Categories: Tổng hợp

CÔNG TY LUẬT TNHH TRE VIỆT

Published by

1. Tạm giam là gì?

Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định tại Điều 110 Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Theo đó, tạm giam là biện pháp ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng minh người bị buộc tội sẽ gây khó khăn trong việc điều tra, truy tố và xét xử hoặc người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội hoặc để bảo đảm thi hành án.

Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Tố tụng Hình sự, tạm giam áp dụng đối với bị cáo, bị can về các tội đặc biệt nghiêm trọng và tội rất nghiêm trọng.

Tạm giam áp dụng đối với bị cáo, bị can về các tội nghiêm trọng và tội ít nghiêm trọng có hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định bị cáo, bị can thuộc một trong các trường hợp sau:

· Bị cáo, bị can đã bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;

· Bị cáo, bị can không có nơi cư trú rõ ràng, không xác định được lý lịch;

· Bị cáo, bị can bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc bị cáo, bị can có dấu hiệu bỏ trốn;

· Bị cáo, bị can tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;

· Bị cáo, bị can có hành vi mua chuộc, cưỡng ép và xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp thông tin sai sự thật, tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu vụ án, tẩu tán tài sản, đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại,…

Tạm giam áp dụng đối với bị cáo, bị can về các tội ít nghiêm trọng có hình phạt tù đến 02 năm nếu bị cáo, bị can tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã.

2. Thời gian tạm giam tối đa là bao lâu? Cách tính ngày tạm giữ, tạm giam?

Thời hạn tạm giam bị cáo, bị can để điều tra được quy định tại Điều 173 Bộ luật Tố tụng Hình sự.

2.1. Thời gian tạm giam tối đa là bao lâu?

Theo đó, thời hạn tạm giam để điều tra được quy định như sau:

Tội phạm

Thời gian tạm giam tối đa

Tội phạm ít nghiêm trọng

Không quá 02 tháng

Tội phạm nghiêm trọng

Không quá 03 tháng

Tội phạm rất nghiêm trọng

Không quá 04 tháng

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Không quá 04 tháng

Nếu vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thời gian dài hơn để điều tra và không có căn cứ để hủy bỏ hoặc thay đổi việc tạm giam thì trong thời gian chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải đề nghị Viện kiểm sát gia hạn việc tạm giam. Việc gia hạn được quy định như sau:

Tội phạm

Số lần gia hạn

Thời gian gia hạn tối đa

Tội phạm ít nghiêm trọng

01

Không quá 01 tháng

Tội phạm nghiêm trọng

01

Không quá 02 tháng

Tội phạm rất nghiêm trọng

01

Không quá 03 tháng

Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

02

Mỗi lần không quá 04 tháng

2.2. Cách tính ngày tạm giam

Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Tố tụng Hình sự, khi tính thời hạn tạm giam theo ngày thì thời hạn tạm giam sẽ hết vào lúc 24 giờ ngày cuối cùng của thời hạn tạm giam.

Khi tính thời hạn tạm giam theo tháng thì thời hạn tạm giam hết vào ngày trùng của tháng sau. Nếu tháng đó không có ngày trùng thì thời hạn tạm giam hết vào ngày cuối cùng của tháng đó. Nếu thời hạn tạm giam hết vào ngày nghỉ thì ngày làm việc đầu tiên tiếp theo được tính là ngày cuối cùng của thời hạn tạm giam.

Khi tính thời hạn tạm giam thì thời hạn tạm giam hết vào ngày kết thúc thời hạn tạm giam được ghi trong lệnh, quyết định. Nếu thời hạn tạm giam được tính bằng tháng thì 01 tháng được tính là 30 ngày.

3. Tạm giam bao lâu thì được gặp mặt người thân?

Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về việc bị cáo, bị can bị tạm giam bao lâu thì có quyền gặp mặt người thân. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 9 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, người bị tạm giam có quyền gặp mặt người thân.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 22 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, người bị tạm giam có quyền được gặp người thân một lần trong một tháng. Thời gian cho mỗi lần gặp không quá 01 giờ.

4. Tạm giam bao lâu thì được tại ngoại?

Hiện nay pháp luật không quy định bị tạm giam bao nhiêu lâu thì được thực hiện các biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam để bị cáo, bị can được tại ngoại.

Căn cứ theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, người thân của người phạm tội mà cơ quan có thẩm quyền có thể xem xét để không phải tạm giam bị cáo, bị can nữa mà cho phép họ được tại ngoại.

Theo quy định tại Điều 121, Điều 122 Bộ luật Tố tụng hình sự, bảo lĩnh và đặt tiền đảm bảo là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Vì vậy, thể coi bão lĩnh và đặt tiền đảm bảo là các hình thức để bị cáo, bị can đang bị tạm giam được tại ngoại.

Bị cáo, bị can khi được tại ngoại phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ theo quy định pháp luật.

Cần lưu ý, đối với trường hợp bảo lãnh người bị tạm giam, người bảo lãnh cần đáp ứng các điều kiện sau:- Cơ quan, tổ chức: Bị cáo, bị can phải là người của cơ quan, tổ chức bảo lãnh. Cơ quan, tổ chức có giấy cam đoan có xác nhận của người đứng đầu.

– Cá nhân:

Là người đủ 18 tuổi trở lên;

· Nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành quy định pháp luật;

· Thu nhập ổn định;

· Có điều kiện quản lý bị cáo, bị can;

· Cá nhân làm giấy cam đoan có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

This post was last modified on 05/05/2024 13:36

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG dễ dàng lấy may

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…

31 phút ago

Tử vi thứ 4 ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Dần nóng nảy, Mão tự ti

Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…

37 phút ago

Thần TÀI ban LỘC chớp nhoáng: 4 con giáp GIÀU nhanh cuối năm 2024, sang 2025 tiếp tục bùng NỔ

Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…

4 giờ ago

Top 4 con giáp thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty riêng

Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…

4 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công rực rỡ?

Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?

9 giờ ago

Thần tài mở kho lương: 4 tuần tới mọi mong muốn thành hiện thực, 4 con giáp thăng hạng GIÀU bất thình lình

Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…

10 giờ ago