Người bệnh gút có ăn được tỏi không? Đây là câu hỏi được rất nhiều đọc giả quan tâm bởi tỏi là loại gia vị phổ biến, xuất hiện trong hầu hết các món ăn quen thuộc tại Việt Nam. Từ lâu, tỏi đã được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh gút, việc hiểu rõ về tác động của tỏi đối với cơ thể là vô cùng quan trọng. Vậy, người bị gút có ăn tỏi được không? Đâu là cách ăn tỏi khoa học dành cho người mắc bệnh gút? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau.
Tỏi (Allium sativum) là một loại thực vật thuộc họ hành tây, được trồng rộng rãi trên khắp thế giới nhờ hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng phong phú và các đặc tính dược lý nổi bật. Trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, tỏi được xem là loại gia vị “quốc dân”, góp mặt trong hầu hết các món ăn thường ngày của người Việt, từ những món chiên, xào, kho, nướng đến cả những món hầm, hấp, luộc. Bên cạnh đó, tỏi cũng có một lịch sử lâu đời trong y học cổ truyền, được ứng dụng để điều trị và phòng ngừa nhiều loại bệnh tật. Vậy, người bệnh gút có ăn được tỏi không?
Bạn đang xem: Bệnh gút có ăn được tỏi không, có tốt không? Bác sĩ trả lời
Trước khi tìm hiểu người bệnh gút có ăn được tỏi không, bạn cần hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng chứa trong loại gia vị phổ biến này. Cụ thể, tỏi là một nguồn dinh dưỡng tổng hợp, có thể cung cấp cho cơ thể nhiều loại dưỡng chất khác nhau, trong đó bao gồm hơn 10 loại vitamin, 10 loại khoáng chất và 200 loại hợp chất hóa học hữu ích khác, điển hình như các hợp chất chống oxy hóa thuộc nhóm phenolics, saponins, polysaccharides và organosulfur.
Ngoại trừ nước (chiếm 65% khối lượng), thành phần dinh dưỡng chủ đạo trong tỏi là chất đường bột (28 – 33%) và chất đạm (2 – 6%). Đặc biệt, sự hiện diện của các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ (organosulfur) tuy chỉ chiếm 2.3% khối lượng tỏi, nhưng lại chính là những hợp chất mang lại cho tỏi mùi vị đặc trưng và đặc tính dược lý mạnh mẽ. Những hợp chất này bao gồm: allicin, alliin, diallyl sulfide, diallyl disulfide, diallyl trisulfide và ajoene.
Chi tiết hơn, thành phần dinh dưỡng và hàm lượng cụ thể của từng loại dưỡng chất chứa trong 100g tỏi bao gồm:
Xem thêm : Đặc điểm, mục đích và vai trò của thuế tiêu thụ đặc biệt
Lưu ý: Tỏi không chứa vitamin A, B12 và vitamin D. Do đó, nếu cần bổ sung các vitamin kể trên, bạn nên kết hợp ăn tỏi với các loại thực phẩm khác để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Người bệnh gout ĂN ĐƯỢC TỎI vì chúng chứa hàm lượng purin thấp (17mg purin / 100g tỏi). Trong khi đó, giới hạn an toàn về hàm lượng purin tiêu thụ hàng ngày dành cho người bệnh gút là 400 mg / ngày. Như vậy, tỏi có thể được xem là thực phẩm an toàn đối với người bệnh gút. Việc tiêu thụ chúng không thể làm tăng nồng độ axit uric máu và thúc đẩy bệnh gút bùng phát.
Mặt khác, tỏi còn có chỉ số đường huyết thấp (GI<30). Do đó, tiêu thụ tỏi dường như không thể làm tăng nồng độ đường glucose trong máu hoặc tạo điều kiện cho tình trạng viêm khớp tiến triển nặng. Đặc điểm này đã giúp tỏi trở thành một loại thực phẩm vô cùng thân thiện với chế độ ăn hàng ngày của người bệnh gút. Tóm lại, nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết người bệnh gút có ăn được tỏi không thì câu trả lời là “ĐƯỢC”.
Người bệnh gút ăn tỏi RẤT TỐT. Nguyên nhân là vì bên trong tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh, có thể đem lại cho bạn 6 lợi ích sức khỏe thiết thực sau:
Tóm lại, người bệnh gút có ăn được tỏi không chỉ nhờ chúng chứa ít purin, mà còn nhờ hàm lượng cao chất chống oxy hóa chứa trong tỏi.
Xem thêm : Xem mệnh theo ngày tháng năm sinh âm hay dương?
Người bệnh gút có ăn được tỏi không? Câu trả lời là “ĐƯỢC”. Tuy nhiên, để tỏi phát huy được hết những lợi ích sức khỏe vốn có, người bệnh gout nên ăn tỏi đúng cách, tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau:
Khi dùng tỏi, người bệnh gout cần lưu ý chỉ nên ăn một lượng vừa đủ, bởi việc ăn quá nhiều tỏi có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như:
Tóm lại, người bệnh gút có ăn được tỏi không? Câu trả lời là “ĐƯỢC”. Tuy nhiên, nếu gặp tác dụng phụ sau khi ăn tỏi, bạn nên cân nhắc việc giảm hàm lượng tỏi tiêu thụ. Bên cạnh đó, bạn hãy thử nấu chín tỏi trước khi ăn bởi cách chế biến này có thể giúp bạn làm bay hơi một số hợp chất lưu huỳnh chứa trong tỏi; từ đó, giảm nhẹ một số tác dụng phụ do các hợp chất này gây ra, điển hình như triệu chứng hôi miệng, rối loạn tiêu hóa và ợ chua.
Nhìn chung, tỏi không chỉ là một loại gia vị tuyệt vời mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh gút, việc bổ sung tỏi vào chế độ ăn uống hàng ngày cần được bác sĩ tư vấn và xem xét kỹ lưỡng để tránh gây tương tác thuốc, khiến hiệu quả điều trị bệnh bị ảnh hưởng.
Trên hành trình chữa trị bệnh gút, bạn cần nhớ rằng việc xây dựng một chế độ ăn uống cân đối và duy trì một lối sống lành mạnh mới chính là “chìa khóa” quan trọng giúp kiểm soát bệnh hiệu quả. Do đó, bên cạnh việc quan tâm người bệnh gút có ăn được tỏi không, bạn cũng cần đa dạng hóa khẩu phần ăn và thay đổi lối sống sao cho phù hợp. Để được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn chi tiết hơn, bạn có thể liên hệ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome thông qua số hotline 1900 633 599. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 01/04/2024 08:21
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…