1. Xông lá lốt có tác dụng gì?
Lá lốt là loại cây ưa mọc ở những nơi ẩm ướt tại các vùng trung du và miền núi. Theo y học cổ truyền, lá có vị hơi cay, tính ấm, giảm hàn… Lá lốt chứa các ancaloit và tinh dầu có nhiều tác dụng đối với sức khỏe khi sử dụng phương pháp xông hơi như:
- Hiệu ứng nhà kính là gì? Nguyên nhân, hậu quả và cách khắc phục
- Bí mật mấy năm nhuận một lần và cách tính nó
- Các hình thức xử lý người dưới 14 tuổi phạm tội
- Trường đại học Văn Hiến – Học phí, mã trường, điểm chuẩn đầu vào và đầu ra,…
- 17 tuổi có được thi bằng lái xe máy? Mức phạt lái xe khi chưa đủ tuổi?
1.1. Hỗ trợ điều trị xoang
Tinh dầu paperin trong lá lốt là kháng sinh tự nhiên có khả năng điều trị bệnh viêm xoang hiệu quả, đơn giản. Lá có tính ấm, chống phong hàn nhẹ, giải quyết các vấn đề về đường hô hấp như viêm họng, viêm xoang…
Bạn đang xem: Ngỡ ngàng với lợi ích không ngờ của xông hơi bằng lá lốt
1.2. Chữa nhức xương khớp
Các chất Ancaloit, Beta-caryophylen, Benzylaxelat…. trong lá lốt có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Vì thế, chúng có thể hỗ trợ làm giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp như loãng xương, thoái hóa khớp, bệnh gout…
1.3. Làm sáng da, trị mụn
Lá lốt chứa nhiều dưỡng chất quan trọng đối với làn da như phenol, alkaloid, benzyl axetat…. Chúng bổ sung dưỡng chất cần thiết cho làn da để làn da trở nên đều màu và trắng mịn hơn. Ngoài ra, thông qua phương pháp xông hơi mặt bằng lá lốt, làn da cũng được bổ sung ẩm, cân bằng độ pH cho da.
1.4. Xông lá lốt chữa trĩ
Hoạt chất piperin trong lá lốt có tính kháng khuẩn, kháng viêm, chống nhiễm trùng búi trĩ, phục hồi niêm mạc bị tổn thương. Chúng cũng chứa các dưỡng chất vitamin C, sắt, chất xơ… giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phòng ngừa tình trạng táo bón, suy nhược do trĩ, thiếu máu…
2. Hướng dẫn cách xông lá lốt
Mỗi phương thuốc, việc áp dụng đúng cách là rất quan trọng. Bởi nếu không áp dụng đúng cách, kết quả không thể đạt như mong muốn. Vì thế, để tránh điều này xảy ra, dưới đây là những công thức xông hơi bằng lá lốt chuẩn mà bạn đọc không nên bỏ qua.
2.1 Cách xông lá lốt chữa xương khớp
Bạn có thể sử dụng lá lốt kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau để đảm bảo hiệu quả và áp dụng công thức dưới đây.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 40 g lá lốt
- 45 g cây xấu hổ
- 25 g cây long não
- 15 g quế chi
Cách thực hiện:
– Phương pháp truyền thống
Xem thêm : Tuổi Giáp Thân 2004 Mệnh Gì? Hợp Với Tuổi Gì, Hợp Màu Gì?
Đối với phương pháp truyền thống, bạn sẽ sử dụng dụng cụ nồi, chăn, bát và bếp để đun sôi nguyên liệu và sử dụng hơi nóng điều trị xương khớp toàn thân.
- Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị. Vò nát các nguyên liệu và bỏ vào nồi.
- Bước 2: Cho nước vào nồi và đun bằng lửa lớn. Khi nước sôi, bạn văn lửa nhỏ và tiếp tục đun trong vòng 15 phút để tận dụng tinh chất trong lá.
- Bước 3: Sử dụng khăn trùm kín người hoặc lều xông hơi. Mở nắp nồi nước xông từ từ để hơi nóng thoát ra.
Bạn tiến hành xông trong vòng 5 – 15 phút đến khi mồ hôi toát ra đều toàn thân. Mỗi liệu trình nên áp dụng 2-3 lần/ tuần, thực hiện 2 tuần liên tiếp và nghỉ 1 tuần.
– Phương pháp hiện đại
Đối với phương pháp này, bạn không cần phải trang bị quá nhiều dụng cụ hay phải tốn thời gian đun nấu và chỉ cần ngồi thư giãn trong phòng xông hơi ướt.
Ngoài ra, bạn có thể xông hơi toàn thân để điều trị xương khớp nhưng không lo về vấn đề nhiệt độ xông giảm xuống. Vì thế, bạn có thể điều trị trong thời gian dài.
Đặc biệt, ngoài tác dụng điều trị xương khớp, xông hơi trong phòng xông hơi ướt cũng cải thiện tuần hoàn máu, tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Sức khỏe của bạn được cải thiện rõ rệt. Các bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Rửa sạch nguyên liệu và vò nát các nguyên liệu đã chuẩn bị cho vào hộp đựng hương liệu của phòng xông hơi ướt.
- Bước 2: Điều chỉnh nhiệt độ, thời gian của phòng xông hơi. Đường thoát hơi nóng của máy xông hơi đưa vào ô mặt sau của hộp, đi qua lá xông giúp các dưỡng chất, hương thơm thoát ra ngoài phòng xông.
Hương thơm và dưỡng chất lan tỏa khắp phòng trong suốt thời gian xông. Bạn chỉ cần ngồi tận hưởng trong băng ghế và thư giãn cơ thể. Bạn có thể tham khảo các mẫu phòng xông hơi ướt thịnh hành nhất Tại đây.
2.2 Cách xông mặt bằng lá lốt trị mụn, sáng da
Xông lá lốt làm giãn nở lỗ chân lông để đào thải các độc tố, bụi bẩn, bã nhờn gây mụn, làm sạch, làm sáng da. Ngoài ra, xông hơi bằng lá lốt có tính chất kháng viêm tốt.
Nguyên liệu chuẩn bị:
- 50 g lá lốt
- 2 thìa muối tinh
Cách thực hiện:
Xem thêm : Lịch âm 12/7, xem âm lịch hôm nay Thứ Ba ngày 12/7/2022 ngày tốt hay xấu? Lịch vạn niên 12/7/2022
Bước 1: Rửa sạch lá lốt đã chuẩn bị và loại bỏ các lá héo, lá khô, úa vàng. Vò nát lá lốt cho vào nồi
Bước 2: Cho 500ml nước sạch vào nồi lá lốt. Đun bằng lửa lớn đến khi nước sôi. Điều chỉnh lửa nhỏ và tiếp tục nấu trong vòng 15 phút.
Bước 3: Tắt bếp để nguội nước đạt nhiệt độ 35 độ C. Trùm kín khăn qua đầu và tiến hành xông hơi cách mặt 25 cm để không bị bỏng da.
2.3 Cách xông mũi bằng lá lốt
Xông mũi bằng lá lốt trị viêm xoang là cách phổ biến và hiệu quả. Việc áp dụng phương pháp này cũng tương đối đơn giản từ nguyên liệu dễ tìm. Bạn có thể thực hiện như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- 50 g lá lốt
- Muối tinh
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch lá lốt và ngâm vào nước muối pha loãng để loại bỏ vi khuẩn.
- Bước 2: Cho lá lốt vào nồi nước, đun sôi trong vòng 10 phút. Đậy nắp để tinh dầu không thoát ra ngoài.
- Bước 3: Khi nước sôi, tắt bếp, đổ nước vào ly nhỏ. Tập trung hít sâu, thở ra chậm rãi, đều hơi để tinh chất đi sâu vào hốc xoang. Dịch mũ được làm loãng để thoát ra ngoài.
Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người nhưng đây vẫn là phương pháp đơn giản, tiết kiệm, không tốn kém quá nhiều chi phí. Phương pháp này áp dụng hiệu quả khi bệnh còn nhẹ.
3. Những lưu ý khi xông hơi bằng lá lốt
Mặc dù lá lốt có nhiều hiệu quả đối với sức khỏe nhưng khi áp dụng phương pháp này, bạn vẫn nên lưu ý khi sử dụng phương pháp này như sau:
- Làm sạch da: Trước khi xông, bạn nên làm sạch da mặt và da toàn thân bởi khi xông hơi, lỗ chân giãn nở, vi khuẩn, bụi bẩn bám trên da có thể xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
- Dùng khăn mềm lau nhẹ: Sau khi xông hơi, mồ hôi thải độc thoát ra ngoài qua lỗ chân lông và động trên bề mặt xông. Vì thế, sau khi xông, bạn nên dùng khăn lau phần nước này để không làm tích nước gây bệnh.
- Bổ sung nước sau khi xông: Bạn nên uống 1 – 2 ly nước ấm hoặc nhiệt độ thường để bổ sung lượng nước đã mất khi xông hơi.
- Không tắm, rửa mặt sau khi xông: Điều này khiến các lỗ chân lông co lại, gây ứ trệ, khí huyết không lưu thông. Mặc dù sử dụng nước ấm nhưng các lỗ chân lông tiếp tục giãn ra, làm mất dương khí, không có lợi cho sức khỏe.
- Message nhẹ: làm sạch các lớp sừng hóa trên bề mặt và điều hòa chức năng bài tiết mồ hôi, tuyến nhờn. Đồng thời, khả năng lưu thông máu, dinh dưỡng đến da gia tăng.
- Xông 1 – 2 lần/tuần: Không nên xông hơi liên tục bởi điều này khiến cơ thể mất hơi nước, ảnh hưởng đến tim mạch.
- Thời gian xông: Đối với xông mặt, bạn nên xông trong khoảng 10 – 15 phút tùy thuộc vào loại da. Đối với xông toàn thân, bạn nên xông trong khoảng 30 – 45 phút.
Trên đây là những thông tin hữu ích về xông hơi bằng lá lốt mà Hợp Phát Sauna muốn gửi đến các bạn. Nếu bạn đang mong muốn sở hữu phong xông hơi ướt kết hợp phòng tắm để tăng lợi ích của việc xông hơi bằng lá lốt, dược liệu thiên nhiên, bạn có thể tham khảo dịch vụ thiết kế, thi công phòng xông hơi ướt của Hợp Phát Sauna giúp thư giãn toàn thân.
Hợp Phát Sauna – đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm phòng xông hơi, bồn tắm massage, bể bơi cao cấp. Mọi câu hỏi của các bạn có liên quan đến dòng sản phẩm này vui lòng gọi điện đến hotline 0983 989 885 để được hỗ trợ miễn phí.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp