Có được quyền yêu cầu in sao kê tài khoản NH của người khác? (Ảnh minh họa)
Theo quy định của pháp luật hiện hành, sao kê ngân hàng là thông tin về giao dịch của khách hàng với tổ chức tín dụng, bao gồm thông tin định danh khách hàng và thông tin sau đây: chứng từ giao dịch, thời điểm giao dịch, số lượng giao dịch, giá trị giao dịch, số dư giao dịch và các thông tin có liên quan khác. Đây là những thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 117/2018/NĐ-CP và là thông tin mà NH có trách nhiệm phải giữ bí mật và chỉ được cung cấp theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Bạn đang xem: Có được quyền yêu cầu in sao kê tài khoản NH của người khác?
Do đó, NH chỉ được cung cấp thông tin sao kê tài khoản khách hàng của họ khi được chính khách hàng đó yêu cầu hoặc cung cấp cho cá nhân, tổ chức khác có thẩm quyền yêu cầu NH cung cấp thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật.
Mặt khác, Điều 10 Nghị định 117/2018/NĐ-CP quy định chỉ có 10 nhóm cá nhân của các cơ quan sau đây mới có thẩm quyền yêu cầu NH cung cấp thông tin sao kê tài khoản của khách hàng, bao gồm:
(1) Tổng Thanh tra Chính phủ, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra bộ; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra tỉnh; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra sở; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra huyện; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Trưởng đoàn thanh tra; thành viên đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật về thanh tra.
(2) Tổng Kiểm toán nhà nước, Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán trưởng Kiểm toán nhà nước khu vực, Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, Thành viên Đoàn kiểm toán là Kiểm toán viên nhà nước theo quy định của pháp luật về kiểm toán nhà nước.
(3) Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Viện kiểm sát quân sự các cấp
(4) Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự Trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực
Xem thêm : Trước và sau khi xông mặt xong nên làm gì? 1 tuần nên xông mặt mấy lần?
(5) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng, điều tra viên các cơ quan điều tra; cấp trưởng, cấp phó các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
(6) Cấp trưởng, cấp phó các đơn vị nghiệp vụ trong công an nhân dân, quân đội nhân dân.
(7) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các cơ quan thi hành án, chấp hành viên đang tổ chức thi hành án
(8) Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan.
(9) Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế; Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh tra Tổng cục Thuế; Cục trưởng, Phó cục trưởng Cục Thuế; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thuế.
(10) Cá nhân khác của cơ quan nhà nước được pháp luật có liên quan quy định có thẩm quyền ký văn bản của cơ quan nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng.
Tất cả 10 nhóm cá nhân của các cơ quan trên đều phải tuân theo các trình tự, thủ tục quy định rất chi tiết cụ thể tại Điều 8, Điều 9 Nghị định 117/2018/NĐ-CP khi yêu cầu NH cung cấp thông tin sao kê khách hàng.
Như vậy, có thể thấy, nếu bạn là cá nhân không phải là chủ tài khoản ngân hàng đó và cũng không thuộc 10 nhóm cá nhân của các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu NH cung cấp thông tin khách hàng như đã nêu trên thì bạn hoàn toàn không được quyền yêu cầu NH cung cấp thông tin sao kê tài khoản ngân hàng của người khác.
Xem thêm : Thắt đáy lưng ong là gì?
Hiện nay, phương pháp sao kê tài khoản được các NH triển khai dưới 2 dạng chính. Đó là sao kê trực tiếp và sao kê trực tuyến.
– Sao kê tài khoản NH trực tiếp
Hình thức sao kê này được thực hiện trong trường hợp có yêu cầu từ chủ thẻ để NH in sao kê và xác nhận lịch sử giao dịch trong thẻ. Khi bản sao kê hoàn thành sẽ bao gồm chứng thực từ phía NH để có giá trị pháp lý nhằm bổ sung vào các hồ sơ, thủ tục hành chính cần thiết.
– Sao kê tài khoản NH trực tuyến
Hình thức sao kê này được áp dụng với những chủ thẻ có sử dụng dịch vụ Internet Banking. Tiến hành sao kê tài khoản theo phương pháp trực tuyến thường khá nhanh chóng và chính xác khi muốn theo dõi lịch sử giao dịch trong thẻ. Tuy nhiên, hạn chế của sao kê trực tuyến là không cho phép chủ thẻ sửa lại hay bổ sung thêm vào các hồ sơ hoặc thủ tục hành chính. Ngoài ra, với những tài khoản thanh toán sẽ được hỗ trợ in sao kê ngay tại cây ATM.
Bảo Ngọc
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp