Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực được VnDoc.com sưu tầm và gửi tới bạn đọc để bạn đọc cùng tham khảo. Mong rằng qua đây các bạn có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn cũng như ôn thi THPT Quốc gia nhé. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết tại đây.
I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực
Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực mẫu 1
1. Mở bài
Bạn đang xem: Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính trung thực.
2. Thân bài
a. Giải thích
Xem thêm : Bố mẹ tuổi này sinh con Nhâm Dần 2022 cực hợp, làm gì cũng phát
Trung thực là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, làm theo sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì, không làm những hành vi gian xảo.
Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật nhằm mưa cầu lợi lộc cho bản thân mình.
b. Phân tích
Người có tính trung thực là người luôn tôn trọng sự thật, lẽ phải, luôn làm đúng và nói đúng những gì đã xảy ra mà không thêm bớt, không bao che, giấu giếm cho người có hành vi gian dối, sẵn sàng đứng lên tố cáo để bảo vệ lẽ phải.
Người có tính trung thực sẽ giữ được chữ tín, được mọi người tin tưởng, tín nhiệm, yêu quý và sẽ rèn luyện được những đức tính quý báu khác như: cương trực, thắng thắn,…
Nếu một xã hội con người ai cũng trung thực, thật thà, không gian dối nhau thi xã hội ấy sẽ vô cùng văn minh, đẹp đẽ.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống với tính trung thực để minh họa cho bài làm của mình.
d. Phản đề
Bên cạnh đó vẫn còn có những người sống gian dối, sẵn sàng chối bỏ sự thật vì lợi ích cá nhân, lại có người nói dối hòng trục lợi về cho bản thân. Lại có những người sống trong dối trá, ảo tưởng về những gì bản thân mình có,…
3. Kết bài
Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của tính trung thực; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực mẫu 2
1. Mở bài
Bạn đang xem: Viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tính trung thực.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.
2. Thân bài
a. Giải thích
Xem thêm : Bố mẹ tuổi này sinh con Nhâm Dần 2022 cực hợp, làm gì cũng phát
Trung thực là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, làm theo sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì, không làm những hành vi gian xảo.
Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật
Xem thêm : Bố mẹ tuổi này sinh con Nhâm Dần 2022 cực hợp, làm gì cũng phát
Trung thực là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, làm theo sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì, không làm những hành vi gian xảo.
Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật
Xem thêm : Bố mẹ tuổi này sinh con Nhâm Dần 2022 cực hợp, làm gì cũng phát
Trung thực là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, làm theo sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì, không làm những hành vi gian xảo.
Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật
b. Phân tích
• Biểu hiện của người có tính trung thực
Luôn tôn trọng sự thật, lẽ phải, luôn làm đúng và nói đúng những gì đã xảy ra mà không thêm bớt.
Không bao che, giấu giếm cho người có hành vi gian dối, sẵn sàng đứng lên tố cáo để bảo vệ lẽ phải.
Có tinh thần sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ sự thật.
• Lợi ích, ý nghĩa của việc trung thực
Người có tính trung thực sẽ giữ được chữ tín, được mọi người tin tưởng, tín nhiệm và yêu quý.
Người có tính trung thực sẽ rèn luyện được những đức tính quý báu khác như: cương trực, thắng thắn,…
Khi sống trong một môi trường con người luôn trung thực với nhau sẽ tạo được khối xã hội trung thực.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống với tính trung thực để minh họa cho bài làm của mình.
Lưu ý: dẫn chứng xác thực, nổi bật, tiêu biểu, được nhiều người biết đến.
d. Phản biện
Trong cuộc sống, có những người sống gian dối, sẵn sàng chối bỏ sự thật vì lợi ích cá nhân, lại có người nói dối hòng trục lợi về cho bản thân. Bên cạnh đó, cũng có những người sống trong dối trá, ảo tưởng về những gì bản thân mình có,… những người này đáng bị xã hội lên án, chỉ trích.
3. Kết bài
Khái quát lại ý nghĩa và tầm quan trọng của tính trung thực; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
II. Văn mẫu Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực
Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực – Bài làm 1
Một xã hội đẹp là một xã hội có con người yêu thương nhau. Nhưng xã hội đó sẽ trọn vẹn hơn nữa nếu con người sống với nhau bằng sự trung thực. Có thể thấy, trung thực cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người. Trung thực là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, làm theo sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì, không làm những hành vi gian xảo. Trung thực là một tính tốt của con người mà chúng ta cần rèn luyện cho bản thân để sống tốt hơn. Người có lòng trung thực luôn sống công bằng, tốt đẹp, không bao giờ giả dối hay thiên vị, không bao giờ vụ lợi cá nhân, hãm hại người khác. Trung thực là một năng lực do rèn luyện chứ không tự có. Muốn có lòng trung thực, nhất định phải biết tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải ở đời, sống hòa hợp, thân thiện, không tham lam, vụ lợi, không giả dối, lừa gạt người khác. Lòng trung thực mặc dù không đem lại cho ta sự giàu có và quyền lực, nhưng nó mang đến cho ta một xã hội công bằng và có sự tin tưởng giữa người với người. Bên cạnh đó, bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người bạn và mọi người trong xã hội giúp cho cuộc sống cũng như công việc thêm phần thuận lợi hơn. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có những người sống gian dối, sẵn sàng chối bỏ sự thật vì lợi ích cá nhân, lại có người nói dối hòng trục lợi về cho bản thân. Bên cạnh đó, cũng có những người sống trong dối trá, ảo tưởng về những gì bản thân mình có,… những người này đáng bị xã hội lên án, chỉ trích. Là một học sinh, trước hết chúng ta cần cố gắng học tập, trau dồi bản thân, luôn trung thực. Là một công dân, chúng ta cần phải biết cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội, cho cuộc sống, sống với những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Mỗi người thay đổi theo chiều hướng tích cực một chút sẽ khiến cho cuộc sống này thanh thản, đẹp đẽ và văn minh hơn. Hãy sống trung thực ngay từ hôm nay và từ bỏ những thói quen xấu của bản thân để cùng chung giúp xã hội tốt đẹp hơn.
Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực – Bài làm 2
Con người cần phải rèn luyện cho bản thân mình nhiều đức tính tốt đẹp nếu muốn thành công và được mọi người yêu quý, một trong số những đức tính đó mà chúng ta cần rèn luyện chính là tính trung thực. Trung thực là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, làm theo sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì, không làm những hành vi gian xảo. Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật nhằm mưa cầu lợi lộc cho bản thân mình. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện nay có nhiều người đặc biệt là các bạn trẻ. Ngày nay, thật không khó để bắt gặp các bạn học sinh nói dối cha mẹ bỏ học đi chơi. Khi chưa làm bài tập hay học bài cũ, các bạn liền nói dối bị quên vở; xin tiền mẹ nói dối là đi học thêm nhưng thực chất là lấy tiền đi xem phim, chơi game… Nghiêm trọng hơn nữa, có nhiều bạn trẻ có hành động lừa dối những người xung quanh hòng trục lợi cá nhân, có hành vi lừa đảo người khác để đạt được mục đích của mình. Như vậy, có thể thấy, tình trạng nói dối ở giới trẻ hiện nay vô cùng phức tạp và xảy ra ở nhiều hình thức khác nhau từ nhẹ đến nặng. Để khắc phục cũng như sửa chữa “căn bệnh” nói dối, trước hết mỗi người cần tự điều chỉnh bản thân mình, thành thật với bản thân cũng như người khác, hướng đến những điều tích cực, tốt đẹp. Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, giáo dục chúng đức tính thật thà, trung thực. Nhà trường có biện pháp quản lí học sinh hợp lí, xử lí những học sinh nói dối vi phạm nội quy trường lớp. Mỗi con người một hành động nhỏ, cùng chung tay đẩy xa tình trạng nói dối sẽ khiến cho cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn, lan tỏa được những thông điệp tích cực và các bạn trẻ sẽ trở nên hữu ích hơn cho xã hội.
Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực – Bài làm 3
Con người muốn thành công, trở thành một công dân tốt thì cần phải rèn luyện nhiều tính cách, phẩm chất tốt đẹp. Một trong số những tính cách tốt đẹp mà chúng ta cần có đó chính là trung thực. Trung thực chính là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, làm theo sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì, không làm những hành vi gian xảo. Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật nhằm mưa cầu lợi lộc cho bản thân mình. Người có tính trung thực là người luôn tôn trọng sự thật, lẽ phải, luôn làm đúng và nói đúng những gì đã xảy ra mà không thêm bớt, không bao che, giấu giếm cho người có hành vi gian dối, sẵn sàng đứng lên tố cáo để bảo vệ lẽ phải. Người có tính trung thực sẽ giữ được chữ tín, được mọi người tin tưởng, tín nhiệm, yêu quý và sẽ rèn luyện được những đức tính quý báu khác như: cương trực, thắng thắn,… Nếu một xã hội con người ai cũng trung thực, thật thà, không gian dối nhau thi xã hội ấy sẽ vô cùng văn minh, đẹp đẽ. Bên cạnh đó vẫn còn có những người sống gian dối, sẵn sàng chối bỏ sự thật vì lợi ích cá nhân, lại có người nói dối hòng trục lợi về cho bản thân. Lại có những người sống trong dối trá, ảo tưởng về những gì bản thân mình có,… Những người này cần xem xét và điều chỉnh lại hành vi của bản thân mình. Là một học sinh, trước hết chúng ta cần cố gắng học tập, trau dồi bản thân, luôn trung thực. Là một công dân, chúng ta cần phải biết cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội, cho cuộc sống, sống với những chuẩn mực đạo đức của xã hội. Mỗi người thay đổi theo chiều hướng tích cực một chút sẽ khiến cho cuộc sống này thanh thản, đẹp đẽ và văn minh hơn. Hãy là một người trung thực, ham học hỏi, có ý chí, nhất định thành công sẽ đến với chúng ta.
Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực – Bài làm 4
Xem thêm : Môi hở răng lạnh là gì?
Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực. Không có trung thực thì không có đạo đức. Trung thực có thể coi là giá trị cốt lõi trong kho tàng đạo đức, cái làm nên nhân cách, nhân phẩm của con người. Trung thực là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật vì một mục đích nào đó. Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật nhằm mưa cầu lợi lộc cho bản thân mình. Nếu có tính trung thực, nhân cách của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Bản thân mỗi người sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người bạn và mọi người trong xã hội. Trong thời đại hiện nay, nhất là khi chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế tri thức toàn cầu thì đức tính trung thực lại càng cần thiết hơn bao giờ hết vì sống trung thực giúp chúng ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng. Vì vậy, mỗi người cần xác định đúng tư tưởng để có một tương lai tốt đẹp. Nếu đánh mất lòng trung thực, đồng nghĩa với đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình. Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người sống thiếu trung thực. Nhiều người vì nhút nhát, yếu đuối mà sống thiếu trung thực, nhiều người vì lợi ích của bản thân, học sẵn sàng giả dối, lừa dối người khác để giành lấy phần hơn về mình. Những người như thế thật đáng chê trách. Con người trưởng thành qua kinh nghiệm nếu họ đối diện với cuộc đời một cách trung thực và can đảm. Dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực. Không ai có thể yêu mến và giúp đỡ một người không trung thực. Hiểu được điều đó, mỗi chúng ta hãy luôn trung thực trong công việc và trong đời sống để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp, thành công trong công việc và sống một cuộc đời hạnh phúc trong tình yêu thương của mọi người.
Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực – Bài làm 5
Xem thêm : Môi hở răng lạnh là gì?
Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực. Không có trung thực thì không có đạo đức. Trung thực có thể coi là giá trị cốt lõi trong kho tàng đạo đức, cái làm nên nhân cách, nhân phẩm của con người. Trung thực là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật vì một mục đích nào đó. Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật nhằm mưa cầu lợi lộc cho bản thân mình. Nếu có tính trung thực, nhân cách của mỗi người sẽ dần được hoàn thiện. Bản thân mỗi người sẽ được người khác kính trọng, yêu mến. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người bạn và mọi người trong xã hội. Trong thời đại hiện nay, nhất là khi chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế tri thức toàn cầu thì đức tính trung thực lại càng cần thiết hơn bao giờ hết vì sống trung thực giúp chúng ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng. Vì vậy, mỗi người cần xác định đúng tư tưởng để có một tương lai tốt đẹp. Nếu đánh mất lòng trung thực, đồng nghĩa với đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình. Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người sống thiếu trung thực. Nhiều người vì nhút nhát, yếu đuối mà sống thiếu trung thực, nhiều người vì lợi ích của bản thân, học sẵn sàng giả dối, lừa dối người khác để giành lấy phần hơn về mình. Những người như thế thật đáng chê trách. Con người trưởng thành qua kinh nghiệm nếu họ đối diện với cuộc đời một cách trung thực và can đảm. Dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực. Không ai có thể yêu mến và giúp đỡ một người không trung thực. Hiểu được điều đó, mỗi chúng ta hãy luôn trung thực trong công việc và trong đời sống để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp, thành công trong công việc và sống một cuộc đời hạnh phúc trong tình yêu thương của mọi người.
Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực – Bài làm 6
Con người cần phải trau dồi nhiều đức tính tốt đẹp để trở thành một công dân gương mẫu, sống đúng đắn, một trong số đó chính là tính trung thực. Trung thực có thể coi là giá trị cốt lõi trong kho tàng đạo đức, cái làm nên nhân cách, nhân phẩm của con người. Trung thực là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật vì một mục đích nào đó. Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật nhằm mưa cầu lợi lộc cho bản thân mình. Trong cuộc sống, đức tính trung thực được thể hiện rõ ràng nhất đó là thật thà, thẳng thắn nhận lỗi khi mình mắc lỗi, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối lấy của người khác làm của mình. Trong học tập, thi cử, những biểu hiện của tính trung thực của mỗi học sinh huy cần được phát huy như không quay cóp, chép bài của bạn, không mang theo tài liệu và lật tài liệu trong lúc thi hoặc kiểm tra, không chạy điểm, không dùng bằng giả. Bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người bạn và mọi người trong xã hội. Nhờ có tính trung thực trong học tập, chúng ta sẽ có được những kiến thức thực do chính ta học tập chứ không do học vẹt, học máy móc hoặc qua loa, đối phó. Cùng với việc biểu dương những tấm gương tốt về tính trung thực chúng ta cũng cần lên án sự thiếu trung thực và từng bước đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây nên tuỳ theo khả năng của mỗi người. Con người trưởng thành qua kinh nghiệm nếu họ đối diện với cuộc đời một cách trung thực và can đảm. Không ai có thể yêu mến và giúp đỡ một người không trung thực. Mỗi chúng ta hãy luôn trung thực trong công việc và trong đời sống để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp, thành công trong công việc và sống một cuộc đời hạnh phúc trong tình yêu thương của mọi người.
Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực – Bài làm 7
Con người để hoàn thiện bản thân thì phải không ngừng trau dồi nhiều đức tính quý báu. Một trong những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần có chính là tính trung thực. Vậy thế nào là tính trung thực? Trung thực là thật thà, luôn tôn trọng sự thật, nói sự thật, không gian dối người khác nhằm bất cứ mục đích gì, không làm những hành vi gian xảo. Người có tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, lẽ phải, luôn làm đúng và nói đúng những gì đã xảy ra mà không thêm bớt. Bên cạnh đó, họ không bao che, giấu giếm cho người có hành vi gian dối, sẵn sàng đứng lên tố cáo để bảo vệ lẽ phải, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ sự thật. Người có tính trung thực sẽ giữ được chữ tín, được mọi người tin tưởng, tín nhiệm và yêu quý. Ngoài ra, người có tính trung thực sẽ rèn luyện được những đức tính quý báu khác như: cương trực, thắng thắn,… Con người khi sống trong một môi trường con người luôn trung thực với nhau sẽ tạo được khối xã hội trung thực. Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có những người sống gian dối, sẵn sàng chối bỏ sự thật vì lợi ích cá nhân, lại có người nói dối hòng trục lợi về cho bản thân. Bên cạnh đó, cũng có những người sống trong dối trá, ảo tưởng về những gì bản thân mình có,… những người này đáng bị xã hội lên án, chỉ trích. Trung thực là một đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện trong quá trình hoàn thiện và phát triển bản thân. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.
Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực – Bài làm 8
Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực. Không có trung thực thì không có đạo đức. Trung thực có thể coi là giá trị cốt lõi trong kho tàng đạo đức, cái làm nên nhân cách, nhân phẩm của con người.
Trung thực là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật vì một mục đích nào đó. Người có đức tính trung thực luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lí, lẽ phải, không làm sai lệch sự thật nhằm mưa cầu lợi lộc cho bản thân mình.
Phẩm đức trung thực của con người được thể hiện qua cách sống ngay thẳng, thật thà, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, đức tính trung thực được thể hiện rõ ràng nhất đó là thật thà, thẳng thắn nhận lỗi khi mình mắc lỗi, không báo cáo sai sự thật, không tham lam, gian dối lấy của người khác làm của mình. Điều quan trọng hơn cả là bản thân người có tính trung thực sẽ tự gây dựng cho mình một hình ảnh, một chữ “tín” trong lòng mỗi người bạn và mọi người trong xã hội. Tính trung thực còn giúp cho chúng ta có cái nhìn, đánh giá đúng năng lực của mỗi người, nếu đánh mất lòng trung thực, đồng nghĩa với đánh mất niềm tin và sự tôn trọng của mọi người đối với mình.
Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người sống thiếu trung thực. Nhiều người vì nhút nhát, yếu đuối mà sống thiếu trung thực, nhiều người vì lợi ích của bản thân, học sẵn sàng giả dối, lừa dối người khác để giành lấy phần hơn về mình. Những người như thế thật đáng chê trách.
Trong thời đại hiện nay, nhất là khi chúng ta đang trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế tri thức toàn cầu thì đức tính trung thực lại càng cần thiết hơn bao giờ hết vì sống trung thực giúp chúng ta nâng cao phẩm giá, làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội và sẽ được mọi người tin yêu, kính trọng. Vì vậy, mỗi người cần xác định đúng tư tưởng để có một tương lai tốt đẹp.
Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực – Bài làm 9
Một trong những phẩm chất quan trọng trong việc tạo nên định hướng nhân cách chân chính của một con người chính là tính trung thực. “Trung thực” ở đây là sự thành thực không chỉ với mọi người, với công việc mà cả với chính bản thân mỗi người. Biểu hiện rõ nhất của tính trung thực đó là ngay thẳng, thật thà, không gian dối. Đối với học sinh, thứ nhất trung thực là không gian lận trong thi cử như: sử dụng tài liệu, sử dụng các thiết bị ghi âm ghi hình, trao đổi bài, chép bài của nhau. Thứ hai, trung thực là phải ngay thẳng, không nói dối thầy cô, mắc lỗi phải nhận lỗi và sửa lỗi. Nếu có thể làm một học sinh trung thực chắc chắn sẽ được thầy cô giáo yêu quý, các bạn tôn trọng và gần gũi, trở thành người đáng tin cậy. Tuy nhiên vẫn có những người thiếu trung thực, gian dối để được lợi cho mình, ví dụ như mượn bài của bạn chép để được điểm cao, nói dối cha mẹ đi học thêm ngoài giờ để đi chơi. Thiếu trung thực sẽ khiến nhân cách con người dần trở nên tha hóa, trở thành người gian dối, không còn ai tin tưởng và tôn trọng, bị mọi người xa lánh, cô lập. Vì vậy, mỗi người phải luôn trung thực, thật thà, phải mạnh tay lên án ngay những hành động, việc làm thiếu trung thực, không bao che, dung túng cho kẻ gian, đồng thời tuyên truyền, giáo dục sâu rộng tính trung thực vào đời sống của mọi đối tượng, lứa tuổi.
Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực – Bài làm 10
“Trung thực là “chương đầu tiên” trong cuốn sách về sự khôn ngoan” – Thomas Jefferson. Quả đúng như vậy, trung thực là một đức tính quý báu mà bất cứ ai trong cuộc đời cũng đều mong muốn có cho mình. Vậy trung thực là gì? Đó là lối sống ngay thẳng, không bao giờ nói sai sự thật, luôn đứng về lẽ phải, bảo vệ công bằng; trung thực là không dối trá, sống đúng lương tâm mình. Trung thực được thể hiện ở rất nhiều mặt của đời sống. Đó là lúc bạn sai lầm và mạnh dạn nhận lỗi về mình. Trong thi cử chấp nhận điểm kém còn hơn gian lận, quay cóp. Trung thực còn giúp cho chúng ta rất nhiều điều khác trong cuộc sống nữa. Nó giúp ta có được sự tin tưởng, tin yêu của người khác. Trong công việc làm ăn, nếu chúng ta làm ăn trung thực với nhau, không gian dối thì cả hai bên đều có lợi. Nếu mỗi con người là một tấm gương sáng về trung thực thì sẽ tạo nên một xã hội văn minh, công bằng, xã hội ổn định, phát triển. Ta cũng cần phê phán những kẻ gian dối, thiếu trung thực. Những kẻ không trung thực là những kẻ xấu, dễ gây mất niềm tin đối với người xung quanh, khiến ai cũng phải dè chừng. Trong cuộc sống hằng ngày, khi vi phạm lỗi lầm gì thì cố gắng kiếm cớ, nói dối sao cho mình thoát khỏi tội. Đó là những hành vi đê hèn của kẻ không trung thực. Người không trung thực là người không tốt. Vậy nên chúng ta cần đấu tranh loại bỏ thói xấu này ra khỏi xã hội. Tóm lại, trung thực là một đức tính tốt, cao quý rất đáng để cho chúng ta noi theo. Vì thế, ngay từ giờ phút này, hãy chung tay loại bỏ thói dối trá ra khỏi đời sống xã hội, hãy cùng nhau tạo nên một thế giới nơi con người tin tưởng và sống với nhau bình đẳng và bác ái.
Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực – Bài làm 11
Trung thực – một đức tính cao đẹp, một thước đo quan trọng đánh giá nhân cách của con người, là nhân tố cốt lõi trong việc hình thành, phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của người Việt Nam. “Tính trung thực” được hiểu là sự thành thực, thật thà, ngay thẳng trong cả lời nói và hành động. Biểu hiện của tính trung thực đó là không nói dối, không lừa gạt người khác, luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng quy định và luật pháp. Một số việc làm của tính trung thực đó là nhặt được của rơi trả lại người đánh mất, khai báo y tế chính xác, nói đi đôi với làm, nói được làm được, có trách nhiệm với lời nói và hành động của mình. Tính trung thực mang lại rất nhiều ý nghĩa, không chỉ cho một người mà cho cả nhiều người. Người có tính trung thực luôn nhận được sự tin cậy của mọi người, là cơ sở làm nên tính tự trọng, thẳng thắn của mỗi người, giữ vững nhân cách cá nhân. Từ đó góp phần tạo nên uy tín, sức mạnh của gia đình, tổ chức, tập thể. Ấy vậy mà hiện nay vẫn còn nhiều cá nhân sống không trung thực, dối trá lừa lọc, vì lợi ích cá nhân mà nói sai, làm sai, hậu quả dẫn đến sự tha hóa đạo đức, vô nhân cách, mất niềm tin, không được mọi người tín nhiệm giao công việc. Điển hình như vụ việc Công ty Việt Á câu kết cùng các cán bộ của các tỉnh nâng khống giá bộ sinh phẩm kit xét nghiệm. Nhìn vào đó chúng ta phải biết cùng nhau gìn giữ đức tính trung thực để mỗi người đều là người trung thực, mỗi lời nói, việc làm đều là trung thực, không có lừa lọc dối giá, không có tham ô, tham nhũng, tiêu cực.
Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực – Bài làm 12
Trong cuộc sống hiện nay, đức tính trung thực là một nét đẹp đạo đức mà mọi người cần có, nhất là giới học sinh rất cần đức tính này để hoàn thiện chính mình, trở thành người dân tốt. Vậy ta hiểu “trung thực” là như thế nào? Trung thực nghĩa là hết lòng với mọi người, là thật thà, là ngay thẳng. Người có đức tính trung thực là người luôn nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, ngay thẳng, thật thà, là người luôn được mọi người tin tưởng. Trong cuộc sống này, đức tính trung thực được biểu hiện trong các kì thi của học sinh như không có hiện tượng quay cóp, chép bài hoặc xem bài của bạn. Và đức tính này cũng được biểu hiện trong xã hội như có những người ngay thẳng, không nói sai sự thật, không tham lam của người khác. Trong kinh doanh, nếu là người ngay thẳng, họ sẽ không sản xuất những loại hàng kém chất lượng, kinh doanh những mặt hàng bất hợp pháp, làm nguy hại đến người tiêu dùng… những người mang trong mình hoặc rèn luyện đức tính trung thực thì những người đó sẽ dần hoàn thiện nhân cách của họ, sẽ được mọi người tôn trọng. Nếu rèn luyện đức tính trung thực, chúng ta sẽ thành đạt trong cuộc sống, chúng ta sẽ có vốn tri thức để làm giàu một cách chân chính và nếu chúng ta mắc sai lầm, ta sẽ dễ dàng sửa chữa được nó và hoàn thiện mình thành một công dân tốt, có ích cho xã hội, làm cho xã hội chúng ta trở nên trong sạch, văn minh và tốt đẹp, khiến đất nước ngày càng đi lên và phát triển.
Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực – Bài làm 13
Trung thực là lối sống thật thà, ngay thẳng; không gian dối, lừa gạt làm hại người khác để mưu lợi cho mình. Người có tính trung thực không nhận những món lợi (vật chất, tinh thần) không phải do mình làm nên. Người trung thực luôn can đảm nhận lỗi hoặc những hạn chế yếu kém của mình; dám phản ánh những vấn nạn của xã hội… Trung thực rõ ràng là đức tính cần thiết và quan trọng nhất đối với mỗi con người. Sống trung thực thì lòng sẽ được thanh thản, lương tâm trong sạch, hưởng được hạnh phúc cuộc sống; được nhiều người tin tưởng, kính trọng. Sống trung thực giúp ta tin yêu con người, làm cho xã hội văn minh tiến bộ. Trung thực là đức tính đáng quý ở con người cần được trân trọng, biểu dương. Để đề cao tính trung thực trong đời sống, chúng ta cần quyết liệt phê phán những ai sống lừa gạt, kiếm tiền bằng cách nói dối lừa đảo. Tuy nhiên, có những trường hợp đặc biệt, lòng trung thực nhường chỗ để thực hiện một điều cao cả hơn: đó là tình thương yêu. Ví dụ: bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo mà bác sĩ vẫn nói tình hình sức khỏe tiến triển tốt để đem lại sự thanh thản cho bệnh nhân trong những giờ cuối cuộc đời…Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực. Thiếu trung thực, các giá trị đạo đức khác cũng không thể hình thành được ở con người. Bởi vậy, mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính trung thực để có thể thành công và sống một cuộc đời hạnh phúc.
Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực – Bài làm 14
Trung thực là sống thật thà, ngay thẳng, luôn tôn trọng sự thật, không làm sai lạc đi; trái ngược với sự dối trá. Cuộc sống rất cần sự trung thực. Sự trung thực sẽ giúp tạo được niềm tin, lòng tin với mọi người, từ đó giữ cho các mối quan hệ được bền vững, lâu dài. Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. mới chỉ là điều kiện cần nhưng vẫn chưa đủ để đưa bạn đến thành công nếu vẫn còn thiếu sự trung thực và chính trực. Một thái độ ứng xử tích cực, những thói quen tốt, cách nhìn lạc quan, khát khao theo đuổi những mục tiêu, vv.. là động lực, là điều kiện để con người cố gắng phấn đấu, rèn luyện mình trên con đường tìm đến thành công. Nhưng vẫn chưa đủ bởi để có được thành công, con người còn cần đến những mối quan hệ xã hội. Và sự trung thực và chính trực là yếu tố giúp tạo nên quan hệ bền vững, là thái độ ứng xử cao nhất của sự tôn trọng đối với những người xung quanh, cũng là tôn trọng chính bản thân mình. Có cả điều kiện cần và đủ thì con người mới thành công, đạt được ước mơ, sống thoải mái, thanh thản, hạnh phúc. Có thể coi lòng trung thực là đức tính quý giá và cần thiết nhất của con người trên con đường đi đến thành công bởi sự trung thực chính là nền tảng cơ bản giữ cho những mối quan hệ được bền vững. Sống không trung thực là một điều rất tệ hại và để lại một hậu quả khôn lường.
Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực – Bài làm 15
William Speare từng nói: “Không di sản nào quý giá bằng lòng trung thực”. Vậy “trung thực” là gì? “Trung thực” nghĩa là ngay thẳng, thật thà, nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật, dám nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Trong cuộc sống, người có đức tính trung thực luôn tôn trọng sự thật, chân lý và lẽ phải. Trung thực là một phẩm chất cao đẹp làm nên nhân cách con người. Trung thực mang đến giá trị lòng tin làm cho cuộc sống xã hội và các mối quan hệ trở nên bền vững. Chúng ta luôn trung thực, thẳng thắn thì luôn có kết quả tốt đẹp vì đem lại lòng tin cho mọi người. Lúc làm sai – người trung thực luôn dũng cảm nhận trách nhiệm, biết sửa sai. Trung thực làm cho xã hội, cộng đồng luôn trong sạch, đẩy lùi được sự tha hoá đạo đức. Trung thực làm cho sự gian dối, giả tạo không còn đất sống. Lòng trung thực mặc dù không đem lại cho ta sự giàu có và quyền lực, nhưng nó mang đến cho ta một xã hội công bằng và có sự tin tưởng giữa người với người. Ngược lại, gian dối và không trung thực sẽ biến con người ta thành những kẻ giả tạo, đạo đức con người dần dần bị hạ thấp, phá bỏ những nét đẹp truyền thống của dân tộc. Cũng qua đây chúng ta cần rút ra bài học cho mình: là một con người sống trong xã hội hiện đại, đức tính trung thực là không thể thiếu cho bản thân, cần tích cực rèn luyện đức tính đáng quý này để hoàn thiện chính mình, trở thành người công dân tốt đưa đạo đức xã hội ngày càng đi lên, đất nước ngày một phát triển hơn nữa.
Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực – Bài làm 16
Đức tính trung thực là một trong những đức tính cần thiết để xây dựng và hoàn thiện nhân cách của con người. Về khái niệm, có thể hiểu tính trung thực là đức tính ngay thẳng, tôn trọng sự thật. Biểu hiện của tính trung thực là hành động, suy nghĩ thật thà, ngay thẳng, luôn nói đúng sự thật, không gian dối, không bao che bất cứ điều gì. Trong học tập, tính trung thực được thể hiện khi chúng ta nghiêm túc học tập, nghiêm túc làm bài, không quay cóp, gian lận trong thi cử, dám nhận khuyết điểm và sửa sai. Bên cạnh đó, trong kinh doanh, việc tôn trọng nguyên tắc kinh doanh, không gian lận, không dối trá khi bán hàng hay khai báo thuế, luôn đảm bảo chất lượng hàng hóa như cam kết cũng là biểu hiện của đức tính trung thực. Đức tính trung thực có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống. Người có đức tính trung thực sẽ nhận được sự tin tưởng, yêu quý từ mọi người xung quanh. Ngược lại, người gian dối, không trung thực sẽ bị mọi người nghi ngờ, ngại tiếp xúc, khinh thường. Vậy làm sao để rèn luyện đức tính trung thực? Trung thực đến từ chính cái tâm của mỗi người, ngày từ nhỏ, ta hãy tập trung thực từ những điều nhỏ nhất, luôn luôn tôn trọng và đứng về sự thật dù trong bất kì hoàn cảnh nào.
Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực – Bài làm 17
Trung thực là đức tính vô cùng đáng quý mà ai ai cũng cần phải có. Đó là tôn trọng sự thật, suy nghĩ, nói và hành động theo sự thật. Đồng thời bài trừ, lên án những hành vi gian dối, sai lệch, ích kỉ. Những con người trung thực được coi là “sứ giả của lẽ phải”. Họ luôn giữ chữ “tín” và sự cương trực, thẳng thắn trong mọi hoàn cảnh. Họ được người xung quanh hết mực yêu quý, tin tưởng giao phó cho những việc quan trọng. Tuy vậy, nhìn vào thực tế xã hội, ta lại thấy xuất hiện một vài trường hợp đi ngược lại với giá trị đạo đức tốt đẹp này. Con người lừa dối nhau từ việc nhỏ cho đến việc lớn để nhằm trục lợi cho bản thân. Dễ thấy nhất là những người buôn bán không có tâm. Vì lợi nhuận mà họ sẵn sàng đưa ra sản phẩm kém chất lượng, thậm chí gây hại cho người dùng. Đó là hiện tượng rất đáng lên án, chê trách, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cộng đồng. Tóm lại, sự trung thực là vô cùng cần thiết với con người. Nó sẽ đem lại kỉ luật, trách nhiệm cho mỗi cá nhân và sự văn minh cho xã hội.
Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực – Bài làm 18
Trung thực là “chương đầu tiên” trong cuốn sách về sự khôn ngoan” – Thomas Jefferson. Thật đúng như vậy, trung thực là một đức tính quý báu mà ai cũng mong muốn có cho mình trong cuộc sống. Trung thực là gì? Đó là cách sống ngay thẳng, không bao giờ nói dối, luôn đứng về phía đúng, bảo vệ công bằng; trung thực là không dối trá, sống đúng với lương tâm của mình. Đức tính trung thực thể hiện ở rất nhiều khía cạnh của cuộc sống. Ví dụ như khi bạn sai lầm và can đảm nhận lỗi của mình. Trong kỳ thi, chấp nhận điểm kém còn hơn gian lận, gian trá. Trung thực còn giúp ta có được sự tín nhiệm, sự tin cậy của người khác. Trong công việc kinh doanh, nếu chúng ta trung thực với nhau, không gian dối, thì cả hai bên đều có lợi. Nếu mỗi người là một tấm gương sáng về trung thực thì sẽ tạo nên một xã hội văn minh, công bằng, ổn định và phát triển. Chúng ta cần phê phán những kẻ không trung thực và thiếu trung thực. Những kẻ không trung thực là những kẻ xấu, dễ gây mất niềm tin đối với người xung quanh, khiến ai cũng phải dè chừng. Trong cuộc sống hàng ngày, nếu vi phạm lỗi lầm gì thì cố gắng tìm cách giải thích hay nói dối để trốn tránh tội lỗi, đó là hành vi đê hèn của kẻ không trung thực. Người không trung thực là người không đáng tin cậy. Vì vậy, chúng ta cần phải đấu tranh loại bỏ thói quen xấu này ra khỏi xã hội. Trung thực là một đức tính tốt, cao quý rất đáng để chúng ta theo đuổi. Hãy cùng chung tay để loại bỏ thói dối trá ra khỏi cuộc sống xã hội, và cùng tạo nên một thế giới mà mọi người có thể tin tưởng, sống bình đẳng và gắn kết với nhau.
Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực – Bài làm 19
Đức tính trung thực là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần được trau dồi để trở thành một công dân gương mẫu, sống đúng đắn. Nó là giá trị cốt lõi trong kho tàng đạo đức, là nền tảng của nhân cách và nhân phẩm của con người. Tính trung thực bao gồm sự ngay thẳng, thật thà và nói đúng sự thật, không làm sai lệch sự thật vì mục đích cá nhân. Những người có đức tính trung thực luôn tôn trọng sự thật và lẽ phải, không chạy theo lợi ích cá nhân bằng cách làm sai lệch sự thật. Trong cuộc sống, tính trung thực được thể hiện rõ ràng khi chúng ta thật thà và thẳng thắn nhận lỗi nếu mắc lỗi, không che giấu sự thật, không tham lam hoặc gian dối để lấy của người khác làm của mình. Trong học tập và thi cử, tính trung thực được phát huy bằng việc không quay cóp, chép bài, không mang tài liệu và lật tài liệu trong lúc thi hoặc kiểm tra, không chạy điểm và không dùng bằng giả. Những người có tính trung thực sẽ tự xây dựng cho mình một hình ảnh đáng tin cậy trong lòng mọi người. Chúng ta cần biểu dương những tấm gương tốt về tính trung thực và đồng thời lên án sự thiếu trung thực. Bằng cách này, chúng ta có thể từng bước đẩy lùi những tiêu cực do thiếu trung thực gây nên tùy theo khả năng của mỗi người. Kinh nghiệm trong cuộc sống chỉ đến với những người can đảm và trung thực. Chúng ta không thể được yêu mến và giúp đỡ nếu không có tính trung thực. Do đó, hãy luôn giữ tính trung thực trong công việc và cuộc sống để xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp, đạt được thành công trong công việc và sống một cuộc đời hạnh phúc trong tình yêu thương của mọi người.
Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực – Bài làm 20
William Speare đã từng nói rằng “Không có tài sản nào có giá trị bằng lòng trung thực.” Trung thực là phẩm chất cao đẹp của con người, mang lại giá trị về lòng tin và sự tôn trọng. Người trung thực luôn nói đúng sự thật, không che giấu, không làm sai lệch sự thật, và dám nhận lỗi nếu mắc sai sót. Đức tính trung thực mang lại một xã hội công bằng và bền vững, nơi mọi người có thể tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau. Trong khi đó, sự gian dối và giả tạo đẩy xã hội vào sự thoái trào đạo đức và làm giảm giá trị của dân tộc. Vì vậy, đức tính trung thực là không thể thiếu đối với một con người sống trong xã hội hiện đại. Chúng ta cần tích cực rèn luyện đức tính này để trở thành người công dân tốt, đóng góp vào sự phát triển của đất nước và đạo đức xã hội.
Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực – Bài làm 21
Không có gì đáng quý bằng lòng trung thực. Chính nhờ trung thực, con người mới xây dựng được những mối quan hệ xã hội tốt đẹp và thành công trong cuộc sống. Hiểu đơn giản, trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải; sống ngay thẳng, thật thà và dám dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm. Người có lòng trung thực luôn sống công bằng, tốt đẹp, không bao giờ giả dối hay thiên vị, không bao giờ vụ lợi cá nhân, hãm hại người khác. Ai cũng cần phải có lòng trung thực bởi chỉ khi biết trung thực, con người mới được tôn trọng, hợp tác hay giúp đỡ từ người khác để thành công. Người không có lòng trung thực sẽ bị khinh bỉ, ghét bỏ, nhất định sẽ thất bại. Trung thực là một năng lực do rèn luyện chứ không tự có. Muốn có lòng trung thực, nhất định phải biết tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải ở đời, sống hòa hợp, thân thiện, không tham lam, vụ lợi, không giả dối, lừa gạt người khác. Cuộc sống có thể sẽ khó khăn hơn khi chúng ta bảo vệ sự thật và lẽ phải nhưng chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn.
Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực – Bài làm 22
Trung thực là một trong những giá trị đạo đức vô cùng quan trọng đối với con người. Tính trung thực có thể được hiểu là sự ngay thẳng, thật thà, tôn trọng sự thật và không dối trá. Điều này giúp ta tạo dựng lòng tin với mọi người xung quanh, giữ cho các mối quan hệ được bền chặt, gắn bó. Những người trung thực luôn hướng đến những cái tốt đẹp, chuẩn mực của cuộc sống. Tuy vậy, đôi khi họ cũng có thể bị cứng nhắc, dễ làm mất lòng người khác. Chính vì vậy, để bản thân có thể rèn luyện tính trung thực một cách đúng đắn nhất, trước tiên mỗi người cần chuẩn bị cho mình đầy đủ tri thức, hiểu biết về cuộc sống. Chỉ khi có cho mình khả năng đánh giá phải – trái, đúng – sai thì ta mới sẵn sàng đưa ra được những quyết định, hướng đi phù hợp nhất. Con người cũng không nên quá cứng nhắc, tập cách quan sát vấn đề theo nhiều hướng khác nhau để có được cái nhìn toàn diện. Như vậy, chúng ta vừa giữ được sự trung thực cho bản thân, vừa hoàn thiện mình theo một cách phù hợp nhất.
Ngoài ra, VnDoc còn tổng hợp và gửi tới bạn đọc nhiều bài văn mẫu hay khác. Hãy tải về file tài liệu để tham khảo nhiều bài hơn.
–
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Nghị luận xã hội 200 chữ về tính trung thực. Bài viết đã gửi tới bạn đọc dàn ý và các bài văn mẫu. Mong rằng bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12. Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tài liệu tại mục Soạn văn 12, Văn mẫu 12…
- Nghị luận xã hội về lòng biết ơn
- Nghị luận về lòng nhân ái
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp