Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì: mẹ bầu 3 tháng hoàn toàn có thể ăn mít với lượng phù hợp. Tuy nhiên vẫn còn nhiều mẹ bầu thắc mắc bầu 3 tháng đầu có được ăn mít không? Để hiểu rõ hơn xem ngay bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích chăm sóc sức khỏe cả mẹ và bé nhé.
>>> Xem thêm:
Bạn đang xem: Mẹ bầu 3 tháng đầu có được ăn mít không? | MediPlus
Nhiều người cho rằng mẹ bầu 3 tháng không nên ăn mít bởi đây là loại quả gây nóng trong người, có thể sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, KHÔNG có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho các nhận định này là đúng.
Mà mít còn là loại quả có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho bà bầu. Cụ thể trong 100gr mít có chứa:
BẢNG THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG CỦA MÍT Thành phần dinh dưỡng có trong 100g mít Giá trị
Dinh dưỡng cơ bản
Calo 94 Kcal Chất béo 0.64g Chất bột đường 24g Carbohydrate 23.5g Protein 1.72g Chất xơ 4g
Vitamin
Vitamin A 110 IU Vitamin C 13.7 mg Vitamin B6 0.105 mg Vitamin B2 0.055 mg Vitamin B3 0.92 mg Vitamin E 0,34 mg Folate 24 mcg Khoáng chất Canxi 34 mg Sắt 0,6 mg Natri 3 mg Đồng 0,2 mg Phospho 21 mg Kẽm 0,42 mg Magie 37 mg Kali 303 mg Mangan 0,2 mg Selen 0,6 mcg
Chính vì giàu vitamin và khoáng chất nên phụ nữ mang thai có thể ăn mít mà không gây nguy hiểm đến thai nhi. Bên cạnh đó, loại trái cây này còn mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho cả mẹ và bé.
>>>> Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu ăn sầu riêng được không?
Khi mang thai, sức đề kháng của mẹ bầu thường suy giảm hơn bình thường do hệ miễn dịch có thêm nhiệm vụ bảo vệ bé. Chính vì vậy mẹ dễ mắc bệnh hơn.
Trong đó, vitamin C hỗ trợ sản xuất interferon – một loại protein cần thiết cho các tế bào bạch cầu, giúp nâng cao khả năng chống viêm nhiễm vi khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch.
Theo bảng dinh dưỡng trên, trong 100gr mít cung cấp 13,7mg vitamin C, do đó để giảm nguy cơ nhiễm bệnh, mẹ nên thêm mít vào khẩu phần ăn hằng ngày.
Xem thêm : Có xe tải nên kinh doanh gì? 5 ý tưởng kinh doanh làm giàu từ xe tải
Mít được đánh giá là một trong những loại trái cây chứa nhiều kali. Chất này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tim mạch và điều hòa huyết áp. Kali giúp loại bỏ lượng natri dư thừa ra khỏi cơ thể, tránh nguy cơ tích trữ nước và muối gây tăng huyết áp.
Đối với phụ nữ mang thai, cao huyết áp là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tiền sản giật. Và theo các bác sĩ, mẹ nên bổ sung thực phẩm giàu kali như mít, bơ, chuối,… để ngăn ngừa tình trạng này.
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bé chưa hình thành tuyến giáp nên hoàn toàn phụ thuộc vào lượng hormone tuyến giáp mẹ cung cấp thông qua rau thai. Nếu mẹ bị rối loạn tuyến giáp thì nguy cơ sau khi sinh trẻ bị chậm phát triển trí não là rất cao.
Ngoài ra đồng có trong mít sẽ có tác dụng tăng cường trao đổi chất, đặc biệt là thúc đẩy sản xuất hormone. Thêm vào đó, loại quả này cũng giúp giảm nguy cơ rối loạn tuyến giáp nhờ vào hàm lượng vitamin B dồi dào.
Khi mang thai, nhu cầu cung cấp chất sắt cho cơ thể mẹ bầu tăng tăng cao (gấp 5-7 lần) để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, ốm nghén khi mang thai cũng khiến mẹ thiếu máu, thiếu sắt do ăn uống không đầy đủ. Mẹ bầu thiếu máu có thể tăng nguy cơ sảy thai, bong nhau non, nhau tiền đạo,…
Nhờ chứa nhiều chất sắt và folate, quả mít có khả năng giúp ngừa thiếu máu ở mẹ và giúp kiểm soát lưu thông máu hiệu quả. Để ngăn ngừa các nguy cơ trên, phụ nữ mang thai nên tăng cường bổ sung các chất này cho cơ thể.
Hầu hết phụ nữ thường bị táo bón khi mang thai. Nguyên nhân xuất phát từ việc các hormone progesterone hoạt động mạnh làm quá trình tiêu hóa chậm lại. Bên cạnh đó, trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu, mẹ thường xuyên bị nôn nghén, gây mất nước dẫn đến táo bón.
Với thành phần chất xơ cao, mít góp phần giúp mẹ cải thiện hệ tiêu hóa, giảm tình trạng táo bón và ngăn ngừa tình trạng loét dạ dày.
Khi mang thai, hormone thai kỳ gây ảnh hưởng đến khả năng điều tiết lượng nước ở mắt của mẹ bầu, gây khô mắt, gây áp lực lên thị lực. Không chỉ vậy, sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai khiến melanin sản sinh nhiều hơn, gây tình trạng nám hoặc sạm da.
Quả mít chứa nhiều vitamin A cùng các chất chống oxy hóa như beta-carotene giúp củng cố màng nhầy trên giác mạc, làm sáng da hiệu quả. Bên cạnh đó, các dưỡng chất trên còn có công dụng hỗ trợ phát triển nội tạng ở trẻ trong giai đoạn 3 tháng đầu.
Thai nhi cần lấy lượng lớn canxi từ mẹ để hình thành và phát triển trong suốt thai kỳ. Do đó, mẹ rất dễ bị thiếu canxi, loãng xương khi mang thai. Nếu thiếu khoáng chất này, mẹ thường xuyên bị đau nhức cơ bắp, chuột rút,… Đối với bé, thiếu canxi sẽ khiến trẻ bị còi xương bẩm sinh, lùn thấp, dị hình,…
Không chỉ chứa nhiều canxi, mít còn mang lượng magie dồi dào có tác dụng ngăn ngừa loãng xương cho mẹ. Đồng thời giúp thai nhi phát triển xương chắc khỏe.
Nhờ mang đến nhiều lợi ích cho mẹ và bé, do đó mít là một trong những loại trái cây được các bác sĩ khuyến khích sử dụng trong suốt thời gian mang thai.
Món ăn 1: SỮA CHUA MÍT HOA QUẢ
Xem thêm : Ngôi sao 6 cánh có ý nghĩa gì?
Dùng kèm với các loại hoa quả khác giúp mẹ bầu bổ sung thêm nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, ăn sữa chua giúp kích thích hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và hỗ trợ làm đẹp da cho mẹ.
Món ăn 2: SINH TỐ MÍT
Thay vì ăn từng múi mít, mẹ bầu có thể đổi món bằng cách làm sinh tố mít để giải khát cho những ngày hè nóng nực:
Món ăn 3: MÍT SẤY
Mít sấy là món ăn vặt giàu dưỡng chất an toàn cho mẹ và bé. Tuy nhiên, mít sấy có thể chứa chất bảo quản, do đó mẹ nên hạn chế sử dụng, hoặc nên tự chế biến tại nhà để đảm bảo sức khỏe.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên sử dụng từ 80-100g mít để tối đa lợi ích cho sức khỏe. Vì mít là loại quả có lượng đường tương đối cao, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều sẽ gây nóng trong, tăng đường huyết,…
Ăn mít khi bụng đói sẽ gây tăng lượng đường đột ngột vào cơ thể, có thể làm xuất hiện tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Ngoài ra, dùng mít vào buổi tối sẽ khiến mẹ dễ bị đầy bụng, khó tiêu,… Thời điểm thích hợp nhất để mẹ ăn mít chính là sau bữa cơm 1-2 giờ.
Như bất cứ loại thực phẩm, hoa quả nào khác, việc ăn mít không đúng cách cũng có thể mang đến một số rủi ro sau cho mẹ bầu:
Một số tiêu chí giúp chọn mít ngon cho mẹ bầu:
Nếu không sử dụng hết, mẹ bầu có thể cho mít vào hộp nhựa đậy kín hoặc túi hút chân không để bảo quản trong tủ lạnh. Để tránh các thực phẩm khác bị nhiễm mùi mít, bạn nên bọc mít bằng màng bọc thực phẩm và bảo quản cùng vài lát chanh thái để làm dịu mùi.
Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, bạn nên lựa chọn mua trái cây ở những địa chỉ uy tín, sản phẩm đã qua kiểm định và đạt chất lượng cao.
Để giúp mẹ bầu dễ dàng thay đổi thực đơn hàng ngày, Tổ hợp Y tế MEDIPLUS sẽ chia sẻ 3 loại quả khác mẹ bầu cũng nên ăn trong 3 tháng đầu:
Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp đã giúp bạn giải đáp những băn khoăn bầu 3 tháng đầu có được ăn mít không. Nếu còn thắc mắc và tư vấn thêm về chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe thai kỳ vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ chi tiết từ các chuyên gia MEDIPLUS.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 29/01/2024 09:53
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024