Categories: Tổng hợp

Tin tức

Published by

1. Trị nghẹt mũi bằng phương pháp không dùng thuốc

Mũi chính là bộ phận dẫn khí thuộc nhóm các cơ quan trong đường hô hấp trên. Đây đồng thời là khu vực dễ bị viêm nhiễm nhất do phải tiếp xúc trực tiếp với các luồng không khí khác nhau, bao gồm cả các loại vi khuẩn gây bệnh. Khi mũi bị tắc nghẽn do tình trạng sưng viêm niêm mạc và xuất tiết dịch nhầy sẽ khiến cho không khí không thể lưu thông bình thường. Điều này dẫn đến các triệu chứng khó chịu cho người bệnh, nếu không điều trị sớm cũng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm về sau.

Trước khi dùng thuốc trị nghẹt mũi, người bệnh có thể tham khảo các phương pháp điều trị tại nhà như sau:

  • Bổ sung nước đầy đủ: khi cơ thể có đủ nước sẽ giúp làm loãng dịch đờm và dịch tiết mũi;
  • Giữ ẩm cho mũi: bạn có thể sử dụng máy tạo độ ẩm, máy phun sương, phun hơi trong phòng để giúp làm ẩm không khí, hạn chế tình trạng nghẹt mũi, khô mũi. Bạn có thể thêm một vài giọt tinh dầu thơm vào trong máy xông tinh dầu để tăng hiệu quả thư giãn và điều trị chứng nghẹt mũi;
  • Xịt mũi bằng nước muối sinh lý: nước muối có tác dụng kháng khuẩn và diệt khuẩn, từ đó hạn chế hoạt động của các loại vi khuẩn xâm nhập;
  • Kê cao gối khi ngủ để giúp dễ thở hơn;
  • Tránh xa nơi có nhiều khói thuốc lá;
  • Bảo vệ mũi bằng cách đeo khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc đến những nơi đông người.

Rửa mũi đúng cách sẽ giúp giảm bớt triệu chứng khó chịu do nghẹt mũi gây ra

2. Các loại thuốc trị nghẹt mũi được bác sĩ khuyên dùng

Dưới đây là 4 loại thuốc trị nghẹt mũi thường được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa:

2.1. Thuốc trị nghẹt mũi Coldi-B

Đây là loại thuốc do Công ty Dược phẩm Nam Hà sản xuất, được công nhận đạt tiêu chuẩn GMP-ASEAN. Trong thuốc xịt mũi Coldi B có chứa hoạt chất Oxymetazolin hydroclorid 7.5mg, Menthol 1.5m, Camphor 1.1mg cùng các tá dược khác như Natri Hydroxyd, Polyvinyl alcohol, Acid Citric, Propylen Glycol, Thimerosal, nước cất. Những thành phần hoạt chất này khi kết hợp với nhau sẽ giúp điều trị hiệu quả chứng nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi ở người bệnh.

Thuốc được bào chế theo dạng xịt rất tiện lợi và có tác dụng nhanh. Chỉ sau khoảng 5 – 10 phút sử dụng, triệu chứng nghẹt mũi, tắc mũi đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên thuốc không dành cho trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Thuốc trị nghẹt mũi Coldi B

Nếu dùng thuốc Coldi-B liên tục trong thời gian dài, hay dùng thuốc quá liều thì có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như tăng huyết áp, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, kích ứng niêm mạc mũi,…

2.2. Thuốc trị nghẹt mũi Otrivin

Thuốc được sản xuất bởi Công ty Novartis Consumer Health S.A đến từ Thụy Sĩ với 2 loại dung tích là Otrivin 0,1 và Otrivin 0,05 với thành phần chính là Xylometazoline hydrochloride 0.05%. Công dụng của thuốc là giúp giảm tiết dịch nhầy, hạn chế tình trạng sưng viêm của mạch máu, niêm mạch vùng xoang và cổ họng, từ đó giảm thiểu triệu chứng nghẹt mũi ở người bệnh.

Cần lưu ý không dùng Otrivin quá 7 ngày mà không theo chỉ định của bác sĩ. Quá liều Otrivin có thể làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng nghẹt mũi và bệnh dễ tái phát trở lại.

Thuốc trị nghẹt mũi Otrivin

2.3. Thuốc nhỏ mũi Nasonex

Là một sản phẩm do Công ty Schering-Plough Labo, Bỉ sản xuất, Nasonex là thuốc trị nghẹt mũi thường được chỉ định cho những trường hợp bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên hay bị viêm mũi dị ứng theo mùa. Đồng thời những người bị viêm mũi dị ứng tái phát hàng năm theo mùa nên sử dụng Nasonex khoảng 2 – 4 tuần trước khi thời điểm bắt đầu mùa dị ứng. Ngoài viêm mũi, thuốc còn giúp hỗ trợ điều trị tình trạng sung huyết, polyp mũi hay mất khứu giác cho bệnh nhân trên 18 tuổi. Thuốc có chứa thành phần chính là Mometason furoat 50mcg.

Thuốc trị nghẹt mũi Nasonex

2.4. Thuốc trị nghẹt mũi Iliadin

Đây là sản phẩm do một công ty dược của Singapore sản xuất với công dụng cải thiện các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi do viêm mũi dị ứng, viêm xoang. Thuốc được thiết kế theo dạng xịt, có khả năng kháng viêm, sát khuẩn, ngăn chặn tình trạng vi khuẩn lây lan, từ đó giúp bảo vệ niêm mạc mũi. Thành phần dược chất chứa trong Iliadin bao gồm: Oxymetazoline Hydrochlorid và các tá dược khác.

Nhìn chung nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ viêm mũi, cảm cúm, viêm xoang,… thì tốt nhất là nên đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác và có phương pháp điều trị hợp lý. Tránh tình trạng bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc không theo chỉ định có thể gây ra những tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.

Thuốc trị nghẹt mũi Iliadin

3. Hướng dẫn cách sử dụng thuốc trị nghẹt mũi an toàn, hiệu quả

Để việc dùng thuốc trị nghẹt mũi đem lại an toàn và hiệu quả điều trị, người bệnh nên tuân thủ theo những lưu ý sau:

  • Loại thuốc: những loại thuốc dùng cho mũi cần phải đảm bảo dùng ở nhiệt độ từ 23 – dưới 40 độ C, áp suất thẩm thấu và độ nhớt phù hợp để đảm bảo hoạt động sinh lý của mũi và không làm tổn thương niêm mạc bên trong mũi;
  • Ngoại trừ thuốc xịt mũi, nhỏ mũi chứa nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% được coi là an toàn (dùng được cả cho trẻ nhỏ) thì khi dùng các loại thuốc trị nghẹt mũi khác bệnh nhân cần phải tuân thủ hướng dẫn sử dụng của bác sĩ chuyên khoa;
  • Không sử dụng các loại nước cốt tự chế từ thảo mộc hay hoa lá để nhỏ mũi. Nguyên nhân là do những thuốc thảo mộc này chưa được kiểm chứng về độ an toàn, tính vô khuẩn không đảm bảo nên nếu sử dụng có thể càng khiến tình trạng viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi trở nên nghiêm trọng hơn;
  • Thận trọng với các loại thuốc nhỏ mũi, xịt mũi có chứa thành phần là glucocorticoid. Bởi vì nếu dùng trong thời gian dài thuốc có thể gây chậm tăng trưởng ở trẻ nhỏ, teo niêm mạc mũi và những tác dụng phụ khác. Vì vậy đối với những bệnh nhân bị nghẹt mũi dai dẳng theo các mức độ từ trung bình đến nặng thì bác sĩ sẽ cho dùng thuốc chứa glucocorticoid từ liều cao nhất theo độ tuổi khuyến cáo, sau khi các triệu chứng đã được kiểm soát ổn định thì sẽ cho bệnh nhân giảm liều dần dần.
  • Bảo quản thuốc tại nơi khô ráo, thoáng mát. Sau khi đã mở nắp sử dụng thì cần để ý đến thời hạn. Hãy để thuốc ở ngoài tầm với của trẻ, tránh nguy cơ uống nhầm gây ra tác hại nghiêm trọng.

Hy vọng rằng qua những thông tin trên đây quý bạn đọc đã hiểu rõ hơn về các loại thuốc trị nghẹt mũi cũng như những lưu ý quan trọng khi dùng thuốc. Nếu bạn đang bị nghẹt mũi kéo dài thì tốt nhất là nên đi khám để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị đúng cách theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp bạn cần được tư vấn kỹ hơn về tình trạng nghẹt mũi hay các vấn đề sức khỏe khác, bạn có thể liên hệ đặt lịch khám với các bác sĩ tại Chuyên khoa Tai Mũi Họng – Hệ thống Y tế MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

This post was last modified on %s = human-readable time difference 03:27

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 6/11/2024 theo năm sinh: Số nào giúp bạn thỏa ước nguyện?

Con số may mắn hôm nay 6/11/2024 theo năm sinh: Con số nào giúp bạn…

42 phút ago

Tử vi thứ 4 ngày 6/11/2024 của 12 con giáp: Dần kiêu ngạo, Ngọ hăng hái

Tử vi thứ Tư ngày 6/11/2024 của 12 con giáp: Hổ kiêu ngạo, Ngựa nhiệt…

49 phút ago

Bày cách khiến 12 con giáp rung động, để tình yêu mãi luôn nồng nàn

Hướng dẫn cách làm 12 con giáp rung động để tình yêu luôn nồng nàn

3 giờ ago

Lập Đông 2024 là ngày nào? Đón mùa Đông lạnh giá, ai được Thần Tài ưu ái đặc biệt?

Lập Đồng 2024 là ngày mấy? Đón mùa đông lạnh giá, ai được Thần Tài…

9 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có phải người giàu tham vọng?

Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có tham vọng không?

10 giờ ago