Một hành vi cho vay tiền khi nào thì bị coi là hành vi cho vay nặng lãi và bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi cho vay nặng lãi? Để tìm hiểu kỹ hơn vấn đề pháp lý liên quan đến tội danh liên quan đến hành vi cho vay nặng lãi, hãy cùng NPLaw tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
- Uống sữa Milo có tăng cân không? Hướng dẫn sử dụng sữa Milo và những lưu ý
- Cung khắc là gì? Các cung nào khắc nhau trong 12 cung hoàng đạo?
- Rau cải cúc có tác dụng gì đối với sức khỏe? Mẹ bầu có nên ăn hay không?
- Chính sách kinh tế mới bắt đầu từ đâu?
- 15 cách nhanh hết kinh nguyệt trong 1 ngày an toàn, hiệu quả chị em nên biết
1. Khái niệm cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự
Theo Điều 2 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành thì: “Cho vay lãi nặng” là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015 (20%/năm).
Bạn đang xem: Cho vay nặng lãi bị xử lý như thế nào?
Trường hợp cho vay bằng tài sản khác (không phải là tiền) thì khi giải quyết phải quy đổi giá trị tài sản đó thành tiền tại thời điểm chuyển giao tài sản vay. Còn thu lợi bất chính là số tiền lãi vượt quá mức lãi suất vay cao nhất theo quy định của Bộ luật dân sự và các khoản thu trái pháp luật khác của người vay. Trường hợp thu lợi bất chính là tài sản khác (không phải là tiền) thì phải được quy đổi thành tiền tại thời điểm chuyển giao tài sản vay.
2. Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự theo Bộ luật Hình sự
Việc cho vay với lãi suất lớn hơn mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 chỉ là một trong những điều kiện cấu thành tội cho vay nặng lãi mà thôi. Để cấu thành tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự phải đáp ứng đủ các điều kiện như sau:
– Thứ nhất, hành vi cho vay với mức lãi suất cao gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự.
– Thứ hai, hành vi cho vay nặng lãi thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc đã từng bị xử phạt hành chính vì hành vi này hoặc đang bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích mà tiếp tục vi phạm.
Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự được quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) như sau:
– Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, theo Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì người phạm tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự có thể phạt tù đến cao nhất là 03 năm.
3. Truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cho vay nặng lãi cụ thể
Căn cứ Điều 7 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành quy định:
– Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, mà số tiền thu lợi bất chính của mỗi lần phạm tội từ 30.000.000 đồng trở lên, nếu mỗi lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính, họ còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
– Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng mà các lần thu lợi bất chính đều dưới 30.000.000 đồng nhưng tổng số tiền thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên và các hành vi này chưa lần nào bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thì:
+ Bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần cho vay lãi nặng;
+ Không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
– Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, trong đó có một lần cho vay lãi nặng, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên và hành vi cho vay lãi nặng này chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; còn các hành vi cho vay lãi nặng khác thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng, các hành vi này chưa bị xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thì:
+ Bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần cho vay lãi nặng;
+ Không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
– Trường hợp người cho vay lãi nặng thực hiện nhiều hành vi khác nhau liên quan đến việc đòi nợ (như: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần, gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe hoặc có hành vi khác để lấy tài sản,…) thì tùy từng trường hợp họ còn bị xử lý hình sự về tội phạm tương ứng, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
– Trường hợp người cho vay lãi nặng nhằm thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên, nhưng vì nguyên nhân ngoài ý muốn mà người cho vay chưa thu lợi bất chính hoặc đã thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính mà họ nhằm đạt được. Việc xác định số tiền thu lợi bất chính được thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 6 Nghị quyết này. Khi quyết định hình phạt, Tòa án áp dụng Điều 15 và khoản 3 Điều 57 của Bộ luật Hình sự về phạm tội chưa đạt.
4. Giải đáp một số thắc mắc liên quan cho vay nặng lãi
4.1. Cho vay với lãi suất 30%/tháng có quá quy định nhà nước không?
Xem thêm : Bà bầu ăn cà tím khi mang thai: 7 lý do để ăn, 4 lý do để tránh
Theo quy định tại Điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015 thì lãi suất trong hợp đồng vay được xác định như sau:
“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. ….”
Như vậy, lãi suất do các bên thỏa thuận khi vay và không được vượt quá 20%/năm. Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 20% : 12 tháng = 1,666%/tháng.
Nếu cho vay thỏa thuận lãi suất 30%/tháng đã vượt quá mức lãi suất tối đa mà pháp luật cho phép. Khi xảy ra tranh chấp thì pháp luật không thừa nhận và không bảo vệ quyền lợi cho bên cho vay đối với phần lãi suất vượt quá đó.
4.2. Mức lãi suất dân sự các bên được phép thỏa thuận cho vay là bao nhiêu?
Hiện tại, nước ta chưa có luật cho vay nặng lãi riêng biệt, dựa theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, lãi suất cho vay được thỏa thuận các bên không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp quy định luật khác có liên quan.
4.3. Mức lãi suất tối đa mà Bộ luật Dân sự cho phép là bao nhiêu?
Cũng dựa theo quy định Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp các bên có tranh chấp về hợp đồng cho vay tài sản, mức lãi suất theo thỏa thuận vượt quá mức lãi suất cho phép sẽ không có hiệu lực. Như vậy, lãi suất do các bên thỏa thuận khi vay và không được vượt quá 20%/năm hay 1,666%/tháng (20% : 12 tháng) hoặc 0,0547%/ngày (20% : 365 ngày).
5. Khi bị truy cứu tội cho vay nặng lãi thì có nên tìm Luật sư tư vấn không?
Theo quy định của pháp luật, những người đi vay đều được xem là nạn nhân nên họ được pháp luật bảo vệ mà không phải bị truy cứu trách nhiệm pháp lý gì. Hiện nay, thực trạng việc cho vay nặng lãi ngày càng gia tăng, các đối tượng cho vay nặng lãi manh động, côn đồ, hung hãn khi đi đòi nợ. Nhưng bên cạnh, cũng có trường hợp người cho vay không có kiến thức pháp luật dẫn đến sai phạm khi thực hiện các giao dịch dân sự bị truy cứu tội cho vay nặng lãi. Vì vậy, bị truy cứu tội cho vay nặng lãi thì nên tìm Luật sư tư vấn, cung cấp những dịch vụ pháp lý kịp thời.
Nếu cần giải quyết nhanh gọn, tham vấn các vấn đề liên quan vấn đề cho vay nặng lãi, quý khách hàng tham khảo hãy liên hệ ngay tới NPLaw để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các Luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp