Mì tôm bao nhiêu calo – Có nên ăn thường xuyên?

Mì tôm là một trong những món ăn đơn giản, dễ nấu và vô cùng tiện lợi, tiết kiệm thời gian cho những người bận rộn như dân văn phòng, sinh viên. Mì gói có rất nhiều loại với nhiều hương vị khác nhau và đều mang đến hương vị thơm ngon. Tuy nhiên, ăn mì gói nhiều không được khuyến khích bởi có thể gây ảnh hưởng đến cân nặng và sức khỏe. Thế nên, để biết mì tôm bao nhiêu calo và vì sao không nên ăn mì gói thường xuyên, hãy cùng My Auris tìm hiểu bài viết sau đây nhé.

Mì tôm bao nhiêu calo?

Mì tôm bao nhiêu calo được nhiều người quan tâm từ người trẻ đến người lớn tuổi. Bởi mì gói là một trong những món ăn rất được ưa thích, có thể nói là được sử dụng hằng ngày thay thế cho bữa ăn chính.

Không chỉ hương vị thơm, hấp dẫn mà mì gói còn vô cùng tiện lợi, đơn giản, tiết kiệm thời gian nấu nướng, chế biến, chỉ cần 3-5 phút là có thể ăn no ngay. Trong bao bì mì gói sẽ bao gồm 1 gói mì, gói rau sấy, gói dầu, gói muối,… Tùy vào từng loại mì mà có thêm thành phần nguyên liệu hay gia vị khác.

Mì tôm bao nhiêu calo?
Mì tôm bao nhiêu calo?

Nhìn chung, 1 gói mì ở Việt Nam có khối lượng dao động từ 65-100g. Như vậy trung bình 1 gói mì ở Việt Nam có lượng calo dao động khoảng từ 25-400 calo. Có thể nói đây là mức calo khá cao so với lượng calo của các thực phẩm khác.

Tuy nhiên, mì tôm bao nhiêu calo còn có sự chênh lệch ở mỗi loại mì bởi mì có nhiều thương hiệu, nhiều trọng lượng. Hơn nữa, mỗi loại mì có công thức và công nghệ sản xuất khác nhau nên cho ra hàm lượng calo cũng khác biệt.

Mì tôm bao nhiêu calo tùy loại

Sau đây là một số loại mì phổ biến và được ưa chuộng tại Việt Nam – Mì tôm bao nhiêu calo:

  • 1 gói mì tôm Hảo Hảo 75g có khoảng 352 calo.
  • 1 gói mì Kokomi 65g cung cấp khoảng 300 calo.
  • 1 gói mì Kokomi 90g cung cấp khoảng 450 calo.
  • 1 gói mì Omachi cung cấp khoảng 387 calo.
  • 1 gói mì cay Hàn Quốc có khoảng 600-800 calo.
  • 1 gói mì 3 miền 65g cung cấp khoảng 380 calo
  • 1 gói mì indomie 80g cung cấp khoảng 352 calo.
  • 1 gói mì Koreno 110g cung cấp khoảng 460 calo.
  • 1 gói mì gấu đỏ 75g cung cấp khoảng 284 calo.
  • 1 gói mì miliket 65g cung cấp khoảng 320 calo.
  • 1 gói mì Cung đình cung cấp khoảng 273 calo.
  • 1 gói mì Siu Cay cung cấp khoảng 524 calo.
Mì tôm bao nhiêu calo tùy loại
Mì tôm bao nhiêu calo tùy loại

Hàm lượng calo này còn có thể tăng hay giảm xuống tùy vào cách chế biến của mỗi người. Nếu trước khi chế mì, thực hiện chần qua nước sôi sẽ loại bỏ lượng dầu, gia vị trong gói mì. Điều này cũng giúp lượng calo giảm xuống đôi chút. Hoặc chế biến mì cùng nhiều rau xanh cũng giúp giảm calo, ngược lại cho thêm xúc xích, thịt, hải sản, trứng, gia vị,… sẽ làm tăng lượng calo.

Vậy mì tôm bao nhiêu calo khi chế biến?

  • Mì nấu chín: Theo các chuyên gia, mì tôm khi được nấu chín sẽ có hàm lượng calo tăng so với ăn mì tôm sống. Nếu 1 gói mì tôm sống 75g chứa 350 calo thì khi nấu chín sẽ tăng khoảng 83 calo, lúc này tổng calo của mì tôm nấu chín sẽ là 433 calo.
  • Mì trộn: đây là món ăn được yêu thích nhiều, và khi chế biến sẽ cho thêm các loại nước sốt, gia vị, đồ ăn kèm,… do đó lượng calo cũng sẽ tăng cao hơn. Có thể thấy, mì Omachi xào sốt Spaghetti chứa 457.2 calo, tăng 70.2 calo so với 1 gói mì Omachi thông thường.
  • 100g mì xào cho thêm hải sản sẽ có khoảng 400-500 calo
  • 100g mì xào chay sẽ có khoảng 300-350 calo
  • 100g mì xào trứng sẽ có khoảng 350 calo.
Vậy mì tôm bao nhiêu calo khi chế biến?
Vậy mì tôm bao nhiêu calo khi chế biến?

Có nên ăn mì tôm thường xuyên không?

Theo đó mì tôm bao nhiêu calo đã cho mọi người thấy thực phẩm này cung cấp năng lượng lớn. Đồng thời, mì tôm cũng là thực phẩm không được khuyến khích bổ sung thường xuyên bởi là dạng thực phẩm chiên có những ảnh hưởng đáng kể cho sức khỏe.

Tác hại của ăn mì gói thường xuyên

  • Dễ bị nóng trong người: mì gói có độ giòn chính là được sấy khô sau khi chiên ở nhiệt độ cao. Do đó, khi ăn nhiều mì gói chúng ta sẽ cảm thấy khát nước, khô miệng. Nếu như ăn thường xuyên sẽ nóng trong người, dễ nổi mụn.
  • Rối loạn chức năng dạ dày: mì gói chứa lượng lớn hương liệu, chất phụ gia, gia vị. Các chất này khi sử dụng nhiều sẽ vượt ngưỡng an toàn, ảnh hưởng đến dạ dày. Do đó, khi ăn nhiều mì sẽ xuất hiện triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, ợ chua, thậm chí là đau dạ dày,…
  • Kém dinh dưỡng: thành phần của mì tôm chủ yếu là bột mì, nước sốt, chất béo, muối,… và không chứa các dưỡng chất cần thiết như protein, khoáng chất, vitamin, chất xơ. Do đó, ăn nhiều và thay thế bữa ăn chính về lâu dài sẽ khiến suy kiệt dinh dưỡng, có thể gây mệt mỏi, đau đầu, giảm tập trung, chóng mặt, làm việc, học tập kém,…
  • Gây ra một số bệnh lý: mì tôm đã chiên qua dầu nên hàm lượng vitamin B trong mì sẽ bị phá hủy hoàn toàn, không đủ cung cấp cho cơ thể. Vì thế, khi ăn mì, mọi người có xu hướng ăn thêm các loại cá viên, xúc xích, gà rán,… Kết quả, các thực phẩm này quá nhiều carbohydrate và chất béo gia tăng thừa cân, béo phì, tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp,…
  • Lão hóa nhanh: mì tôm nếu không được bảo quản tốt dễ sinh nấm mốc, lipid peroxide. Nếu nạp quá nhiều lipid peroxide sẽ phá hủy hệ thống enzyme, đẩy nhanh quá trình lão hóa, không có lợi cho nữ giới.
  • Tăng cân nhanh chóng, khó kiểm soát ảnh hưởng đến vóc dáng.
  • Có thể gây bệnh ung thư: trong mì gói thường có các chất phụ gia, chất bảo quản,… các chất này lâu ngày sẽ bị biến chất, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, nhất là gây bệnh ung thư. Mặc khác, thành phần chính của mì gói là tinh bột, khi nấu ở nhiệt độ cao trên 120 độ C sinh ra chất acrylamide gây ung thư.
  • Hại gan: ăn mì gói thường xuyên gan sẽ không kịp thải độc, tích tụ lâu ngày sẽ gây hại cho gan.
Có nên ăn mì tôm thường xuyên không?
Có nên ăn mì tôm thường xuyên không?

Mì tôm chứa nhiều muối

1 gói mì tôm có chứa khoảng 5g muối, lượng này tương đương với tổng lượng muối cần bổ sung trong ngày. Do đó, chỉ cần ăn 1 bữa mì trong ngày cơ thể đã bị thừa muối. Nếu ăn mì tôm thường xuyên và kéo dài sẽ gây nên các bệnh về thận, suy giảm chức năng thận, tăng huyết áp, tim mạch,…

Mì tôm nhiều bột ngọt (MSG)

Bột ngọt trong mì giúp gia tăng hương vị, kích thích vị giác ngon miệng. Tuy nhiên, khi ăn nhiều sẽ suy giảm trí nhớ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể và răng miệng.

Ít chất xơ và protein

Chất xơ thấp trong chế độ ăn sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, gây ra táo bón dẫn đến bệnh trĩ trong tương lai. Hơn nữa, chất xơ thấp cũng khiến mất cân bằng vi sinh trong đường ruột, rối loạn tiêu hóa.

Mì tôm ít protein có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, thiếu năng lượng, giảm cơ bắp, giảm đề kháng.

Mì gói là thực phẩm kém lành mạnh

Mì gói là món ăn được các chuyên gia dinh dưỡng nhận định là thực phẩm kém lành mạnh bởi chứa nhiều chất béo, muối, gia vị mà lại ít chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Nếu như dùng mì tôm trong thời gian dài, thường xuyên, cơ thể sẽ đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe, suy giảm năng lượng, thừa ăn, béo phì, bệnh thận, huyết áp, tim mạch, tiểu đường,…

Cách ăn mì tôm tốt cho sức khỏe

Để mì tôm luôn là món ăn ngon đối với mọi người mà vẫn đảm bảo sức khỏe nên chú ý một số điều sau:

  • Ăn mì bổ sung thêm nhiều rau xanh, củ
  • Thêm các thực phẩm giàu protein: thịt, cá, trứng,…
  • Hạn chế sử dụng gói muối trong mì
  • Không nên ăn mì tôm quá 3 lần/ tháng
  • Hạn chế ăn kèm với các thực phẩm giàu calo khác
Cách ăn mì tôm tốt cho sức khỏe
Cách ăn mì tôm tốt cho sức khỏe

Mong rằng với những thông tin trong bài viết về mì tôm bao nhiêu calo giúp mọi người có được giải đáp chi tiết. Từ đó, cân nhắc thiết kế thực đơn ăn uống lành mạnh, phù hợp để có sức khỏe tốt, cân đối vóc dáng chuẩn chỉnh nhất nhé.

Anh Thy