LỊCH SỬ, Ý NGHĨA NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG

♦️Cuối năm 1929, khi các điều kiện thành lập Đảng ngày càng chín muồi. Những người cách mạng Việt Nam trong các tổ chức cộng sản đã nhận thức được sự cần thiết và cấp bách phải thành lập một Đảng Cộng sản thống nhất. Trước tình hình đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chủ động tổ chức và chủ trì Hội nghị hợp nhất Đảng tại Hương Cảng, Trung Quốc từ ngày 06/01 đến ngày 07/02/1930.

LỊCH SỬ, Ý NGHĨA NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG

♦️Hội nghị đã quyết định hợp nhất các tổ chức Đảng (Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn) thành Đảng Cộng sản Việt Nam. ♦️Hội nghị thảo luận và thông qua các văn kiện: Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt và Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản.Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản có ý nghĩa như là một Đại hội thành lập Đảng. Những văn kiện được thông qua tại Hội nghị hợp nhất do Nguyễn Ái Quốc chủ trì chính là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. ♦️Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đã quyết nghị lấy ngày 3 tháng 02 dương lịch hằng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng. ♦️Hội nghị hợp nhất các tổ chức đảng cộng sản ở Việt Nam thành một Đảng Cộng sản duy nhất – Đảng Cộng sản Việt Nam – theo một đường lối chính trị đúng đắn, tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, chính trị và hành động của phong trào cách mạng cả nước, hướng tới mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam. ♦️Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kiện lịch sử trọng đại, một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của dân tộc ta…

LỊCH SỬ, Ý NGHĨA NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG