D/H: Xin chào quý vị và các bạn, hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục “Tuần san Văn hóa”, tôi là Duy Hoa.
H/A: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Hùng Anh.
D/H: Thưa quý vị và các bạn, ngày 7/12 vừa qua là tiết Đại Tuyết theo 24 tiết khí Trung Quốc, có nghĩa là trời rét, tuyết dày.
H/A: Vâng. 24 tiết khí là hệ thống kiến thức và thực tiễn xã hội của người Trung Quốc được hình thành dựa trên kết quả quan sát chu kỳ chuyển động của Mặt trời, phát hiện quy luật thay đổi của thời gian, khí hậu và vật tượng.
D/H: Vâng. 24 tiết khí chỉ đạo sản xuất nông nghiệp truyền thống và cuộc sống thường ngày, là một phần quan trọng thuộc hệ thống lịch pháp truyền thống và hoạt động thực tiễn hữu quan của Trung Quốc.
H/A: Đúng vậy. Trong giới khí tượng quốc tế, hệ thống lịch pháp này được tôn vinh là “Phát minh thứ 5 của Trung Quốc”.
D/H: Vâng. Ngày 30/11, “24 tiết khí của Trung Quốc” được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
H/A: Vâng. Điều này cho thấy cộng đồng quốc tế coi trọng bảo vệ kiến thức truyền thống và di sản văn hóa phi vật thể loại thực tiễn, và đưa văn hóa hội nhập vào sự phát triển bền vững của xã hội, kinh tế và môi trường, có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy phát triển đa dạng văn hóa nhân loại.
D/H: Quý vị và các bạn thân mến, trong tiết mục “Tuần san Văn hóa” hôm nay, Hùng Anh và Duy Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn 24 tiết khí của Trung Quốc.
H/A: Thưa quý vị và các bạn, Trung Quốc có bài thơ 24 tiết khí để giúp mọi người ghi nhớ các tiết khí như sau: “Xuân vũ kinh xuân thanh cốt thiên, Hạ mãn mang hạ thử tương liên, Thu xử lộ thu hàn sương giáng, Đông tuyết tuyết đông tiểu đại hàn”.
D/H: Vâng. Ngay từ thời Xuân Thu, Trung Quốc đã xác định 4 tiết khí: Trọng Xuân, Trọng Hạ, Trọng Thu, Trọng Đông. Đến thời kỳ đời nhà Tần và nhà Hán, 24 tiết khí được xác lập hoàn chỉnh.
H/A: Chuyên gia nghiên cứu phong tục dân gian Trung Quốc Lưu Khôi Lập cho biết, trước kia, lịch Trung Quốc bị nhiều người hiểu lầm là âm lịch thuần túy, thực ra, lịch Trung Quốc là cả âm lịch và dương lịch, 24 tiết khí là tính theo dương lịch.
D/H: Đúng vậy. 24 tiết khí là hệ thống kiến thức và thực tiễn xã hội được hình thành dựa trên kết quả phát hiện quy luật thay đổi của thời gian, khí hậu và vật tượng trong một năm.
H/A: Ông Chu Binh, chuyên gia hàng đầu về dịch vụ thời tiết của Trung tâm Thời tiết Quốc gia Trung Quốc cho biết, thời tiết chủ yếu chịu sự ảnh hưởng của Mặt trời, tiếp theo là sự ảnh hưởng của nhân tố phân bố khác biệt về địa hình biển và mặt đất.
D/H: 24 tiết khí đã phản ánh một cách khách quan tình hình các mùa thay thế và biến đổi thời tiết, là tiêu chí về biến đổi vật tượng và thứ tự thời gian ở Trung Quốc, sự hình thành và phát triển của nó gắn chặt với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp Trung Quốc.
H/A: Ông Nghiêm Hỏa Kỳ, Giám đốc Viện Nghiên cứu sự phát triển của khoa học – công nghệ và xã hội, trường Đại học Nông nghiệp Nam Kinh cho biết, “24 tiết khí của Trung Quốc” được công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại có nghĩa là quy luật về các đợt mưa và nắng nóng do dân tộc Trung Hoa tổng kết trong hàng nghìn năm đã được công nhận.
D/H: Vâng. Trong hàng nghìn năm qua, 24 tiết khí đã phát huy vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo sản xuất và cuộc sống của người Trung Quốc.
H/A: Vâng. Trung Quốc có ngạn ngữ nông nghiệp: “Lập xuân thiên tiệm noãn, Vũ thủy tống phì mang”, có nghĩa là, đến tiết Lập Xuân, trời ấm dần, đến tiết Vũ Thủy bận rộn việc đồng áng.
D/H: Trong xã hội nông nghiệp, tổ tiên người Trung Quốc tận dụng đặc điểm môi trường thiên nhiên, mùa Xuân cày cấy, mùa Hè rẫy cỏ, mùa Thu gặt hái, mùa Đông tích trữ.
H/A: Vâng. 24 tiết khí bắt nguồn ở lưu vục sông Hoàng Hà, phản ánh đặc điểm khí hậu đặc thù của Trung Quốc.
D/H: Vâng. Ông Nghiêm Hỏa Kỳ cho biết, chịu sự ảnh hưởng của luồng khí ấm và ẩm ướt từ Thái Bình Dương và luồng không khí lạnh từ vùng Xi-bê-ri-a, thời tiết Trung Quốc có đặc điểm là bốn mùa rõ rệt, mưa và nắng nóng xuất hiện trong cùng một mùa.
H/A: Ông Nghiêm Hỏa Kỳ cho biết, 24 tiết khí chủ yếu dùng để chỉ đạo sản xuất nông nghiệp ở lưu vực sông Hoàng Hà và lưu vực sông Trường Giang của Trung Quốc.
D/H: Là kết tinh trí tuệ của dân tộc Trung Hoa, 24 tiết khí cũng ảnh hưởng sâu sắc tới các nước Đông Á. Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản đều có tập tục giống như Trung Quốc.
H/A: Cùng với sự phát triển của khoa học-công nghệ, năng lực cải tạo và lợi dụng thiên nhiên của nhân loại đã được tăng cường, rau củ quả và trái cây trồng trong nhà kính, nhà vòm khiến con người không còn bị kiềm chế bởi tiết khí.
D/H: Tuy vậy, ông Nghiêm Hỏa Kỳ cho biết, sản xuất nông nghiệp vẫn phải lấy việc lợi dụng thiên nhiên làm tiền đề, ở Trung Quốc đặc điểm về biến đổi của các đợt mưa và đợt nắng nóng cũng như thay đổi của gió mùa chưa thay đổi, 24 tiết khí vẫn phát huy vai trò chỉ đạo cơ sở đối với sản xuất và cuộc sống hiện nay.
H/A: Đúng vậy. Khi sản xuất nông nghiệp, người Trung Quốc vẫn tuân thủ nhiều ngạn ngữ nông nghiệp để điều tiết nghỉ ngơi và lao động, chẳng hạn, “Xuân bất trồng, Thu vô thu”, có nghĩa là mùa Xuân không gieo trồng, mùa Thu sẽ không có thu hoạch.
Xem thêm : Tụ điện là gì? Tụ điện ngăn cách dòng điện nào?
D/H: Vâng. Chẳng hạn, “Lập Hạ không mưa, treo cày và cào “, có nghĩa là nếu tiết Lập Hạ không mưa, thì sẽ phải chịu hạn hán, không thể canh tác, các công cụ cày cấy không dùng đến, nên phải treo lên.
H/A: Vâng. Trung Quốc còn có câu ngạn ngữ nông nghiệp: “Thanh Minh tiền hậu, trồng qua điểm đậu”, có nghĩa là trước sau tiết khí Thanh Minh là thời gian gieo trồng các loại bí và đậu.
D/H: Vâng. Ngày nay ở một số địa phương vẫn có những hoạt động về tiết khí. Chẳng hạn, Thanh Minh vừa là tiết khí vừa là ngày lễ, không những là ngày lễ tế tổ tiên, tưởng nhớ người đã mất, mà còn là hoạt động du Xuân, để con người gần gũi hơn với tự nhiên.
H/A: Vâng. Một số địa phương vẫn coi những tiết khí như Đông Chí là ngày tết, chẳng hạn, huyện Tam Môn tỉnh Chiết Giang có hoạt động cúng tế tổ tiên vào tiết khí Đông Chí, dân tộc Choang có Tết Sương Giáng, dân tộc Mèo có Tết Lập Thu.
D/H: 24 tiết khí và các hoạt động hữu quan có ý nghĩa quan trọng gắn kết lòng người, hài hòa giữa con người với tự nhiên, là thể tải quan trọng thể hiện sự đồng nhất văn hóa của dân tộc Trung Hoa.
H/A: Ngoài ra, tiết khí và đặc điểm các mùa cũng liên quan tới dưỡng sinh, chẳng hạn, “Mồng 8 tháng 3 ăn búp non cây xuân”, “Xuân Hạ nuôi dương, Thu Đông nuôi âm”, “Bệnh thường gặp vào mùa Đông, điều trị từ mùa Hè”.
D/H: Vâng. Hiện nay, nội dung 24 tiết khí đã được đưa vào sách giáo khoa dành cho học sinh tiểu học, đào tạo trẻ em nhận biết tự nhiên, hiểu biết được chỉ có tuân thủ các quy luật này mới có thể thực hiện hài hòa giữa con người với tự nhiên.
H/A: Trong giới khí tượng quốc tế, 24 tiết khí được tôn vinh là “Phát minh thứ 5 của Trung Quốc”.
D/H: Vâng. Chuyên gia cho rằng, 24 tiết khí được công nhận là Kiệt tác di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại không những đã khẳng định nó là tiêu chí về sự đồng thuận trong văn hóa của người Trung Quốc, mà còn là đóng góp văn hóa của Trung Quốc đối với toàn nhân loại. Việc này có ý nghĩa rất lớn đối với việc thúc đẩy phát triển đa dạng văn hóa nhân loại.
H/A: Người phụ trách hữu quan của Vụ Di sản phi vật thể Bộ Văn hóa Trung Quốc cho biết, công tác kế thừa và bảo tồn 24 tiết khí vẫn gánh nặng đường xa, nên coi việc được công nhận lần này là một khởi điểm mới, theo chương trình bảo tồn đã được xác định, để càng nhiều quốc gia, cộng đồng, tổ chức và cá nhân nhận thức và hiểu biết hệ thống kiến thức và hoạt động thực tiễn về 24 tiết khí.
D/H: Đồng thời, nên thu hút càng nhiều giới trẻ tham gia vào đội ngũ kế thừa và bảo tồn, khiến di sản văn hóa quan trọng này tràn đầy sức sống mới trong cuộc sống văn hóa xã hội đương đại.
H/A: Quý vị và các bạn thân mến, trước khi kết thúc tiết mục “Tuần san Văn hóa” hôm nay, Duy Hoa và Hùng Anh xin mời quý vị và các bạn thưởng thức bài hát “Đông Chí” do nữ ca sĩ Quân Tử thể hiện.
D/H: Quý vị và các bạn thân mến, tiết mục “Tuần san Văn hóa” hôm nay đến đây là hết, Duy Hoa cảm ơn sự quan tâm theo dõi của quý vị và các bạn.
H/A: Hùng Anh xin hẹn gặp lại quý vị và các bạn vào tiết mục “Tuần san Văn hóa” tuần tới.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024