Trong hành trình nuôi dạy con khôn lớn, chắc hẳn các bậc cha mẹ đều thường xuyên nghe thấy những câu nói rằng không nên để con dựa dẫm quá nhiều vào người thân, cần tập cho con kỹ năng sống tự lập từ những việc đơn giản, nhỏ nhặt nhất… Thế nhưng liệu các bậc phụ huynh đã thật sự hiểu rõ về tự lập là gì cùng những ý nghĩa của tự lập hay chưa? Nếu chưa thì hãy dành chút thời gian theo dõi bài viết sau đây Mighty Math để có được câu trả lời chính xác nhé.
1. Sống tự lập là gì?
Hiểu một cách đơn giản thì sống tự lập chính là việc sống mà không dựa dẫm vào người khác, độc lập trong suy nghĩ, có thể tự đưa ra quyết định và giải quyết các vấn đề mà bản thân gặp phải bằng cách sử dụng tài năng, bản lĩnh cá nhân, từ đó làm chủ cuộc sống của mình.
Bạn đang xem: Sống Tự Lập Là Gì? Ý Nghĩa Của Tự Lập – Mighty Math
Việc tự lập thường không phân biệt độ tuổi lớn nhỏ hay phải chờ đến lúc trưởng thành mới cần tự lập bởi sống tự lập từ sớm sẽ giúp bản thân chín chắn và mạnh mẽ hơn. Chính vì vậy, nếu trẻ được rèn đức tính tự lập từ sớm thì sẽ vô cùng hữu ích cho sự phát triển toàn diện về trí tuệ, nhân cách và sức khỏe sau này.
2. Ý nghĩa của tự lập
Tự lập được xem là một trong những phẩm chất, đức tính quan trọng để khẳng định nhân cách của mỗi người. Việc tự lập giúp trẻ sớm xây dựng được tinh thần chịu trách nhiệm trước những hành động của bản thân, kích thích tư duy, não bộ và phát huy tính sáng tạo để giải quyết, nhìn nhận vấn đề.
Bên cạnh đó, khi có tính tự lập, trẻ sẽ biết lập kế hoạch, hoàn thành các công việc được giao phó, có tinh thần vươn trong cuộc sống như học tập mà không cần sự nhắc nhở của ba mẹ; nỗ lực, chăm chỉ để đạt thành tích cao,…
Xem thêm : Làm chìa khóa xe đạp điện giá bao nhiêu ?
Tự lập cũng khiến trẻ sống có ích hơn, không dựa dẫm người thân, bạn bè để tránh tình trạng trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Từ đó giúp trẻ trưởng thành, biết suy nghĩ chín chắn và làm việc cẩn thận hơn, đem lại kết quả tốt nhất.
Đặc biệt, ba mẹ không thể đồng hành cùng con suốt đời, vậy nên tính tự lập sẽ giúp trẻ có thể tự chăm sóc bản thân một cách tốt nhất khi rời xa vòng tay bố mẹ, không khiến bố mẹ phải lo lắng.
3. Cách để tạo cho trẻ kỹ năng tự lập?
Có rất nhiều cách khác nhau để tạo cho trẻ kỹ năng tự lập, trong đó, các bậc cha mẹ có thể tham khảo các phương pháp sau:
3.1 Tách xa sự bảo hộ
Trong cuộc sống hằng ngày, trẻ nhỏ thường có xu hướng dựa dẫm rất nhiều vào vào gia đình, người thân. Vì vậy để trẻ có kỹ năng tự lập, các bậc phụ huynh cần tránh cưng nựng, chiều chuộng trẻ quá nhiều.
Từ thời điểm trẻ còn nhỏ, ba mẹ có thể cho con tự xúc ăn, tự lựa chọn món ăn và hoa quả mình thích. Trong lúc này, ba mẹ có thể ngồi cạnh, động viên và hướng dẫn trẻ cách ăn, cách sử dụng đồ ăn một cách chính xác nhất.
Lớn hơn chút nữa, ba mẹ có thể hướng dẫn trẻ cách để tự vệ sinh cá nhân, tự đánh răng, tự mặc quần áo… Dù thời gian đầu chưa thành thạo nhưng với sự giúp đỡ của ba mẹ, trẻ sẽ nhanh chóng làm tốt hơn, lâu dần hình thành nên thói quen, trẻ không còn cảm thấy khó khăn hay sợ hãi khi làm làm những điều này một mình nữa.
3.2 Kích thích trẻ tự suy nghĩ
Khi trẻ gặp các vấn đề phải giải quyết, thay vì trực tiếp chỉ cho trẻ rằng nên làm thế như thế nào thì ba mẹ hãy đưa ra các gợi ý để trẻ tự suy nghĩ, kích thích khả năng tư duy để tìm cách giải quyết.
Tuy nhiên, dù để bé tự suy nghĩ nhưng ba mẹ vẫn phải luôn ở bên cạnh để động viên tinh thần, đưa ra những gợi ý khi cần thiết cho trẻ.
Đặc biệt nếu trẻ có thể tìm được cách giải quyết thì đừng ngần ngại mà hãy tỏ thái độ tán thưởng, dành cho trẻ lời khen ngợi, khích lệ để khơi gợi lòng tự tin cho con trẻ.
3.3 Giao việc cho trẻ
Hãy cho trẻ thử làm những việc vừa sức như tự đi lấy nước, tự dọn dẹp đồ chơi… chứ đừng làm thay trẻ tất cả mọi việc. Bởi điều này sẽ giúp trẻ hình thành nên thói quen tự làm việc mà không cần tới sự giúp đỡ hay nhắc nhở từ người khác.
Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể sắp xếp một “công việc” cụ thể cho trẻ như yêu cầu trẻ tự đi lấy muỗng khi ăn,tự chọn và lấy quần áo khi đi tắm,… Dù có thể trẻ sẽ gặp lúng túng, thậm chí là hỏng việc nhưng dần dần trẻ nhận ra mình có thể tự làm nhiều việc, từ đó tạo thói quen tự giác làm những “công việc” ba mẹ gia phó trong những lần sau.
4. Lưu ý khi rèn luyện kỹ năng sống tự lập cho trẻ
- Đừng quát mắng, cáu giận hay tỏ thái độ sốt ruột khi trẻ làm sai bởi như vậy sẽ gây áp lực khiến trẻ mất tự tin, thậm chí là sợ hãi khi làm những việc sau này.
- Để trẻ tự làm và quan sát kỹ để biết trẻ sai ở đâu, từ đó hướng dẫn cho trẻ cách làm đúng. Nếu trẻ vẫn không làm được, ba mẹ có thể làm mẫu, thuyết minh để bé quan sát, học theo.
- Không nên ép buộc bé mà hãy tập dần từng việc, từ tự ăn, tự mặc quần áo, tự dọn dẹp đồ đạc…hoặc để trẻ tự do làm điều gì trẻ thích.
Trên đây là những thông tin về sống tự lập là gì, ý nghĩa của tự lập và một số nội dung liên quan đến việc tạo kỹ năng sống tự lập cho trẻ. Mighty Math hy vọng qua bài viết này, các bậc phụ huynh đã có thêm những kiến thức hữu ích, để áp dụng, rèn luyện con em mình được phát triển một cách toàn diện nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp