Yếu tố nào quyết định thành phần cơ giới đất?

Câu hỏi:

Yếu tố nào quyết định thành phần cơ giới đất?

A. Thành phần hữu cơ và vô cơ.

B. Khả năng giữ nước và dinh dưỡng.

C. Thành phần vô cơ.

D. Tỉ lệ các hạt cát, limon, sét có trong đất.

Đáp án đúng D.

Yếu tố nào quyết định thành phần cơ giới đất là tỉ lệ các hạt cát, limon, sét có trong đất, căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt trong đất, đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng là nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là D

– Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm. Đất trồng là sản phẩm biến đổi của đá dưới tác động của các yếu tố khí hậu, sinh vật và con người, đất trồng có độ phì nhiêu tốt.

– Vai trò của đất trồng: Đất trồng là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxi cho cây và giữ cho cây không bị đổ.

– Phần rắn của đất được hình thành từ thành phần vô cơ và thành phần hữu cơ. Phần vô cơ bao gồm các cấp hạt có đường kính khác nhau: Hạt cát (từ 0,05 đến 2mm), limon (bột, bụi) (từ 0,002 đến 0,05mm) và sét (nhỏ hơn 0,002mm). Tỉ lệ (%) của các hạt cát, limon và sét trong đất tạo nên thành phần cơ giới của đất.

– Căn cứ vào tỉ lệ các loại hạt trong đất, người ta chia đất làm 3 loại chính: Đất cát, đất thịt, đất sét. Giữa các loại đất này còn có các loại đất trung gian như: đất cát pha, đất thịt nhẹ, …

– Đất có khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng là nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn. Đất chứa nhiều hạt có kích thước càng bé, đất càng chứa nhiều nhiều mùn, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng càng tốt.

– Độ phì nhiêu là khả năng của đất cung cấp đủ nước, oxi và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng đảm bảo năng suất cao, và không có chất có hại cho cây gọi là độ phì nhiêu của đất.

+ Độ phì nhiêu của đất là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng.

+ Muốn cho cây trồng có năng suất cao phải có đủ các điều kiện: Giống tốt, chăm sóc tốt và thời tiết thuận lợi.

– Độ chua, độ kiềm của đất

+ Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH. Trị số pH dao động từ 0 đến 14.

+ Đất thường có trị số pH từ 3 đến 9.

+ Căn cứ vào trị số ph người ta chia đất thành: Đất chua (pH < 6,5), đất trung tính (pH = 6,5- 7,5) và đất kiềm (pH > 7,5).

+ Người ta xác định đất chua, đất kiềm và đất trung tính để có kế hoạch sử dụng và cải tạo đất.