, hiệu suất hoạt động không cao và dễ bị ăn mòn nên đây là bộ phận thường bị chọn thay thế khi có nhu cầu nâng cấp xe.
  • Trục giữa rỗng: Trục có cấu tạo rỗng ở giữa, thường làm từ hợp kim nhôm, bạc đan thép. Đây là loại trục giữa cao cấp và thường được dùng cho các dòng xe đua cao cấp sử dụng giò đĩa cốt rỗng. Loại trục này có nhiều ưu điểm vượt trội như trọng lượng nhẹ, giảm bớt hao mòn khi đạp xe cường độ mạnh, kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên nó có giá thành khá cao, gấp 3 – 4 lần trục vuông.

Đùi

Đùi hay còn gọi là đùi đĩa xe đạp là bộ phận có kích thước lớn nhất trong hệ thống truyền lực của xe. Đùi đĩa được phân loại dựa trên số lượng xích líp và chia thành 3 loại: đùi đĩa đơn, đùi đĩa đôi và đùi đĩa ba.

  • Đùi đĩa đơn: Có cấu tạo chỉ duy nhất một đĩa bảo vệ dây sên, thiết kế tương thích giữa mặt trong và mặt ngoài của chuỗi xích giúp sên được đặt đúng chỗ mà không cần chuyển líp trước hay bộ định hình dây sên. Đùi này được dùng thông dụng trong các dòng xe đạp phục vụ loại hình đổ đèo.
  • Đùi đĩa đôi: Có cấu tạo giúp thu hẹp phạm vi dò đĩa và ít xảy ra hiện tượng chéo dây sên, gồm một vòng lớn 53 bánh răng (53T) và một vòng nhỏ 39 bánh răng (39T). Nhờ ưu điểm về cấu tạo nên đùi đôi thường được các tay đua chuyên nghiệp lựa chọn.
  • Đùi đĩa ba: Thiết kế gồm 3 vòng gồm vòng ngoài 50T, vòng giữa 39T và vòng trong 30T, giúp người dùng dễ tùy chỉnh bánh răng lớn nhất nhưng lại có nhược điểm là dễ chéo dây sên. Đùi ba thường thấy ở các dòng xe đạp đường trường, xe địa hình thế hệ cũ,…
Xe đạp gồm những bộ phận gì? Tất cả những điều bạn cần biết
Đùi xe đạp

Đĩa

Đĩa hay còn gọi là đĩa xích, dạng hình đĩa tròn có răng, cho phép dây xích đi qua và truyền động khi xe hoạt động. Đĩa xích được làm từ nhôm vì trọng lượng nhẹ và bền, còn những dòng xe đạp cao cấp có thể được lắp đĩa làm từ carbon và titan.

Tùy theo số lượng răng mà đĩa xích được xếp vào nhóm phân loại khác nhau, đĩa càng nhiều răng thì kích thước càng lớn. Đĩa lớn khi đạp cảm giác sẽ nặng hơn đĩa nhỏ.

Xe đạp có vòng đĩa lớn phù hợp đi đường trường hoặc chạy chậm trong khi xe dùng vòng đĩa nhỏ sẽ giúp tăng hiệu suất chuyển động và phù hợp để leo đèo, leo núi. Để tăng tính tiện dụng, ngày nay nhiều xe đạp được trang bị bộ đĩa gồm 3 đĩa xích xếp chồng nhau.

Xích

Xích xe đạp là gì? Xích xe đạp hay còn được gọi là sên, là một một bộ phận quan trọng trong hệ thống truyền động của xe đạp bao gồm các con lăn được kết nối bởi masterlink để truyền sức mạnh từ bàn đạp đến trung tâm của bánh xe khiến bánh xe quay. Xích xe đạp có dạng một dây dài được kết nối từ nhiều mắc xích nhỏ lại với nhau. Xích đóng vai trò kết nối phần trước xe (lái, đùi, đĩa) với phần sau xe (líp, hub).

Hầu hết xích xe đạp được làm bằng hợp kim thép, rất bền và có khả năng chịu lực cao. Để xe hoạt động trơn tru, bạn cần thường xuyên tra chất bôi trơn cho xích và líp.

Các tiêu chí để chọn xích xe đạp:

  • Dựa vào khả năng tương thích của chuỗi xích: Xích xe đạp khác nhau có độ tương thích khác nhau với hệ thống truyền động hiện tại của xe đạp có thể kể đến như: Xích Shimano sẽ không hoạt động trơn tru nếu phối với líp Campagnolo, Sên Campagnolo cũng không hoạt động tốt khi kèm với líp Shimano hay Sram,…
  • Dựa vào thông số líp: Líp là số răng trên bánh răng trước và sau mà xích phải tương thích. Xe đạp càng có nhiều líp sẽ càng đa dạng mức tốc độ như 8, 9, 10 hay 11 tốc độ. Mỗi líp sẽ phù hợp với mỗi xích xe đạp khác nhau, vì vậy bạn cần xác định líp của mình trước khi chọn mua xích xe đạp nhé!
  • Dựa vào chất lượng điểm nối: Điểm nối là nơi các liên kết xích được nối với nhau. Chất lượng điểm nối ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của xích. Xích với điểm nối tốt sẽ giữ chặt và không bị lỏng trong quá trình sử dụng. Hãy chọn xích có chất lượng điểm nối tốt để đảm bảo độ an toàn và độ tin cậy.

Líp

Líp xe đạp là một bộ phận bao gồm những đĩa răng xếp lên nhau thành tầng, được gắn ở giữa bánh sau của xe đạp. Số lượng răng ở các tầng này đều không giống nhau. Líp đảm nhận vai trò là bộ phận nhận chuyển động từ xích và truyền đến bánh sau, giúp bánh xe quay theo chiều thuận và tiến về phía trước theo quán tính.

Líp xe đạp bao gồm 2 bộ phận chính:

  • Vành líp: Là phần các bánh răng xếp tầng nằm trên trung tâm bánh sau, gồm bánh răng phía ngoài và bánh răng phía trong có dạng răng cưa nghiêng về một phía ăn khớp với cá líp. Cá líp có dạng một lưỡi thép nhỏ.
  • Cốt líp: Có hai rãnh để đặt 2 bánh răng, trong mỗi rãnh có một lò xo nhỏ hoặc một cái lẫy làm bằng sợi thép nhỏ có tính đàn hồi (còn gọi là râu tôm) luôn tì vào cá líp.
Xe đạp gồm những bộ phận gì? Tất cả những điều bạn cần biết
Líp xe đạp

Nguyên lý hoạt động

Khi xe đạp đang chạy nhưng không đạp bàn đạp, vành líp sẽ không quay. Tuy nhiên do theo quán tính nên bánh xe vẫn lăn đều tiến về phía trước.

Xe hoạt động bình thường khi cá líp và cốt líp sẽ cùng quay theo chiều kim đồng hồ. Khi cá líp quay trượt trên răng bên trong của vành líp sẽ ép lò xo xuống và đồng thời phát ra những tiếng kêu “tạch tạch”.

Khi xe đạp đang đứng yên, nếu quay đùi đĩa theo chiều ngược chiều kim đồng hồ sẽ làm răng trong trượt lên cá líp nên cốt líp không quay được, làm bánh xe không quay. Do tính chất quay một chiều của líp nên xe chỉ chuyển động về phía trước khi đạp.

Hệ thống chuyển động

Hệ thống chuyển động của xe đạp gồm 2 bánh xe trước và sau, hợp thành từ các bộ phận: trục, moay- ơ, vành bánh xe, nan hoa, săm, lốp.

Trục

Trục xe đạp thường được làm bằng thép để tăng độ bền khi sử dụng. Bộ phận này giữ nhiệm vụ gắn kết các phần của bánh xe lại với nhau, khi xe chạy, bánh xe sẽ quay quanh trục qua ổ bi. Những viên bi ở ổ bi có tác dụng làm giảm ma sát giữa trục và moay – ơ khi xe hoạt động.

Theo định nghĩa thì trục bao gồm một thanh đỡ gắn cho phần bánh xe đạp và phần khung được hỗ trợ bởi các vòng bi. Ngoài ra, khả năng chịu tải của toàn bộ xe đạp, cũng như những va chạm và va đập trên đường đi đều do trục xe đảm nhận.

  • Quick Release: Đây là một đòn bẩy đi xiên qua qua một trục rỗng bên trong, thiết kế này nhằm để dễ dàng tháo và lắp bánh xe mà không cần dụng cụ trợ giúp (có trên hầu hết các loại xe đạp đường trường hiện đại và một số loại xe đạp leo núi).
  • Đai ốc: Là một đầu nối cơ khí với các lỗ ren. Đai ốc luôn được sử dụng cùng với bu lông để kết nối hai hoặc nhiều bộ phận với nhau.
  • Bu lông: Là sản phẩm cơ khí dùng để kết nối 2 bộ phận thành một khối.
  • Vật liệu của trục: Là thép thông thường, thép molypden crom và nhôm 7075.

Moay-ơ

Moay – ơ xe đạp là gì? Moay-ơ (Hub) là vòng trục của bánh xe, thường được làm bằng thép tạo liên kết giữa các bánh xe với moay ơ xe đạp, bánh xe với khung xe, tại đây có chứa các vòng bi, nhờ có nó giúp xe di chuyển một cách nhẹ nhàng và đơn giản.

Nếu các ổ trục của xe đạp chứa các mảnh vụn thừa trong các vòng đua giữa các ổ bi, thì xe đạp sẽ đi chậm. Bộ phận này cũng được làm bằng thép, đảm nhiệm liên kết phần trục giữa với vành của bánh xe thông qua nan hoa.

Phân loại moay ơ xe đạp phổ biến:

  • Hub cassett: có mảnh hợp kim nhỏ trên thành moay ơ, khi đạp sẽ tì vào thành moay ơ và bánh xe chuyển động theo líp mà quay. Khi bạn dừng bàn đạp bánh xe, cassette sẽ trượt trên đường chéo và phát ra tiếng ồn. Khi bánh xe quay ngược lại, do cassette vẫn còn dựa vào nên bàn đạp xe đạp sẽ quay theo hướng khác.
  • Hub free coaster: Loại này sử dụng lip ở chế độ đẩy lò xo, có nghĩa là khi bạn đạp, một lò xo bắt đầu trong ống lót chuyển động và đẩy lip (drivers). Ưu điểm của loại hub này là bánh xe có thể chuyển động theo hai hướng mà không ảnh hưởng đến chuyển động quay của bàn đạp (tức là khi bánh xe quay ngược lại thì tay quay không quay).
  • Hub fix: Là trung tâm nơi kết nối giữa tâm và lip làm quay bánh xe, lip làm dừng bánh xe. Sử dụng Hub fix mang đến độ ổn định tốt, ít hoặc không giảm tốc khi đạp nặng, độ bền cao.
Xe đạp gồm những bộ phận gì? Tất cả những điều bạn cần biết
Bánh xe đạp hoàn chỉnh

Vành bánh xe

Vành bánh xe hay còn gọi là la-zang hay mâm, có chức năng giữ cho lốp ở nguyên profin yêu cầu, cố định bánh xe với moay ơ đầu trục. Vành bánh xe là chi tiết chịu tải bới vậy các kích thước lắp ráp với các bề mặt định vị cầm chính xác, đảm bảo cho bánh xe quay đồng tâm và cân bằng.

Vành xe đạp thường được làm bằng hợp kim thép hay hợp kim nhôm, chắc chắn và có độ bền cao, được xem là bộ khung cho bánh xe.

Các phần của vành bánh xe gồm:

  • Lòng vành: Có tác dụng giữ chặt lốp xe trên vành. Lòng vành có tiết diện dạng sơ khai hình chữ U, ở dạng liền hay dạng rời. Lòng vành của ô tô con là dạng tấm liền có thể hàn với mâm vành, hay đúc liền với mâm vành (a) bằng hợp kim nhôm nhẹ. Trọng lượng của loại đúc liền nhẹ hơn loại hàn từ thép tấm đến 20 + 40%. Các rãnh sâu ở giữa lòng vành cho phép dễ dàng tháo lắp lốp
  • Mâm vành: Là phần chịu tải của vành bánh xe. Mâm vành có các bề mặt định vị đồng tâm với moay ơ, trục, đảm bảo cho bánh xe quay phẳng, đồng tâm và được giữ chặt trên moay ơ

Nan hoa

Nan xe đạp là những thanh nhỏ làm bằng thép, giữ vai trò kết nối giữa trục xe với vành xe, giúp cố định hình dạng và tăng sức chịu lực cho bánh xe. Nhờ có nan hoa mà bánh xe được căng đều và không bị méo mó khi chuyển động. Thường mỗi bánh xe đạp cần có 36 nan hoa để giúp cho bánh xe quay mượt và giữ được cân bằng khi di chuyển.

Nguyên lý hoạt động

Khi có lực tác động của bàn chân lên bàn đạp, nan hoa giúp truyền momen của lực xoắn từ trục bánh ra ra vành bánh xe giúp cho xe chuyển động. Nan hoa kết hợp với ốc vít cố định ở vành giúp cho bánh xe quay đúng, bảo vệ hình dạng bánh xe không bị bóp méo giúp cho quá trình chuyển động diễn ra an toàn.

Phân biệt các loại nan hoa phổ biến hiện nay:

  • Nan hoa chão thẳng: Không có khúc khuỷu cong ở cuối căm như các loại truyền thống, thường có kích thước chiều rộng là 2mm, bằng nhau cho toàn bộ. Các nan hoa này được thiết kế vô cùng đơn giản và giá thành cũng rất mềm so với những loại khác. Chúng được sử dụng cho bánh xe tiết kiệm trọng lượng để dễ dàng di chuyển và điều khiển xe.
  • Nan hoa đơn lưỡi: Được thiết kế có phần dày hơn một chút ở phần gần nhất trung tâm. Nó còn gọi là phần cổ của mâm giúp giảm được trọng lượng bánh xe nhưng vẫn giữ được độ cứng và chắc chắn.

Lốp xe

Lốp xe đạp là gì? Lốp xe đạp là phần vỏ ngoài của bánh xe, được làm từ cao su tổng hợp. Bánh xe có lốp bao bọc bên ngoài giúp tăng độ êm khi xe chuyển động trên đường.

Phân loại một số lốp xe đạp phổ biến:

  • Lốp xe đạp công nghệ NANO: Bằng cách trộn các hạt carbon nhỏ (bao gồm các hạt có kích thước nano -1 phần tỷ mét) với cao su trong một thời gian dài trước khi ép và tạo khuôn. Sản phẩm sau khi gia công có độ mài mòn thấp và độ bền lớn, không bám đinh. Lốp xe đạp thể thao cao cấp hiện nay đều sử dụng lốp công nghệ NANO.
  • Lốp xe đạp không săm: Bên trong lốp không săm được phủ một lớp màng halobutyl hoặc chlorobutyl để ngăn không khí xâm nhập. Do đó, lốp chính là bộ phận giữ hơi cho xe chứ không phải săm như các loại lốp thông thường. Lốp không săm, tự giữ hơi nên cũng tản nhiệt tốt hơn, nhất là khi lắp vành kim loại.
  • Lốp xe đạp không hơi (ERW): Được làm bằng cao su cao cấp, có độ đàn hồi cao và được thiết kế với cấu trúc đặc biệt không giống như các loại lốp xe đạp khác. Nếu như những chiếc lốp xe đạp thông thường có thêm săm bơm hơi thì bên trong chiếc lốp ERW đặc biệt này có rất nhiều miếng đệm cao su để giúp tối ưu hóa khả năng hấp thụ sốc của xe ngay cả trên địa hình gồ ghề nhất.

Nguyên lý hoạt động

Hệ thống chuyển động của xe đạp có nhiệm vụ chuyển đổi lực tác dụng từ người dùng vào xe thành động lực để xe chuyển động. Khi đạp bàn đạp, lực truyền đi qua đùi xe sẽ làm cho trục giữa quay, dẫn đến đĩa quay và làm xích chuyển động. Nhờ đó, xích kéo líp và bánh sau cùng quay (bánh chủ động). Bánh xe quay quanh trục và chuyển động đều trên đường giúp xe tiến về trước với nguyên tắc như sau:

  • Bàn đạp nhận một lực từ chân người đạp rồi truyền lần lượt đến đùi xe, trục giữa lên đĩa, xích lên líp. Sau đó truyền đến bánh xe sau và xe chuyển động.
  • Nhờ sự ăn khớp giữa các mắc xích và răng trên đĩa, líp mà chuyển động được truyền dần từ trục tới xích xe, được gọi là truyền động xích. Vận tốc di chuyển của xe phụ thuộc vào tốc độ đạp xe của người dùng và tỉ số truyền của bộ truyền động xích.
  • Xe đạp gồm những bộ phận gì? Tất cả những điều bạn cần biết
    Ghi đông xe đạp

Hệ thống lái

Tay lái (ghi đông)

Tay lái (Ghi đông) xe đạp là gì? Ghi đông xe đạp hay còn được gọi là tay lái xe đạp, được gắn vào phía trước xe, dùng để điều khiển hướng đi cho xe và góp phần giữ thăng bằng cho người lái khi đạp xe. Ngoài ra, người ta còn lắp thêm thắng (phanh), chuông hay cần sang số tại vị trí tay lái để tiện sử dụng hơn.

Phân loại các loại ghi đông:

  • Ghi đông thẳng (Flat bar): Là loại ghi đông được sử dụng phổ biến trên các loại xe đạp, đặc biệt là xe đạp leo núi. Ghi đông được thiết kế như một ống thẳng. Khi sử dụng ghi đông này, người lái xe sẽ hơi cong nhẹ người về phía trước và điều khiển khá dễ dàng nhờ vào cấu tạo tối giản, dễ sử dụng.
  • Ghi đông cong (Drop bars): Chưa được sử dụng phổ biến ở Việt Nam so với ghi đông thẳng, đa số được những người nước ngoài sử dụng khi đi phượt. Ghi đông này thường sử dụng trong các loại xe đạp touring hay xe đạp đua với bộ chuyển dùng tay lắc. Nó có đặc trưng điển hình là phần trung tâm được nối với thân, mỗi đầu hướng về phía trước hoặc hướng xuống quay về phía người lái.
  • Ghi đông dốc (Riser bars): Là biến thể của ghi đông phẳng, là một phiên bản nâng cấp tay lái khác trên xe đạp leo núi. Trong đó, chiều dài tính từ trung tâm ghi đông ra ngoài mỗi bên là khoảng từ 200 – 300 mm. Cấu tạo đơn giản và chiều dài lý tưởng có thể cung cấp cho người lái nhiều vị trí để tay. Người lái cũng sẽ có tư thế thẳng hơn so với tư thế hơi cuối người về trước khi sử dụng ghi đông phẳng.

Cổ phuộc

Phuộc xe đạp hay còn gọi là bộ phận giảm xóc nằm phía trước xe đạp, hỗ trợ giữ bánh xe trước với thân xe và giảm tối đa các xung lực tác động lên xe khi di chuyển. Đây là bộ phận quan trọng giúp người lái điều khiển và cân bằng xe đạp dễ dàng hơn trong mọi địa hình. xe đạp có chức năng hướng dẫn và nâng đỡ trọng lượng xe thông qua bánh xe trước.

Phuộc thường có 2 loại là phuộc bánh trước và phuộc bánh sau, tùy từng nhà sản xuất và mục đích sử dụng xe vào loại địa hình nào.

Phân loại phuộc xe đạp:

  • Phuộc không giảm xóc: Loại phuộc có dạng ống kim loại, bên trong rỗng và không có chức năng giảm xóc cho xe đạp. Tác dụng của loại phuộc này là giúp người lái hạn chế việc mất sức khi đạp xe trên những đoạn đường trường hay đoạn đường có địa hình bằng phẳng
  • Phuộc có giảm xóc: Gồm có 2 loại là phuộc lò xo và phuộc hơi. Mỗi loại sẽ có đặc điểm riêng biệt và phù hợp với loại xe khác nhau.
  • Phuộc lò xo: Loại phuộc sử dụng lực nén của lò xo từ bên trong để phản hồi lực nhún, không phụ thuộc quá nhiều vào lực tác động từ bên ngoài. Loại phuộc này thường có trọng lượng nặng hơn phuộc không giảm xóc.
Xe đạp gồm những bộ phận gì? Tất cả những điều bạn cần biết
Cổ phuộc xe đạp

Nguyên lý hoạt động

Hệ thống lái đóng vai trò điều khiển hướng đi của xe sao cho thuận tiện và dễ dàng nhất. Hướng đi của xe phụ thuộc vào hướng của bánh trước, do người lái điều khiển theo nguyên lý:

  • Tay người lái điều khiển, tác động lên tay lái xe, lực truyền lần lượt đến cổ phuộc, càng trước, bánh xe trước và dẫn đến thay đổi hướng chuyển động của xe. Nói cách khác, xe chạy đến hướng nào là do bánh trước được điều khiển rẽ sang hướng đó (trái hay phải).
  • Người đi xe sẽ điều khiển tay lái của xe (ghi- đông), lực sẽ được truyền đến cổ phuộc. Tiếp đó là đến càng trước rồi ảnh hưởng đến bánh xe trước. Cuối cùng bạn sẽ có thể thay đổi hướng chuyển động của xe.

Hệ thống phanh

Phanh xe đạp là gì? Phanh xe đạp hay còn được gọi là thắng xe đạp, là bộ phận giúp làm giảm tốc độ của xe hoặc ngăn không cho xe tiếp tục di chuyển. Nhờ vào bộ phận này, người dùng có thể điều khiển xe với tốc độ chậm dần hoặc dừng hẳn bằng cách bóp cần thắng xe. Tuy nhiên, nếu muốn dừng lại, người lái nên giảm dần tốc độ của xe trước rồi mới bóp phanh cho xe dừng.

Hệ thống phanh giúp xe giảm tốc độ hoặc dừng lại theo ý muốn. Nhờ đó người lái có thể làm chủ được tốc độ của xe và đảm bảo được an toàn trong quá trình lái. Dựa vào đặc điểm cấu tạo, phanh được chia ra thành 2 loại là phanh đĩa và phanh niềng.

Một hệ thống phanh hoàn chỉnh đều bao gồm:

  • Tay phanh: Đây là bộ phận được gắn trên ghi đông (tay lái) của xe đạp, giúp người sử dụng có thể bóp phanh để kéo cáp truyền lực xuống củ phanh.
  • Dây phanh: Là bộ phận nối giữa tay phanh xe đạp và củ phanh xe đạp, giúp truyền lực kéo khi bóp phanh.
  • Cụm má phanh: Được gắn ở khu vực liên kết với bánh xe, có tác dụng giảm ma sát để điều khiển tốc độ xe.

Phân loại các loại phanh:

  • Phanh niềng (còn gọi là phanh cơ): Thường được kích hoạt bởi một đòn bẩy gắn ở bị trí tay lái. Hoạt động dựa trên cơ chế ma sát tác dụng lên vành bánh xe khi quay làm giảm tốc độ của bánh xe. Phanh có có ưu điểm là đơn giản, gọn nhẹ và giá thành rẻ. Tuy nhiên, lực ma sát khi phanh tác động vào vành xe dễ làm mòn vành và yếu bánh xe.
  • Phanh đĩa: Cấu tạo gồm một đĩa kim loại hoặc “rotor” được gắn vào trung tâm bánh xe và được kích hoạt bằng dây phanh hoặc thủy lực. Đĩa phanh có thể xoay với bánh xe cố định trên trục. Dây phanh sẽ được gắn vào khung hoặc đĩa cùng với tấm lót, cơ chế phanh là gây ép các trục quay của bánh xe để phanh. Tuy nhiên tích tụ nhiệt độ cao khi hoạt động và có thể làm phanh không ăn hoặc hỏng phanh.

Nguyên lý hoạt động

Khi người lái bóp tay thắng, lực truyền theo dây thắng đến má phanh, đẩy má phanh ép vào bánh xe đang quay tạo ra ma sát lên bánh xe. Khi điều chỉnh bằng cách tăng áp suất tại cần phanh, lực ma sát sẽ tăng lên, kết hợp với kẹp của phanh để giảm tốc độ di chuyển của xe đạp.

Xe đạp gồm những bộ phận gì? Tất cả những điều bạn cần biết
Tay phanh xe đạp

Các bộ phận khác

Khung sườn

Khung xe đạp là bộ phận quan trọng nhất của một chiếc xe, trên đó bánh xe và các bộ phận khác được lắp vào. Cấu tạo của khung xe đạp bao gồm hai hình tam giác: một hình tam giác chính và một hình tam giác phía sau được ghép nối lại với nhau.

Khung xe đạp được ví như linh hồn của một chiếc xe vì nó có chức năng kết nối và liên kết các chi tiết như tay lái, bánh xe, yên, đĩa,… để tạo nên một chiếc xe đạp hoàn chỉnh, tạo hình, tạo dáng khí động học cho một chiếc xe.

Khung chịu lực của xe đạp ngày nay thường được làm từ hợp kim thép, hợp kim nhôm, carbon, titan,… để tăng độ bền.

Yên xe

Yên xe là vị trí ngồi của người lái, giúp cho người lái xe đạp có được vị trí điều khiển xe ổn định, thoải mái và hợp lý nhất.

Yên xe đạp gồm các bộ phận:

  • Vỏ yên xe: Thường làm bằng chất liệu tổng hợp như da để đảm bảo độ êm cho người dùng khi đạp xe.
  • Phần yên cứng: Định hình cho yên xe, thường có phần mũi được thiết kế gọn và bo tròn lại. Thiết kế này giúp người đạp ngồi được thoải mái nhưng vẫn hoạt động dễ dàng.
  • Khung dưới yên xe: Là phần kết nối giữa yên xe và các phần còn lại của xe. Hầu hết các loại yên xe đều có bộ phận này được cấu tạo từ 2 đường song song. Ngoài ra, ở một số loại xe, bộ phận này cũng có 1, 3 hoặc 4 đường.
  • Bộ phận siết chặt: Là chi tiết nối yên xe với bộ phận điều chỉnh độ cao của yên, giúp đảm bảo cho yên được giữ chắc chắn và cố định trên xe.
  • Bộ phận điều chỉnh độ cao: Một yên xe đạp có thể được cấu tạo từ một hoặc nhiều bộ phận này. Nó còn giúp hấp thụ hoặc làm yếu đi sự rung và sốc truyền lên bởi khung xe trong quá trình đạp xe.
Xe đạp gồm những bộ phận gì? Tất cả những điều bạn cần biết
Yên xe đạp

Ổ bi

Ổ bi là bộ phận giúp giảm thiểu ma sát. Bi được đặt ở giữa những chi tiết có chuyển động thường xuyên xoay tròn với nhau như: moay-ơ liên kết với trục bánh trước và trục bánh sau…

Cấu tạo của ổ bi thường bao gồm: côn, bi, nồi. Côn xe được lắp vào trục (hay được thiết kế liền trục giống như ở trục giữa). Khi xe chuyển động, bi sẽ lăn giữa côn và nồi. Đồng thời, ổ bi cũng được lắp ở giữa moay-ơ và trục bánh xe. Nếu không có ổ bi thì khi quay moay-ơ sẽ hoạt động cọ xát lên trục. Dẫn đến việc sinh ra ma sát lớn, làm cho nhiệt độ tại mối ghép tăng lên nhanh chóng khiến chi tiết bị mài mòn nhanh hơn.

Chuông

Chuông xe đạp có dạng hình vòm, thường được làm bằng kim loại như thép, titan,... Chuông có cấu tạo rỗng bên trong chứa cần kim loại và lò xo. Khi gạt cần, lò xo sẽ di chuyển và khi thả cần lò xo chạy về vị trí ban đầu tạo ra âm thanh. Chuông có vai trò báo hiệu khi đi đường như còi xe.

Đèn xe

Đèn xe đạp thể thao còn được gọi là thiết bị chiếu sáng, đảm bảo an toàn cho người lái khi di chuyển trên những con đường tối. Đèn xe cũng góp phần làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho xe đạp, tạo niềm vui và sự thú vị khi đạp xe.

Phân loại đèn xe đạp:

  • Đèn xe đạp chiếu sáng phía trước: Thường được gắn ở tay lái hoặc trên mũ bảo hiểm. Trong trường hợp đi vào trong rừng vào ban đêm bạn nên gắn đèn lên cả ở tay lái và mũ để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
  • Đèn xe đạp chiếu sáng phía sau: Thường được gắn vào yên xe, balo hoặc phía sau mũ bảo hiểm của mình. Ở một số dòng xe có trang bị gác baga tích hợp sẵn (phụ kiện thường được trên gắn ghi đông, yên xe cho xe đạp thể thao, được làm bằng sợi carbon hợp kim nhôm) để bạn gắn đèn xe vào phần đuôi.
  • Đèn xe đạp chiếu sáng 2 bên: Trực tiếp gắn vào hai bên khung xe hoặc gắn vào căm. Nếu gắn vào căm sẽ rất hữu ích vì tạo ra được những nguồn sáng chuyển động, dễ gây chú ý khi đi một mình.

Tiêu chí chọn mua đèn xe đạp:

  • Thương hiệu đèn: Người mua nên lựa chọn những sản phẩm đến từ thương hiệu nổi tiếng để có dịch vụ và chế độ bảo hành sản phẩm tốt.
  • Bóng đèn LEDs: Bạn nên lựa chọn bóng đèn LEDs sử dụng năng lượng chiếu sáng có hiệu suất cao.
  • Độ sáng Lumen: Người dùng cần đèn có độ sáng 400 lumen trở lên, đối với những nơi độ sáng yếu thì cần chuẩn bị độ sáng trên 700 lumen.
  • Thiết kế quang học: Đèn xe được thiết kế quang học cho khả năng chiếu sáng cao hơn nhờ sử dụng thấu kính tập trung ánh sáng chiếu về mặt đường, đồng thời cũng ít tiêu thụ năng lượng hơn.
  • Vị trí gắn đèn: Người dùng tuỳ vào nhu cầu sử dụng để chọn đèn gắn ở phía trước, gắn ghi đông và gắn tại nón bảo hiểm hoặc gắn ở hai bên khung xe.

Tấm chắn bùn

Tấm chắn bùn là gì? Tấm chắn bùn xe đạp là bộ phận dùng để ngăn cản nước bẩn trên đường, theo bánh xe bắn lên người lái, được lắp đặt phía trên bánh xe, thường có dạng hình vòng cung và ôm cong theo bánh xe. Phụ kiện xe đạp này được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau, trong đó có thể kể đến như cao su, nhựa hoặc lõi nhôm bọc nhựa siêu nhẹ.

  • Tấm chắn bùn kiểu truyền thống: Thường có kiểu dáng giống hình vòng cung, che gần 1/2 chiều dài bánh xe đạp. Tấm chắn bùn này thường xuất hiện nhiều trên những dòng xe đạp truyền thống, ngăn cản hiệu quả nước mưa theo bánh xe bắn lên. Tấm chắn bùn kiểu truyền thống được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, tùy vào nhà sản xuất, có thể kể đến như nhựa hoặc nhôm.
  • Tấm chắn bùn kiểu clip-on: Thường có chiều dài ngắn hơn kiểu truyền thống, được sử dụng phổ biến trên các loại xe đạp đua hoặc xe đạp địa hình. Phụ kiện này chủ yếu được làm từ nhựa hoặc cao su, dễ dàng vệ sinh và lắp đặt.
  • Tấm chắn bùn kiểu MTB: Thường được sử dụng trên các dòng xe đạp địa hình. Chất liệu chủ yếu của phụ kiện này là nhựa, hạn chế tối đa tình trạng kêu to khi di chuyển trên đường gồ ghề và có nhiều sỏi đá.
Xe đạp gồm những bộ phận gì? Tất cả những điều bạn cần biết
Kính chiếu hậu xe đạp

Kính chiếu hậu

Kính chiếu hậu xe đạp là phụ kiện dùng để gắn lên ghi đông xe đạp và cố định bằng móc cao su đàn hồi thật chắc chắn. Phụ kiện này có khả năng giúp người điều khiển xe đạp dễ dàng quan sát phía sau.

Phân loại kính chiếu hậu:

  • Kính gù: Là một trong những loại kính chiếu hậu xe đạp có kích thước tương đối nhỏ gọn. Loại kính này thường được gắn ở phần tay lái xe, nó có thể quay linh hoạt các góc chiếu khác nhau tùy theo nhu cầu của người dùng và không chiếm quá nhiều diện tích nên cực kỳ tiện dụng khi lái xe.
  • Kính tròn: Được trang bị gương cầu, cho người dùng góc quan sát rộng hơn so với các loại kính khác. Một trong những ưu điểm của loại kính này là có phần pad gắn được làm từ silicon dẻo cố định từng nấc nên có thể dùng để gắn ở rất nhiều vị trí khác nhau ngoài tay xe đạp.
  • Kính có đèn: Tiện dụng nếu bạn thường xuyên sử dụng xe đạp vào buổi tối. Loại kính này thường được gắn cố định tại phần tay lái, tuy nhiên vẫn có thể xoay đến nhiều góc nhìn linh hoạt phù hợp với nhu cầu.