Câu hỏi:
Dòng điện xoay chiều là dòng điện như thế nào?
A. Có cường độ biến thiên tuần hoàn theo thời gian.
Bạn đang xem: Dòng điện xoay chiều là dòng điện như thế nào?
B. Có cường độ biến đổi điều hòa theo thời gian.
C. Có chiều biến đổi theo thời gian.
D. Có chu kì không đổi.
Đáp án đúng B.
Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ biến đổi điều hòa theo thời gian, sự thay đổi này thường tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định, dòng điện xoay chiều được tạo ra do sự biến đổi nguồn điện 1 chiều hoặc từ các máy phát điện xoay chiều.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là B
– Dòng điện xoay chiều hay còn được gọi là dòng điện AC (Alternating Current), là dòng điện có cường độ và chiều biến thiên tuần hoàn theo thời gian. Sự thay đổi này thường tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định (theo quy luật của hàm số sin hay cosin).
– Dòng điện xoay chiều được tạo ra do sự biến đổi nguồn điện 1 chiều hoặc từ các máy phát điện xoay chiều. Một số đồ dùng điện sử dụng nguồn điện xoay chiều quen thuộc có thể kể đến như: máy giặt, tủ lạnh,…
Xem thêm : Cặp lực và phản lực trong định luật III niutơn?
– Công thức tính dòng điện xoay chiều như sau: i = I.cos(ωt + φ)
Trong đó:
i là giá trị của cường độ dòng điện tại thời điểm t (cường độ tức thời)
Io > 0 là giá trị cực đại (cường độ cực đại)
ω > 0 là tần số góc (rad/s)
f là tần số (Hz), T là chu kỳ (s)
(ωt + φ) là pha của i tại thời điểm t (rad)
φ là pha ban đầu (rad)
– Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều: Khi cho 1 khung dây quay đều trong từ trường đều, trong khung dây sẽ xuất hiện suất điện động cảm ứng xoay chiều. Nếu nối 1 đầu khung dây với 1 mạch ngoài kín thì trong mạch ngoài xuất hiện dòng điện xoay chiều.
– Cách tạo ra dòng điện xoay chiều: Đặt 1 cuộn dây dẫn kín và cho nam châm quay xung quanh cuộn dây này hoặc là đặt cuộn dây dẫn kín quay quanh từ trường của nam châm.
Xem thêm : Bí quyết: Cách bảo quản chả giò trong tủ đông ngon đúng vị
– Công suất dòng điện xoay chiều được tính theo công thức sau: P = U.I.cosα
Trong đó:
P là biểu hiện cho công suất của dòng điện (W)
U là điện áp (V)
I là cường độ dòng điện (A)
α là độ lệch pha giữa cường độ của dòng điện và điện áp (rad)
– Tác dụng của dòng điện xoay chiều
+ Dòng điện xoay chiều 1 pha: Các thiết bị điện có công suất nhỏ dùng trong sinh hoạt hàng ngày thường sử dụng dòng điện xoay chiều 1 pha để hoạt động. Ví dụ như: đèn điện, quạt, máy bơm nước, lò nướng, điều hòa, lò vi sóng, ti vi, tủ lạnh,…
+ Dòng điện xoay chiều 3 pha: Dòng điện xoay chiều 3 pha là dòng điện công suất lớn nên nó phù hợp cho quá trình truyền tải điện năng đi xa và được dùng cho những thiết bị điện sản xuất công nghiệp. So với dòng điện một chiều DC thì dòng điện xoay chiều có tỷ lệ hao hụt trên đường dây ít hơn nhiều.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp