Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình cơ bản và tất yếu của nhà nước ta. Quá trình này cần có sự nhìn nhận đúng đắn của Đảng, nhà nước và định hướng chỉ đạo cụ thể cho nền kinh tế. Trong đó cần nhìn nhận xu thế biến đổi và những thay đổi cần thiết của nền kinh tế đất nước để phát triển. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cần thiết của nước ta trong giai đoạn này là gì?

th?id=OIP

1. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH nước ta?

Cơ cấu kinh tế là ngành nghề, lĩnh vực, vùng, thành phần kinh tế trong mối quan hệ giữa chúng. Cơ cấu kinh tế nước ta bao gồm: nông, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp và xây dựng; dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình làm thay đổi cơ cấu, tỷ trọng, tốc độ và chất lượng của mối quan hệ giữa các ngành và các vùng kinh tế cho phù hợp với đặc điểm kinh tế của các vùng trong cả nước. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là phát triển từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế nông, công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể là:

Chuyển từ nông, lâm, ngư nghiệp truyền thống sang phát triển nông, lâm, ngư nghiệp bền vững, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chế biến thực phẩm; Chuyển từ công nghiệp chủ yếu từ nguyên liệu nhập khẩu sang phát triển công nghiệp theo hướng nguyên liệu có sẵn và gia tăng xuất khẩu; Phát triển ngành dịch vụ, thương mại; Khai thác hiệu quả của hội nhập kinh tế thế giới, tăng đầu tư nước ngoài vào nước ta; Phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường; Đồng thời phải chuyển từ cơ cấu lao động ít kinh nghiệm sang gia tăng cơ cấu lao động tri thức.

2. Tại sao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đồng thời với chuyển dịch cơ cấu lao động?

Để trả lời cho câu hỏi này thì có nhiều lý do dưới đây:

Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá làm gia tăng việc làm về công nghiệp dịch vụ và ngành kinh tế đầu tư nước ngoài, cho người lao động nên cần số lượng lao động lớn; Do ngành kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp cũng được thay đổi, mở rộng ngành công nghiệp chế biến tại địa phương nên hạn chế được sự dịch chuyển lao động từ nông thôn lên thành thị; Do ngành kinh tế phát triển với công nghệ, kĩ thuật hiện đại hơn nên đòi hỏi lao động cũng cần chất lượng hơn. Người lao động phải được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm và tay nghề cao để phù hợp với công việc được yêu cầu. Như vậy những lý do trên có thể hiểu rằng kinh tế gắn liền với sản xuất mà sản xuất gắn liền với lao động nên khi kinh tế thay đổi tất nhiên lao động cũng thay đổi theo.

3. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta?

Như vậy, từ việc phân tích câu nói trên có thể thấy xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ gắn liền với sự thay đổi cơ cấu kinh tế. Bất kể nền kinh tế thay đổi như thế nào, lực lượng lao động cũng vậy:

Chuyển từ lao động thuần nông sang lao động nông nghiệp kết hợp với công nghệ hiện đại và công nghiệp chế biến; Chuyển dịch từ lực lượng lao động nông nghiệp sang lực lượng lao động dịch vụ và công nghiệp; Chuyển từ lực lượng lao động có kỹ năng thấp sang lực lượng lao động có kỹ năng cao; Chuyển từ lực lượng lao động tập trung ở đô thị sang lực lượng lao động phân tán tại địa phương.

Trên đây là tìm hiểu của Hoa Tiêu về xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH và xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta. Mời các bạn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích tại mục Học tập.