Mì tôm được ưa thích bởi sự tiện lợi, giá thành phải chăng. Tuy nhiên, loại thực phẩm này lại chứa khá ít dinh dưỡng, ăn nhiều thường không tốt cho sức khỏe. Bài viết dưới đây của FPT Shop sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ những thắc mắc về 1 gói mì bao nhiêu calo? Ăn nhiều mì gói có béo không?
Mì tôm là gì?
Mì tôm hay còn gọi là mì ăn liền với thành phần chính là bột mì, muối và dầu cọ. Các loại mì ăn liền trên thị trường hiện nay khá đa dạng, được phân loại theo bao bì đựng sản phẩm, hương vị hay theo cách thức sử dụng. Loại mì này thường được bày bán dưới dạng ly, gói hoặc bát đi kèm với các gói gia vị, dầu và rau củ sấy để gia tăng hương vị cho nước dùng.
Bạn đang xem: 1 gói mì bao nhiêu calo? Ăn nhiều mì gói có béo và ảnh hưởng gì đến sức khỏe không?
Năm 1958, mì ăn liền được sản xuất đầu tiên tại Nhật Bản. Với tính tiện lợi và hương vị thơm ngon, mì ăn liền ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng trên khắp thế giới.
1 gói mì bao nhiêu calo?
Trong 1 gói mì trọng lượng 108gr chứa khoảng 648 calo cùng những thành phần dinh dưỡng khác như:
- 24.4gr chất béo
- 89.4gr carbs
- 15gr protein
- 1% DV Natri
Tuy nhiên, lượng calo này chỉ mang tính chất tham khảo bởi mỗi thương hiệu sẽ có những công thức, thành phần khác nhau. Vì thế, chúng ta sẽ không thể biết chính xác 1 gói mì bao nhiêu calo. Thông thường, nhà sản xuất đều in thông tin về trọng lượng cũng như lượng calo của mì gói trên bao bì sản phẩm. Bạn có thể căn cứ vào đó để biết loại mì gói mà mình sử dụng chứa bao nhiêu calo.
Ăn mì có tốt cho sức khỏe không?
Mì gói là một loại thực phẩm ăn liền chứa nhiều chất béo, tinh bột, natri nhưng lại ít chất xơ và protein. Việc tiêu thụ mì gói nhiều có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng và gây ra những vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp và béo phì. Tuy nhiên, bạn có thể điều chỉnh lượng calo trong mì gói bằng cách giảm gia vị đồng thời kết hợp nấu cùng những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe khác. Chẳng hạn, bạn có thể nấu mì gói với rau củ, thịt hoặc đậu hũ để cải thiện giá trị dinh dưỡng của bữa ăn, giảm lượng calo nạp vào cơ thể, đồng thời tăng cường protein và chất xơ.
Xem thêm: 2 cách nấu mì tôm ngon với trứng và cà chua, vừa rẻ vừa ngon để “xì xụp” bất cứ lúc nào
Những tác hại của mì tôm, mì ăn liền mà bạn nên biết
Mì gói chứa nhiều natri
Trong mì gói có chứa hàm lượng natri khá cao, việc tiêu thụ chất này quá mức có thể gây hại cho sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, 1 gói mì có thể chứa đến 1.722 mg natri. Ăn quá nhiều thực phẩm chứa natri có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày, các loại bệnh tim, thận, nguy hiểm hơn là đột quỵ.
Những người có nguy cơ mắc cao huyết áp, đặc biệt là những người nhạy cảm với muối nên hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm chứa natri.
Mì gói chứa nhiều bột ngọt
Hầu hết, mì ăn liền trên thị trường hiện nay đều chứa nhiều bột ngọt – một loại phụ gia được sử dụng để tăng hương vị của món ăn. Việc tiêu thụ quá nhiều bột ngọt có thể gây ra nhiều tác hại đáng lo ngại cho sức khỏe. Cụ thể, những vấn đề về sức khỏe mà bạn có thể gặp phải khi ăn quá nhiều bột ngọt như: đau đầu, buồn nôn, tăng huyết áp,… Tuy nhiên, tiêu thụ bột ngọt ở mức độ vừa phải không gây ra các tác động tiêu cực đáng kể. Do đó, để bảo vệ sức khỏe của bản thân, bạn nên chú ý điều chỉnh lượng bột ngọt tiêu thụ trong mì ăn liền để tránh gây ra những tác động xấu tới sức khỏe.
Mì gói chứa ít chất xơ và protein
Mì tôm thường chứa rất ít chất xơ và protein. Sự thiếu hụt hai loại chất dinh dưỡng quan trọng này khiến thực phẩm này không cung cấp đủ giá trị dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Ngoài ra, việc tiêu thụ thức ăn ít chất xơ làm giảm số lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột, ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như táo bón hoặc nguy cơ mắc các bệnh viêm đường tiêu hóa, đặc biệt là viêm túi thừa. Việc tiêu thụ mì tôm quá nhiều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe toàn diện của cơ thể.
Mì ăn liền xếp vào nhóm thực phẩm ăn uống không lành mạnh
Xem thêm : Nguồn gốc cụm từ “lòng xào dưa” đang gây sốt mạng xã hội
Ăn mì tôm được yêu thích bởi giá thành rẻ, dễ dàng chế biến. Tuy nhiên, thực phẩm này thường được đánh giá là không lành mạnh, tiềm ẩn những tác động tiêu cực lớn đối với sức khỏe. Theo kết quả của một nghiên cứu năm 2014 với hơn 10.000 người trên chuyên trang về sức khỏe của Mỹ đã chỉ ra rằng, việc ăn mì tôm ít nhất 2 lần mỗi tuần có thể tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hoá ở phụ nữ. Thói quen ăn mì tôm quá nhiều sẽ khiến cho cơ thể không đảm bảo về mặt dinh dưỡng. Để cải thiện sức khỏe, bạn nên xem xét, cân đối lại việc sử dụng loại thực phẩm này trong các bữa ăn của mình.
Ăn mì tôm có béo không?
Bên cạnh câu hỏi 1 gói mì bao nhiêu calo thì ăn mì tôm có béo không cũng là điều mà nhiều bạn quan tâm. Một gói mì ăn liền có thể cung cấp khoảng 13g chất béo, 40g bột đường, 6.9g đạm và từ 300 – 350 calo. Lượng calo trong 1 gói mì ăn liền không đáng kể so với lượng calo cần để duy trì các hoạt động hằng ngày ở người trưởng thành.
Tuy nhiên, những gói gia vị trong mì gói thường khiến tăng cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, nhiều người còn có thói quen ăn mì gói với những loại thực phẩm như trứng, xúc xích, thịt cá,… Điều này có thể làm tăng lượng calo và chất béo cung cấp cho cơ thể lên cao hơn mức cần thiết, dẫn đến tăng cân.
Hướng dẫn cách chọn mì tôm tốt cho sức khỏe
Nếu bạn thường xuyên ăn mì gói, hãy tham khảo những loại mì tốt cho sức khỏe, có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Dưới đây là một số cách chọn mì tôm tốt cho sức khỏe mà bạn nên lưu ngay:
- Chọn mì từ ngũ cốc nguyên hạt: Bạn nên ưu tiên tìm kiếm loại mì tôm được làm từ nguyên liệu ngũ cốc nguyên hạt. Điều này giúp tăng cường chất xơ trong bữa ăn, cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Kiểm tra hàm lượng natri: Trong các loại mì gói hiện nay, lượng natri thường khá cao. Khi lựa chọn mì ăn liền, bạn hãy chọn loại mì tôm có hàm lượng natri thấp để tránh dư thừa chất này.
- Kết hợp với thực phẩm lành mạnh: Thêm vào mì tôm các nguyên liệu lành mạnh và bổ dưỡng như rau củ, thịt, cá để tăng thêm giá trị dinh dưỡng. Việc kết hợp với các nguồn protein và rau củ sẽ làm bổ sung chất dinh dưỡng, giúp cho món ăn thêm hấp dẫn.
Tạm kết
Mong rằng những chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc 1 gói mì bao nhiêu calo? Ăn mì gói có béo không? Từ đó, bạn sẽ có thể biết cách điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho lành mạnh, không quá lạm dụng những loại thực phẩm ăn liền, đảm bảo sức khỏe nhất.
Xem thêm:
- Lạp xưởng bao nhiêu calo? Ăn có mập không? Bật mí cách ăn lạp xưởng không lo tăng cân
- Granola là gì? 100g Granola bao nhiêu calo? Lưu ý gì khi sử dụng Granola trong bữa ăn?
Bằng việc hạn chế sử dụng các loại gia vị, bổ sung thực phẩm lành mạnh như rau củ, thịt, trứng nấu cùng mì gói, bạn sẽ có ngay một món ăn đầy đủ dinh dưỡng. Tại FPT Shop có đa dạng các loại đồ dùng, thiết bị nhà bếp chất lượng, giá tốt như chảo chống dính, bếp gas, bếp từ,… Hãy ghé ngay FPT Shop mua sắm những món đồ gia dụng để việc chế biến món ăn trở nên dễ dàng và nhanh chóng nhất.
- Chảo chống dính
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp