1./ Nguồn gốc tết Trùng Thập
Theo sách Dược lễ thì ngày 10 tháng 10 Âm lịch, là ngày lành, tháng tốt cây thuốc mới tụ được khí âm dương, kết được sắc tứ thời (Xuân, Hạ, Thu, Đông) trở nên tốt nhất. Vì vậy, các thầy thuốc rất coi trọng tết này.
Bạn đang xem: Nguồn gốc & Ý nghĩa Tết Trùng Thập – Ngày mồng 10 tháng 10 âm lịch
Xưa Tết Trùng Thập được coi như ngày Tết của các vị thầy thuốc. (Hình minh họa)
Cũng theo Phan Kế Bính: ”Tết ấy (tức 10-10 âm lịch ) phần nhiều là các nhà đồng cốt và nhà thầy thuốc mới ăn thôi. Nhưng về nhà quê cũng nhiều nơi ăn, có nơi ăn to lắm, như ở vùng phủ Hoài, … ” .
Các nhà thầy thuốc thì vì thu lễ thu tiền mà ăn tết một là để cung cấp, hai là để khoản đãi các đệ tử và các bạn hàng. Trong khi đó, những người được chữa lành bệnh và những người tin vào tử vi, bói toán thường có lễ tết rất to và các gia chủ được tết cũng bày lễ thịnh soạn để tạ ơn thần thánh
Nói chung Tết này là Tết các vị thầy thuốc, các ông Đồng, bà Cốt, họ thường làm cỗ bàn linh đình.
2./ Phong tục đón Tết Trùng Thập
Xem thêm : Người có xoáy ở trán hiếm có khó tìm, ưu điểm hơn người
Bên cạnh đó người dân khắp nơi cũng đón Tết Trùng Thập với những ý nghĩa, phong tục khác nhau.
Đối với một số vùng nông thôn gọi Tết Trùng Thập nôm na là Tết Cơm mới, Tết Thường tân. Các nhà lấy gạo mới làm bánh dày, thổi cơm và luộc gà dâng cúng gia tiên và thần, Phật mừng được mùa. Người ta cũng thường làm bánh giầy, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc.
Ở các vùng đồng bằng sông hồng, sông cửu long, các làng mạc từ miền bắc vào miền nam, tết mừng được mùa gọi là tết cơm mới ngày 10 tháng 10 đương giữa mùa gặt.
Có nơi còn gộp tổ chức Tết Cơm mới tháng mười (còn gọi là Tết Hạ nguyên) vào ngày rằm Tháng Mười hay ngày 31 tháng 10 Dương lịch để nhớ đến công của Tiên Nông (tiên của ruộng đồng) và để ăn mừng việc gặt hái của vụ mùa đã xong.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp