Gen Z và những thay đổi trong xu hướng âm nhạc

Âm nhạc không chỉ để giải trí mà còn phản ánh tâm trạng, cảm xúc của cả một thời đại. Gen Z và những thay đổi trong xu hướng âm nhạc cho chúng ta thấy sự phá cách trong sở thích nghe, sáng tác, biểu diễn âm nhạc. Xu hướng âm nhạc góp phần truyền tải mạnh mẽ nhịp thời đại, đây cũng là nội dung quân sư muốn chia sẻ đến bạn đọc hôm nay. MỤC LỤC: 1- Âm nhạc là gì? 2- Thế giới âm nhạc của gen Z 3- So sánh âm nhạc ngày xưa và âm nhạc ngày nay 4- Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng âm nhạc của Gen Z 5. Ưu, nhược điểm của xu hướng âm nhạc gen Z 6. Xu hướng về âm nhạc của Gen Z Tuyển dụng việc làm lương hấp dẫn>>> Xem thêm: Việc làm lương cao

1- Âm nhạc là gì?

Âm nhạc là bộ môn nghệ thuật sử dụng âm thanh để diễn đạt tâm trạng, cảm xúc của người viết, người hát, người nghe. Mỗi thể loại âm nhạc có những đặc điểm thể hiện câu chữ, giai điệu, màu sắc âm nhạc khác nhau. Ví dụ như cải lương sẽ là những bài ca dài 15 phút, còn nhạc ballad thì tối đa chỉ khoảng 05 phút.

Xu hướng âm nhạc là những lựa chọn thưởng thức âm nhạc được đại đa số con người sống trong một xã hội, tại một giai đoạn nhất định lựa chọn nhiều. Nhìn vào xu hướng âm nhạc từng thời điểm, lịch sử có thể định hình được nhịp sống cũng như nhận ra những tâm lý, cảm xúc thường phát sinh trong xã hội vào thời điểm đó.

2- Thế giới âm nhạc của gen Z

Thế giới âm nhạc của Gen Z cực kỳ phong phú từ thể loại, tiết tấu, âm hưởng … đều có sự sáng tạo lớn, tạo nên những nội dung âm nhạc mới mẻ liên tục, không cho sự nhàm chán có cơ hội xuất hiện.

Với Gen Z, âm nhạc phản ánh tâm hồn, phản ánh cảm xúc, vai trò như một liều thuốc xoa dịu tinh thần. Mà cảm xúc thì mỗi lúc mỗi khác nên xu hướng âm nhạc Gen Z hướng đến luôn là đa thể loại. Khi buồn nghe nhạc trữ tình, khi vui nghe nhạc sôi động, khi cần lên tinh thần thì nghe nhạc remix…

Mỗi quốc gia có những cách thể hiện âm nhạc khác nhau, nhờ có mạng Internet mà âm nhạc toàn cầu dễ dàng có sự giao thoa, học hỏi lẫn nhau. Trào lưu âm nhạc được thế giới hướng đến, Gen Z Việt Nam cũng dễ dàng nắm bắt và sáng tạo cái riêng cho âm nhạc Việt.

Không chỉ thích âm nhạc, Gen Z còn thích cả những ca sĩ, vũ đạo, cách ăn mặc… khi thể hiện âm nhạc trong những sản phẩm âm nhạc nổi tiếng. Điển hình là trào lưu thời trang K-pop, cover vũ đạo trên tiktok… đang “hot” rần rần trên mạng. Xu hướng âm nhạc

>>> Bạn có thể xem thêm: Tổng hợp các xu hướng gen Z trong thời đại công nghệ số

3- So sánh âm nhạc ngày xưa và âm nhạc ngày nay

So sánh dưới đây sẽ cho ta thấy rất nhiều nét khác biệt giữa âm nhạc ngày xưa và âm nhạc ngày nay:

STT

Tiêu chí

Âm nhạc ngày xưa

Âm nhạc ngày nay

1

Thể loại âm nhạc nổi bật

Dân gian, truyền thống

Hiện đại, du nhập từ nhiều quốc gia

2

Truyền tải âm nhạc

Băng, đĩa, tivi, sách bài hát

Truy cập mạng Internet

Tự tải nhạc về thẻ nhớ, về máy vi tính

3

Tuổi thọ sản phẩm âm nhạc

Lâu dài, điển hình như dòng nhạc tiền chiến, nhạc Bolero

Rất ngắn, các bản “hit“nhanh chóng bị thay thế chỉ sau 1 – 2 năm.

4

Tốc độ ra sản phẩm âm nhạc mới

Rất lâu

Rất nhanh, thậm chí cùng một thời điểm có nhiều sản phẩm xuất hiện

5

Lời hát, nội dung âm nhạc

Chau chuốt, sâu sắc, để lại dấu ấn lớn

Hời hợt, ít trau chuốt, không để lại dấu ấn sâu sắc

6

Cảm xúc âm nhạc

Mang đậm dấu ấn thời chiến, âm điệu buồn, da diệt, đi sâu vào lòng người.

Đa dạng, hướng đến nhiều tình huống cảm xúc trong cuộc sống

7

Dấu ấn âm nhạc Việt

Mạnh mẽ như cải lương, hát bội, dân ca

Hòa nhập cùng âm nhạc thế giới, nét riêng không nhiều

8

Nhạc cụ tạo âm thanh

Sử dụng nhạc cụ tự nhiên, âm thanh trong trẻo

Sử dụng nhạc cụ điện tử, âm thanh phá cách

9

Ưu tiên sáng tạo âm nhạc

Chú trọng đến ca từ, nội dung

Chú trọng giai điệu, nhịp điệu

4- Các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng âm nhạc của Gen Z

4.1. Nhịp sống thời đại

Nhịp sống tất bật khiến xu hướng âm nhạc của Gen Z cũng trở nên tất bật theo. Nhịp điệu trong bài hát rất nhanh, bài hát mới ra liên tục, tốc độ lưu lại dấu ấn của sản phẩm âm nhạc không dài. Đây cũng là đặc điểm của thời đại công nghệ số, nơi luôn yêu cầu cao về sự sáng tạo, cải tiến, đổi mới không ngừng.

4.2. Nguồn âm nhạc toàn cầu

Tiếp cận âm nhạc thế giới đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nhờ có mạng Internet, nhờ những nền tảng chia sẻ sản phẩm âm nhạc đa dạng như Youtube, Website âm nhạc… Vì vậy, xu hướng âm nhạc của Gen Z được cập nhật và đổi mới liên tục giữa các thể loại.

4.3. Tâm trạng, cảm xúc phức tạp

Số lượng vấn đề Gen Z đối mặt sớm hơn và nhiều hơn so với những thế hệ trước đó khi ở độ tuổi của họ. Cảm xúc, tâm trạng cũng vì vậy mà đa dạng hơn, có thể thay đổi theo ngày, và để đáp ứng mong muốn xoa dịu, khích lệ tinh thần ở mọi thời điểm mà bản thân cần, xu hướng âm nhạc của Gen Z rất cần sự đa sắc, đa màu.

4.4. Mức độ cạnh tranh, đào thải cao

Lĩnh vực âm nhạc là một ngành nghề có tỷ lệ đào thải cao, những Gen Z làm việc trong lĩnh vực này (như ca sĩ, nhạc sĩ, tổ chức sự kiện âm nhạc…) phải sáng tạo và sáng tạo không ngừng để xây dựng chỗ đứng trong ngành, không thôi sẽ bị lãng quên và bị đào thải. Vì lý do này mà Gen Z không thể để tâm chau chuốt quá nhiều cho một sản phẩm âm nhạc. Xu hướng âm nhạc gen Z

5. Ưu, nhược điểm của xu hướng âm nhạc gen Z

5.1. Ưu điểm

5.1.1. Mang lại thế giới âm nhạc đa màu sắc

Sự đa dạng trong xu hướng âm nhạc của Gen Z giúp xã hội có nhiều sự lựa chọn theo phong cách âm nhạc mà mình yêu thích. Dù chọn thể loại nhạc nào cũng không lo bị đánh giá là lỗi thời, là lập dị nên ai cũng thoải mái hòa mình vào âm nhạc, tìm thấy liệu pháp chữa lành tinh thần phù hợp cho bản thân.

5.1.2. Thôi thúc sự cải tiến, đổi mới ở mọi lĩnh vực

Những giai điệu, ca từ trong âm nhạc có khả năng tác động mạnh đến tâm lý, cảm xúc của người nghe. Vì vậy, những bản nhạc sôi động, ca từ mang tính khích lệ mà Gen Z lan tỏa có thể kích thích năng lượng tích cực, thôi thúc mọi người ở nhiều lĩnh vực làm việc hăng hái hơn, tạo ra nhiều giá trị cao cho cuộc sống.

5.1.3. Tạo cơ hội cho sự sáng tạo thể hiện

Gen Z không chỉ cập nhật xu hướng âm nhạc, mà còn mang đến nhiều sáng tạo âm nhạc cho trào lưu đó. Xu hướng âm nhạc đa dạng, không ngại học hỏi, không ngại thử cái mới giúp cho Gen Z thỏa sức trải nghiệm, có thể những sáng tạo ban đầu chưa nhận được sự ủng hộ nhưng từ những đóng góp ý kiến, chất âm nhạc Gen Z mang lại sẽ dần hoàn thiện.

5.1.4. Hội nhập nhanh cùng nhịp phát triển âm nhạc của thế giới

Âm nhạc chính là một hình thức quảng bá thương hiệu quốc gia đến bạn bè thế giới. Muốn làm được điều này, chất lượng âm nhạc trong nước phải hội nhập để chạm đúng xu hướng âm nhạc của thế giới. Xu hướng âm nhạc Gen Z dựa trên nền tảng công nghệ nên quá trình này được diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều. Điển hình như bài “See Tình” do ca sĩ Hoàng Thùy Linh trình bày được rất đông Tiktoker toàn cầu cover điệu nhảy và điệp khúc, mang âm nhạc Việt Nam đến gần hơn với thị trường quốc tế.

5.2 Nhược điểm

5.2.1. Thiếu sự chau chuốt cho âm nhạc

Nhất là phần lời các bài hát, hầu hết Gen Z đều chọn những sản phẩm âm nhạc có nhịp điệu hay, dễ nghe, lời bài hát chia sẻ một câu chuyện nào đó. Nhưng thực tế cách gieo vần rất nhiều bài không khớp với nốt nhạc, cứ ngang ngang và ca sĩ trình bày thì ráng bẻ cho đỡ cảm thấy “tréo ngoe”. Cho nên, số lượng sản phẩm âm nhạc mà Gen Z lan tỏa thì nhiều nhưng đọng lại trong lòng người nghe không bao nhiêu.

5.2.2. Chạy theo trào lưu, khó định hướng phát triển

Để thích ứng nhanh thị trường, thu hút lượng khán giả cho sản phẩm âm nhạc của mình, Gen Z sẽ chuyển hướng âm nhạc liên tục. Điều này với người nghe thì không sao nhưng với Gen Z làm trong lĩnh vực âm nhạc thì sẽ xảy ra tình trạng mãi loay hoay không định hướng được con đường phát triển mà mình cần tập trung để tạo giá trị riêng cho thương hiệu cá nhân.

5.2.3. Dành nhiều thời gian cập nhật âm nhạc

Tốc độ đổi mới âm nhạc hiện nay rất nhanh, Gen Z lại là thế hệ trẻ, thích cập nhật thông tin và tâm lý không muốn bị đánh giá là lạc hậu nên thời gian Gen Z nghe nhạc, cập nhật âm nhạc chiếm khá cao. Nhiều bạn bị xao nhãng công việc vì vừa làm vừa nghe nhạc nữa. Điều này nên được tiết chế lại để đảm bảo âm nhạc thật sự mang lại giá trị hỗ trợ tích cực cho cuộc sống mỗi người. Âm nhạc gen Z

6. Xu hướng về âm nhạc của Gen Z

Những xu hướng âm nhạc Gen Z đặc biệt yêu thích

6.1. Theo đuổi dòng nhạc sôi động

Những áp lực cuộc sống khiến tâm trạng Gen Z rất dễ chùng xuống, để giúp bản thân thoát khỏi tâm lý này, nhanh chóng lấy lại thăng bằng, Gen Z sẽ chọn những dòng nhạc sôi động, ca từ vui vẻ để nghe, để xem. Dù là những bài nhạc trữ tình nhẹ nhàng thì đa số Gen Z cũng sẽ chọn bản remix sôi động để thưởng thức.

6.2. Trào lưu âm nhạc K-Pop

Làn sóng K-pop đã lan rộng đến cả các nước phương Tây, chiếm lĩnh thị trường âm nhạc toàn cầu. Sự đầu tư về vũ đạo, trang phục của các sao K-pop cũng được đầu tư lớn trong các sản phẩm âm nhạc. Văn hóa Hàn Quốc cũng thuộc văn hóa Châu Á, rất phù hợp với người Việt, vì vậy, không lạ khi những bài hát K-pop, thần tượng K-pop, cách ăn mặc K-pop… được đông đảo thế hệ Gen Z hướng đến.

6.3. Âm nhạc kết hợp vũ đạo đẹp

Cover vũ điệu bài hát đang là trào lưu trong hoạt động giải trí của xã hội. Từ người lớn đến trẻ nhỏ đều thích những sản phẩm âm nhạc hiện đại, có vũ điệu đặc biệt để nhảy lại rồi quay clip chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội. Gen Z chính là tiên phong trong trào lưu này nên xu hướng âm nhạc nhiều Gen Z lựa chọn luôn phải đi kèm hình thức biểu diễn đẹp.

Những thay đổi trong xu hướng âm nhạc của Gen Z hướng đến sự sôi động, tốc độ nhanh và yêu thích sự đổi mới liên tục. Nhìn vào xu hướng âm nhạc, quân sư TalentBold nhận thấy sự năng động ở giới trẻ Gen Z từ những sáng tạo âm nhạc đến khả năng tiếp cận nhanh xu hướng âm nhạc thế giới. Điều này mang đến giá trị tích cực về tinh thần, cảm xúc, liệu pháp tự chữa lành tâm lý… cho xã hội Việt trong thời đại công nghệ kỹ thuật số. Miễn phí đăng tin tuyển dụng

Chi tiết liên hệ: Talentbold – We bold your talents Hotline: 077 259 1080 Mail: sales@talentbold.com Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam