Mỗi người sinh ra đều sẽ gắn liền với 1 trong 12 con giáp. Mỗi con giáp sẽ có một đặc điểm, ý nghĩa riêng, tượng trưng cho phẩm chất, cá tính của mỗi con người. Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao lại có 12 con giáp hay không, 12 con giáp là gì? 12 con giáp Việt Nam và các nước trên thế giới có giống nhau không? Hãy cùng Mogi đọc bài viết dưới đây để trả lời cho những câu hỏi ở trên bạn nhé!
12 Con giáp là gì?
12 con giáp là một sơ đồ phân loại bao gồm 12 con vật được đánh số theo thứ tự từ 1 đến 12. Trong một chu kỳ 12 năm sẽ lặp lại. Một chu kỳ xấp xỉ 11,85 năm so với chu kỳ của quỹ đạo Sao Mộc. Hiện nay, 12 con giáp được sử dụng ở các nước Đông Á như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, được dùng để tính thời gian (ngày, tháng, năm).
Bạn đang xem: 12 Con Giáp Việt Nam Theo Thứ Tự Và Ý Nghĩa Chính Xác Nhất
Trong đó 12 con giáp bao gồm những con dưới đây và được sắp xếp theo thứ tự: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
>>>Xem thêm: Tử vi 12 con giáp năm 2024 chuẩn xác nhất
Nguồn gốc 12 con giáp Việt Nam
Theo tài liệu truyền lại từ nhiều nguồn khác nhau. Ngày xưa khi còn chưa có lịch, con người muốn biết được khí hậu, thời tiết, thời gian, thiên văn, họ thường dựa vào những quan sát tự nhiên, bằng những kinh nghiệm được ông bà xưa truyền lại từ đời này sang đời khác. Nhưng kết quả chỉ là tương đối, đôi khi xảy ra không đúng như những gì nhìn thấy.
Theo truyền thuyết ở Trung Quốc về 12 con giáp. Vào ngày sinh nhật của Ngọc Hoàng, các loài vật đã tổ chức cuộc thi tài xem ai là người thắng cuộc. Và từ đó sẽ quyết định được vị trí đứng đầu và sắp xếp lần lượt thứ tự 12 con giáp.
Đây cũng chính là lý do tại sao có 12 con giáp trong một năm, tương ứng với 12 giờ trong 1 ngày, 12 tháng trong 1 năm và 12 năm trong 1 giáp. Mỗi con giáp sẽ thay nhau đại diện cho 1 năm.
Khi 12 con giáp về đến Việt Nam, các con vật đại diện đã có những sự thay đổi nhất định. Nhưng về những điều cơ bản, thứ tự 12 con giáp vẫn được giữ nguyên.
>>>Tham khảo thêm: Tử Vi Tháng 10 Âm 2023 Của 12 Con Giáp: Tuổi Nào Nên Cẩn Thận Thị Phi?i.
Thứ tự chuẩn xác của 12 con giáp Việt Nam
Thứ tự chuẩn xác nhất của 12 con giáp Việt Nam bắt đầu là Tý, tiếp theo là Sửu, Dần, Mẹo/ Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và cuối cùng là Hợi. Cụ thể tên 12 con vật ứng theo 12 con giáp như sau:
Tuổi Tý Con Chuột Tuổi Sửu Con Trâu Tuổi Dần Con Hổ Tuổi Mẹo/ Mão Con Mèo Tuổi Thìn Con Rồng Tuổi Tỵ Con Rắn Tuổi Ngọ Con Ngựa Tuổi Mùi Con Dê Tuổi Thân Con Khỉ Tuổi Dậu Con Gà Tuổi Tuất Con Chó Tuổi Hợi Con Lợn
>>> Xem thêm: 2003 mệnh gì? Tuổi Quý Mùi hợp với tuổi nào, hợp màu gì để làm ăn?
Sự khác biệt giữa 12 con giáp Việt Nam với một số nước
12 con giáp Việt Nam với Nhật Bản
12 con giáp Việt Nam và Nhật Bản đều bao gồm: Tý (Chuột), Sửu (Trâu), Dần (Hổ), Mão (Thỏ), Thìn (Rồng), Tị (Rắn), Ngọ (Ngựa), Mùi (Cừu), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó) và Hợi (Lợn).
Bên cạnh đó, có một số điểm khác biệt như: Ở Việt Nam Sửu được gọi là Trâu thì ở Nhật Bản gọi là Bò, còn Mão là Mèo thì Nhật Bản gọi là Thỏ, Mùi là Dê thì gọi là Cừu. Tuy nhiên, vẫn còn có một sự khác biệt nữa nhưng không quá lớn đó là Hợi ở Việt Nam là Lợn, Nhật Bản là Lợn Rừng.
12 con giáp Việt Nam với Trung Quốc
12 con giáp Việt Nam và Trung Quốc đều bao gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Tuy nhiên, điểm khác nhau trong 12 con giáp Việt Nam so với Trung Quốc là vị trí năm Mão (Mèo) mặc dù cách phát âm tương tự nhau nhưng ở Trung Quốc được thay bằng con Thỏ.
Trong tiếng Trung Quốc, hai từ này khác nhau về dấu nhưng về âm thì Thỏ (măo) và Mèo (máo) đều là mao, hơi giống nhau. Ngoài ra, có một điều thú vị nữa là ở Việt Nam từ điển chữ Mão có nghĩa là con Thỏ nhưng lại được dùng để chỉ con Mèo.
>>>Xem thêm: Tam hợp, tứ hành xung là gì? Tìm tuổi tam hợp 12 con giáp
12 con giáp Việt Nam với Singapore
12 con giáp của Singapore cũng có thứ tự giống như 12 con giáp của Việt Nam. Nhưng 12 con giáp ở Singapore lại có một chút khác biệt, cụ thể là ở Việt Nam con giáp Sửu là Trâu nhưng ở Singapore lại là Bò và tương tự là Mão (Mèo) của Việt Nam được thay là Thỏ.
12 con giáp Việt Nam với Hàn Quốc
12 con giáp của Hàn Quốc bị ảnh hưởng bởi văn hóa của Trung Hoa. Cũng có đầy đủ các con giáp như: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Tuy nhiên, vẫn có một số điểm khác biệt giữa 12 con giáp của Hàn Quốc và 12 con giáp Việt Nam. Thay vì con giáp thứ 4 và thứ 8 lần lượt là Mèo và Dê thì của Hàn Quốc là con Thỏ (giống của Trung Quốc) và con Cừu.
>>>Xem thêm: Tử Vi Tháng 9 Âm 2023 Của 12 Con Giáp: Tuổi Nào May Mắn Nhất?
Ý nghĩa của việc sắp xếp theo cặp của 12 con giáp Việt Nam
Ý nghĩa của việc sắp xếp theo cặp của 12 con giáp Việt Nam trong truyền thuyết được người xưa lý giải rằng: họ đã chia 12 con giáp theo 6 cặp (lục hợp). Mỗi cặp được chia cùng nhau đều ẩn chứa một ý nghĩa, giáo huấn nhân văn dành cho con cháu đời sau:
Cặp Tí – Sửu (Chuột và Trâu)
Chuột đại diện cho sự thông minh, trí tuệ. Còn Trâu đại diện cho sự cần cù, chịu khó. Hai phẩm chất này cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với nhau mới tạo nên một con người vừa có trí óc hơn người, vừa biết lao động.
Ý nghĩa của cặp Tí – Sửu: Một người chỉ có trí tuệ thông minh mà không biết lao động, thì sẽ thành người khôn vặt. Còn ngược lại, nếu chỉ cần cù, siêng năng mà không có đầu óc, thì người đó làm việc gì cũng sẽ khó thành, chật vật, khó đạt được kết quả cao.
>>>Tham khảo: Tử Vi Tháng 12 Âm 2023 Của 12 Con Giáp: Tuổi Nào Thành Danh?
Cặp Dần – Mão (Hổ và Mèo)
Hổ chính là đại diện cho sức mạnh, sự dũng mãnh. Còn Mèo đại diện cho sự cẩn thận. Hai con giáp này kết hợp với nhau cũng như một người có cả hai phẩm chất này mới làm được chuyện lớn.
Ý nghĩa của cặp Dần – Mão: Một người nếu chỉ cậy mình mạnh mà thiếu đi sự cẩn thận, cẩn trọng sẽ bị gọi là người thô lỗ. Ngược lại, nếu cái gì cũng quá cầu toàn, sợ sệt thì là người nhút nhát, làm việc gì cũng khó có thể đạt được tới đỉnh cao của thành công.
Cặp Thìn – Tỵ (Rồng và Rắn)
Rồng là đại diện cho sự cứng rắn mạnh mẽ, còn Rắn đại diện cho sự mềm dẻo. Người cương thì phải có người nhu đi cùng để bổ trợ cho nhau.
Ý nghĩa của cặp Thìn – Tỵ: Đôi khi người quá cứng rắn cũng không tốt, dễ trở thành người bảo thủ, không được lòng nhiều người xung quanh hoặc dễ có người ghét trong công việc. Còn đối với người quá yếu mềm thường sẽ là người mất đi ý kiến riêng của mình, cũng như không có tiếng nói ở bất kỳ đâu. Vì vậy, khi kết hợp cả 2 cùng với nhau, cứng rắn, yếu mềm đúng hoàn cảnh sẽ giúp làm nên chuyện lớn.
Cặp Ngọ – Mùi (Ngựa và Dê)
Ngựa thể hiện cho sự quyết tâm thực hiện mục tiêu đề ra, khi gặp khó khăn không chùn bước. Còn Dê tượng trưng cho sự đoàn kết và hòa thuận.
Ý nghĩa của cặp đôi Ngọ – Mùi: Nếu một người suốt ngày chỉ biết nghĩ đến lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến tập thể, sống không vui vẻ, hòa thuận với mọi người, thì chắc chắn người này sẽ bị cô lập. Ngược lại, nếu một người lúc nào cũng để ý tới mọi người xung quanh sẽ nghĩ gì và nói gì về mình, thì rất dễ mất tập trung và có nhiều suy nghĩ lệch lạc. Cả 2 tính cách này phải được kết hợp với nhau để bù trừ cho nhau thì mới có thể thành công được.
Cặp Thân – Dậu (Khỉ và Gà)
Khỉ chính là đại diện của sự nhanh nhẹn, nhạy bén và vô cùng tinh anh. Gà là con vật luôn sống có nguyên tắc, hằng ngày không quên làm nhiệm vụ của mình là sáng gáy gọi mọi người thức dậy.
Ý nghĩa của cặp đôi Thân – Dậu: Đã là con người thì không nên sống quá nguyên tắc, cứng nhắc. Làm theo nguyên tắc là tốt nhưng đôi khi cũng nên có sự linh hoạt nhất định, đan xen tình cảm vào trong đó. Bên cạnh đó, nếu một người quá nhạy bén, tinh anh cũng cần phải có những nguyên tắc riêng dành cho bản thân, hành động theo cảm xúc nhất thời sẽ khó thành công trong mọi việc.
Cặp Tuất – Hợi (Chó và Heo)
Nói đến sự trung thành tận tâm tận lực không ai không biết đến loài Chó, còn Heo là con vật đi đôi với sự hiền hòa, thiện cảm.
Xem thêm : Top 20 phim kinh dị Hàn Quốc hay nhất 2024: Phim nào rùng rợn nhất?
Cặp đôi này mang một ý nghĩa: Biểu hiện bên ngoài của một người có thể dễ dãi, xuề xòa, nhưng bên trong lại là một người sống rất có nguyên tắc.
>>> Xem thêm: Cung Bọ Cạp Hợp Với Cung Nào Nhất Trong 12 Chòm Sao?
Tính giờ theo 12 con giáp Việt Nam
Mỗi giờ trôi qua đều có ý nghĩa trong 12 con giáp như sau:
Giờ Tý (23h – 1h)
Giờ Tý (23h đến 1h): Thời khắc lúc nửa đêm (còn được gọi là trung dạ). Đây là thời gian dành cho loài Chuột lộng hành ở mọi ngóc ngách để tìm kiếm thức ăn và đây cũng là lúc loài Chuột hoạt động mạnh nhất.
Giờ Sửu (1h – 3h)
Giờ Sửu (1h đến 3h): Lúc này là thời gian Trâu thức dậy, nhai lại thức ăn (còn được gọi là hoang kê). Đây là thời gian Trâu ăn cỏ cho no bụng để sẵn sàng chuẩn bị đi cày.
Giờ Dần (3h – 5h)
Giờ Dần (3h đến 5h): Là khoảng thời gian rạng sáng. Đây là thời gian Hổ hung tàn nhất vì lúc này chúng rời khỏi hang và đi săn mồi.
Giờ Mão (5h – 7h)
Giờ Mão (5h đến 7h): Là khoảng thời gian sáng đón bình minh (còn được gọi là tảng sáng). Đây cũng là lúc Mèo được nghỉ ngơi sau một đêm bắt Chuột. Ở 1 số nước khác như Hàn Quốc, Trung Quốc con Mèo được thay bằng con Thỏ, cũng giống như Mèo lúc này Thỏ sẽ ra khỏi hang để ăn cỏ.
Giờ Thìn (7h – 9h)
Giờ Thìn (7h đến 9h): Đây là lúc Rồng quây mưa – Quần long hành vũ. Hiểu theo cách đơn thuần, đây là lúc con người làm việc hiệu suất nhất, vì vậy ông cha ta đã lấy hình tượng con Rồng làm biểu tượng cho khoảng thời gian này.
>>>Xem thêm: Lục Hợp Là Gì? Cách Tính Lục Hợp Trong 12 Con Giáp
Giờ Tỵ (9h -11h)
Giờ Tỵ (9h đến 11h): Là thời gian gần trưa (còn được gọi là ngung trung). Đây là thời gian Rắn ẩn nấp nghỉ ngơi trong hang động, không tấn công, làm tổn hại đến con người cũng như các loài động vật khác.
Giờ Ngọ (11h – 13h)
Giờ Ngọ (11h đến 13h): Là khoảng thời gian giữa buổi trưa. Theo cha ông ta, giờ Ngọ là giờ linh, là giờ có nhiều dương khí nhất. Con Ngựa là con vật được cho là có dương thế mạnh nhất. Chính vì vậy khung giờ 11h – 13h được gọi là giờ Ngọ.
Giờ Mùi (13h – 15h)
Giờ Mùi (13h đến 15h): Là khoảng thời gian mặt trời hướng về phía Tây, chuyển sang buổi chiều. Đây là thời gian tốt nhất để Dê đi tìm kiếm thức ăn mà không làm ảnh hưởng đến việc cỏ có thể mọc trở lại.
Giờ Thân (15h – 17h)
Giờ Thân (15h đến 17h): Đây là khoảng thời gian chiều tà. Cũng là lúc bầy Khỉ đã ăn no sau một ngày leo trèo kiếm ăn vất vả trên các tán cây trong rừng. Chúng gọi réo bầy đàn rất lớn để cùng nhau trở về hang nghỉ ngơi.
Giờ Dậu (17h – 19h)
Giờ Dậu (17h đến 19h): Đây là thời điểm tàn của ngày, mặt trời lặn xuống. Đây cũng chính là lúc Gà được ăn no trở về chuồng hoặc leo lên cây để kiếm chỗ ngủ.
Giờ Tuất (19h – 21h)
Giờ Tuất (19h đến 21h): Đây là thời gian mặt trời xuống núi. Cũng chính là lúc con người được về nhà nghỉ ngơi sau một ngày dài lao động vất vả. Chó lúc này cũng đã được ăn no và phải thức để giữ nhà cho chủ của nó.
Giờ Hợi (21h – 23h)
Giờ Hợi (21h đến 23h): Đây là khoảng thời gian màn đêm bao trùm, mọi vật hầu hết đều chìm vào giấc ngủ, cũng là lúc con Heo ngủ say nhất .
Trên đây là toàn bộ các thông tin liên quan đến 12 con giáp Việt Nam và ý nghĩa của chúng. Qua đó có thể thấy, ông bà xưa đã để lại những bài học được truyền cho đến hôm nay. Đây cũng chính là cơ hội để chúng ta nhìn nhận, đánh giá lại bản thân. Từ đó biết được đâu là ưu nhược điểm của mình mà tiếp tục phát huy hoặc sửa đổi cho phù hợp. Mogi hy vọng rằng bạn đã trang bị và cập nhật cho mình được những thông tin thật bổ ích nhé.
>>> Tham khảo thêm:
- Xuất Hành Đầu Năm Là Gì? Ý Nghĩa Và Tác Dụng Của Tục Xuất Hành Đầu Năm
- Mèo vào nhà là điềm gì? Hên hay xui? Mèo vào nhà có nên đuổi ra không?
- Mua Bán Đất Nông Nghiệp Việt Nam Giá Rẻ, Vị Trí Thuận Lợi
- Cho Thuê Căn Hộ Dịch Vụ Giá Rẻ, Chất Lượng, Uy Tín
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp