Hãy cùng đọc câu chuyện dưới đây
Trước đây, có một người ở nước Tống nhặt được một viên ngọc thạch. Ông ta liền đem viên ngọc ấy biếu cho quan Tử Hãn nhưng Tử Hãn từ chối không nhận.
Bạn đang xem: Tham lam chính là 1 trong 7 tội lỗi lớn nhất của nhân loại, mắc phải khiến bản thân mất hết phúc
Người biếu ngọc nói: “Viên ngọc này tôi đã đem cho thợ ngọc xem qua rồi, ông ấy nói đây đúng là một loại ngọc rất quý giá nên tôi mới dám đem dâng biếu quan lớn!”.
Tử Hãn nói: “Ngươi cho ngọc là của báu còn ta cho “không tham” là của báu. Ngươi đem ngọc biếu ta, nếu ta nhận, thì cả hai chúng ta đều mất của báu rồi! Chi bằng, mỗi người chúng ta tự giữ lại báu vật của mình đi!”. Cuối cùng, Tử Hãn vẫn không nhận viên bảo ngọc ấy.
Câu chuyện xưa “lấy không tham làm báu vật” thật khiến mọi người phải suy ngẫm sâu xa. Nếu như trong cuộc sống, ai ai cũng lấy “không tham làm báu vật”, làm mọi việc đều không khởi lòng tham, ở đâu cũng không tham thì khi đó mọi người đều đã “biết đủ” mà có thể “thường vui”.
Người xưa chẳng phải đã dùng chữ “今” (Kim, có nghĩa trước mắt, hiện tại, hôm nay) ghép với chữ “贝” (Bối, có nghĩa là tiền, báu vật) để thành ra chữ “贪” (Tham) sao? Điều đó ngụ ý nói rằng, nếu như trong mắt chỉ có những thứ quý giá của ngày hôm nay thì sao có thể lâu dài được?
Xem thêm : Hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7 năm 2023
Người xưa chính là dựa vào cách nhìn chữ, đoán nghĩa để lúc nào cũng nhắc nhở, ước thúc bản thân hành xử theo, tránh làm ra những việc sai trái. Dục vọng của con người về tiền tài, của cải, hư danh, tình dục… thì giống như có nhồi nhét mãi cũng không đến đáy cùng được.
Nếu một người không tiết chế được dục vọng và lòng tham thì người ấy hoàn toàn sẽ trở thành “nô dịch”. Khi ấy, không có việc xấu xa nào là họ không dám làm để thỏa mãn dục vọng và lòng tham của mình. Họ sẽ vứt bỏ hết quy phạm đạo đức làm người, tôn nghiêm làm người, thậm chí cả tính mạng bản thân mình, ngay cả xã tắc thiên hạ cũng không ngại.
Họ không biết được rằng ở sâu xa bên trong đều là có Thần cai quản, “thiện ác có báo” là Thiên lý bất biến. Người làm việc xấu, tham lam, tranh đoạt nhất định sẽ có kết cục bi thảm và vô cùng đáng sợ. Cho nên, người xưa cũng nói, tham lam là cách tự chiêu mời họa, “không tham” thì họa tự nhiên sẽ rời xa.
7 nguồn gốc tội lỗi của nhân loại trong tôn giáo
Những tín ngưỡng chính giáo Tây phương, cho rằng nhân loại có 7 tội, cho rằng nó chính là hành vi sai lầm đáng sợ nhất, chí mạng nhất ngăn cản con người về mặt tinh thần, về tâm linh hướng đến đề cao thăng hoa, hướng đến tiến bộ.
Những tội lỗi của nhân loại và đức của thiên thượng là đối lập nhau. 7 tội của con người bao gồm: kiêu ngạo, tật đố, ham ăn, dục vọng, phẫn nộ, tham lam và lười biếng.
Xem thêm : Bánh cốm sữa – Đặc sản truyền thống Phan Thiết hấp dẫn du khách
– Kiêu ngạo cũng được gọi là tâm hư vinh, là niềm tin quá mức của con người về khả năng của mình, nó sẽ gây nhiễu loạn ý thức của con người đến ân điển của Thần Phật; nó được xem là căn nguyên sản sinh tất cả tội ác.
– Tật đố là khát vọng đối với đặc điểm, cá tính, địa vị xã hội, năng lực hoặc hoàn cảnh của người khác.
– Ham ăn là tiêu hao quá mức cần thiết, không kiềm chế được.
– Dục vọng là khao khát không tiết chế vào khoái lạc nhục thể của người ta.
– Sân hận là biểu hiện sự thiếu từ bi, đối với người khác có ác ngôn ác hành, nó cũng được gọi là cuồng bạo.
– Tham lam là một dục vọng đối với tài phú vật chất hoặc lợi ích, không màng đến cảm nhận của người khác.
– Lười biếng là sự trốn tránh của con người đối với lao động chân tay hoặc tinh thần tín ngưỡng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp