Biểu hiện của dân chủ và kỉ luật là gì?

Dân chủ và kỉ luật là hai đức tính quan trọng đối với mỗi chúng ta, hiểu được dân chủ và kỉ luật giúp chúng ta trở thành công dân tốt trong xã hội. Biểu hiện của dân chủ và kỉ luật là gì? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

Thế nào là dân chủ và kỉ luật?

Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, ngoài ra dân chủ còn được hiểu là cách thức mà tập thể ra các quyết định dựa theo sự biểu quyết của mọi thành viên với quyền ngang nhau.

Kỉ luật là tuân theo những quy định chung của cộng đồng hoặc của một tổ chức xã hội, nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc vì mục tiêu chung.

Dân chủ bao gồm: Dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp

– Dân chủ trực tiếp là một hình thức dân chủ trong đó công dân của một quốc gia trực tiếp bỏ phiếu để xác định luật pháp của đất nước, thay vì bầu ra các đại diện để chấp nhận các luật đó. Nền dân chủ trực tiếp được đặc trưng bởi ba trụ cột:

+ Quyền làm luật.

+ Trưng cầu dân ý bao gồm trưng cầu dân ý bắt buộc cho phép người dân bỏ phiếu bác bỏ luật.

+ Bãi nhiệm bằng kiến ​​nghị hoặc trưng cầu dân ý cho người dân quyền loại bỏ các quan chức được bầu.

– Dân chủ gián tiếp là một hình thức nhà nước dân chủ, trong đó các “người đại diện” của nhân dân hoạt động theo nguyên tắc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. “Người đại diện” ở đây có thể hiểu là người được bầu ra đại diện cho ý chí của một nhóm nào đó. Hầu như tất cả các nền dân chủ phương Tây hiện đại đều là các nền dân chủ đại diện.

Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Dân chủ là để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào những công việc chung. Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả.

Ví dụ về dân chủ và kỉ luật

Để hiểu được Biểu hiện của dân chủ và kỉ luật là gì? trước tiên nội dung này sẽ đưa ra một số ví dụ cụ thể.

Ví dụ về những hành vi thể hiện dân chủ:

– Công dân đủ 18 tuổi trở lên đều được đi bầu cử.

– Trưng cầu ý kiến của dân trước khi ban hành, sửa đổi một bộ luật mới.

– Nhân dân được tư do sinh sống, kinh doanh, học tập trong phạm vi cho phép của pháp luật.

– Công khai minh bạch các khoản chi thu trong quý, năm….

– Bầu cử, bỏ phiếu bầu những nhà lãnh đạo của đất nước. Hoặc ở mô hình nhỏ hơn là lớp học: Tham gia cho ý kiến những hoạt động của lớp (Chương trình văn nghệ, thể thao, học tập).

Ví dụ về tính kỉ luật:

– Tính kỉ luật biểu hiện rõ nhất trong quân đội, “Kỉ luật là sức mạnh của quân đội”

– Trường học có quy định toàn bộ học sinh phải đi giày hoặc sandal khi đến trường, nên tất cả học sinh phải thực hiện theo

Biểu hiện của dân chủ và kỉ luật

Biểu hiện của dân chủ

+ Học sinh được tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch năm học của lớp.

+ Công nhân được tham gia ý kiến xây dựng kế hoạch, quyền lợi của mình đối với giám đốc của công ty.

+ Cán bộ, nhân viên được tham gia xây dựng kế hoạch của cơ quan, góp ý xây dựng cho lãnh đạo cơ quan.

+ Cử tri tham gia chất vấn Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân.

– Biểu hiện của kỉ luật

+ Học sinh phải đi học đúng giờ, nghỉ học phải có đơn xin phép nghỉ học.

+ Học sinh không được ăn quà vặt, không nói chuyện trong lớp.

+ Thầy cô giáo phải lên lớp đúng giờ.

+ Cán bộ nhà nước nghỉ việc cần phải có lí do.

+ Khi làm việc, công nhân phải bảo đảm an toàn trong lao động sản xuất.

Ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật

Biểu hiện của dân chủ và kỉ luật là gì? đã được giải thích ở nội dung trên, theo đó ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật như sau:

– Thực hiện dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động; tạo cơ hội cho mọi người phát triển; xây dựng được mối quan hệ xã hội tốt đẹp và nâng cao hiệu quả, chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội.

– Dân chủ và kỉ luật tạo điều kiện cho sự phát triển của mỗi cá nhân.

– Tạo cho mọi người phát triển xây dựng được quan hệ xã hội tốt đẹp, nâng cao hiệu quả trong lao động và các hoạt động xã hội.

– Mỗi người phải tự giác tuân thủ theo kỉ luật, cán bộ lãnh đạo phải tạo điều kiện để mọi người phát huy dân chủ.

– Học sinh phải thực hiện theo quy định của trường, lớp phát huy dân chủ chấp hành kỉ luật.

– Mọi người cần tự giác chấp hành kỉ luật. Cán bộ lãnh đạo và các tổ chức xã hội phải có trách nhiệm tạo điều kiện để mọi người được phát huy dân chủ.

Vì sao nói dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của tập thể?

Dân chủ và kỉ luật là một sức mạnh của tập thể vì:

– Dân chủ là tất cả mọi người có quyền được làm chủ công việc của một tập thể, một xã hội do đó mà mọi người đều có thể tham gia bàn luận, góp ý kiến của mình để một tập thể có thể nâng cao thành tích, khắc phục các khó khăn trước đó.

– Kỉ luật là những quy định chung của một tập thể nên mọi người phải tuân theo để có thể tạo nên một sự thống nhất, sự đoàn kết trong một tập thể để thúc đẩy quá trình làm việc nào đó nhanh hơn, đạt chất lượng.

Vậy nên ta nói dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của tập thể, nếu không có dân chủ và kỉ luật thì một tập thể không có sự thống nhất về ý kiến, ý tưởng sơ sài từ đó ảnh hưởng xấu đến tập thể.

Với một tập thể mà ở đó mọi người được đóng góp công sức và ý kiến cho một công việc thì công việc đó sẽ luôn được đi đúng hướng, còn kỷ luật sẽ hỗ trợ những ý kiến đó được thực hiện trong tập thể đó.