Tụ điện là một cụm từ được nhắc đến rất nhiều bởi hầu hết các thiết bị điện sử dụng trong gia đình đều có. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về tụ điện. Bạn có thể tham khảo những thông tin hữu ích được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức về tụ điện cũng như biết được tụ điện ngăn cách dòng điện nào để bạn có cách sử dụng hiệu quả nhất!
Bạn đang xem: Tụ điện là gì? Tụ điện ngăn cách dòng điện nào?
Tụ điện là gì?
Tụ điện được hiểu đơn giản là một loại linh kiện điện tử thụ động được cấu tạo bởi hai bản cực đặt song song và được ngăn cách với nhau bởi một lớp điện môi. Khi có sự chênh lệch điện thế tại hai bề mặt xảy ra thì sẽ xuất hiện điện tích cùng điện lượng nhưng trái dấu với nhau.
Tụ điện có tính chất cách điện 1 chiều nhưng cho dòng điện xoay chiều đi qua nhờ vào nguyên lý phóng nạp. Chúng được sử dụng hầu hết trong các mạch điện tử như: mạch lọc nguồn, lọc nhiễu, mạch truyền tín hiệu xoay chiều hay các mạch tạo dao động,… Do đó, chúng đang ngày một trở lên phổ biến hơn trên thị trường Việt. Một vài thông tin cơ bản cần biết gồm:
Cấu tạo của tụ điện- Ký hiệu của tụ điện mà chúng ta dễ dàng nhận thấy là chữ C viết tắt của Capacitor.
- Đơn vị của tụ điện được tính là Fara (F).
- Tụ điện là một linh kiện gồm có 2 cực thụ động lưu trữ năng lượng điện. Hay được tích tụ điện tích bởi 2 bề mặt dẫn điện có trong cùng một điện trường.
- 2 bề mặt dẫn điện của tụ điện được ngăn cách bởi lớp điện môi có tính không dẫn điện như: Giấy, gốm, mica, giấy tẩm hoá chất,…
- Khi 2 bề mặt có sự chênh lệch nhau về điện thế, nó cho phép dòng điện xoay chiều đi qua. Các bề mặt sẽ có điện tích cùng điện lượng nhưng hoàn toàn trái dấu.
Xem thêm : Ngày tốt để dọn ban thờ, tỉa chân nhang cuối năm cho một năm mới may mắn, tài lộc
Tụ điện còn có khả năng tích trữ năng lượng dưới dạng năng lượng điện trường bằng cách lưu trữ các electron. Bên cạnh đó nó còn có thể phóng ra các điện tích này để tạo các thanh dòng điện. Đây chính là tính chất phóng nạp của tụ, từ đó giúp tụ điện có khả năng dẫn điện xoay chiều.
Nguyên lý hoạt động của tụ điện
Nguyên lý hoạt động của tụ điệnNguyên lý hoạt động của tụ điện dựa theo 2 quá trình phóng nạp và nạp xả:
- Nguyên lý phóng nạp của tụ điện được hiểu một cách đơn giản chính là khả năng tích trữ năng lượng điện giống như một acquy thu nhỏ dưới dạng năng lượng điện trường. Tại đây cho phép nó lưu trữ hiệu quả các electron và đồng thời phóng ra các điện tích này để tạo ra một dòng điện. Nhưng điểm khác biệt lớn nhất giữa tụ điện với acquy là tụ điện không có khả năng sinh ra các điện tích electron mà ngược lại ắc qui lại có thể tạo được.
- Nguyên lý nạp xả của tụ điện là một tính chất đặc trưng và cũng là nguyên lý cơ bản trong hoạt động của tụ điện. Nhờ vào tính chất này mà tụ điện còn có khả năng dẫn điện xoay chiều.
Dựa vào nguyên lý này ta dễ dàng nhận ra tụ điện ngăn cách dòng điện nào? Và cho phép dòng điện nào đi qua. Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay.
Tụ điện ngăn cách dòng điện nào? Vì sao
Tụ điện cho phép dòng điện xoay chiều đi qua nhưng lại ngăn cản dòng điện một chiều. Bởi vì:
Lớp điện môi c̠ủa̠ tụ điện có tính chất cách điện cho nên không thể dẫn điện. Khi bạn tiến hành đặt tụ ѵào điện áp một chiều thì ngay lập tức có dòng điện từ điện áp này nạp đầy cho tụ. Sau khi nạp đầy tụ thì ngay lập tức dòng điện sẽ về 0. Vì vậy mà người ta hay nói tụ điện không cho dòng điện một chiều đi qua.
Xem thêm : Bà bầu cần bao nhiêu vitamin C mỗi ngày?
Tụ điện cho phép dòng điện xoay chiều đi quaTuy nhiên khi đặt lên hai đầu tụ một điện áp xoay chiều, thì lúc đó sẽ có dòng điện được nạp ѵào tụ. Khi điện áp đặt ѵào cao hơn điện áp c̠ủa̠ tụ thì dòng điện từ tụ xả ra khi điện áp bên ngoài thấp hơn hay ngược dấu với điện áp c̠ủa̠ tụ.
Ngay cả khi, điện áp một chiều có trị số biến động và biến thiên tuần hoàn đặt lên hai đầu tụ thì cũng có thể xuất hiện dòng điện. Tuy nhiên dòng điện này chỉ phụ thuộc ѵào mức độ biến thiên c̠ủa̠ điện áp hay được hiểu là phụ thuộc ѵào các thành phần xoay chiều). Và không phụ thuộc ѵào độ lớn trung bình của các thành phần một chiều.
Vì có dòng điện được phóng nạp liên tục nên các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, tụ điện cho phép dòng điện xoay chiều đi qua đồng thời cản dòng một chiều.
Hiện nay, hầu hết những sản phẩm từ gia đình đều được trang bị bởi tụ điện. Dựa vào tính chất nó không chỉ là một trong số những linh kiện quan trọng nhất trong mỗi thiết bị điện từ. Mà còn được xem là linh kiện quan trọng bậc nhất trong các bo mạch của bếp từ.
Từ bài viết tụ điện là gì? Tụ điện ngăn cách dòng điện nào? được Ngôi Sao Việt chia sẻ chi tiết. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều những kiến thức về tụ điện cũng như hiểu được các nguyên lý hoạt động và tầm quan trọng của loại linh kiện này.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp