Khi tìm hiểu về triết học, chúng ta có thêm thông tin về các cặp phạm trù. Cặp phạm trù cái chung và cái riêng là một trong số đó. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp thêm các thông tin liên quan đến cặp phạm trù cái chung và cái riêng cho Quý độc giả. Mời Quý vị theo dõi nội dung.
Cái riêng: là phạm trù triết học để chỉ một sự vật, hiện tượng nhất định. (Cái riêng được hiểu như là một chỉnh thể độc lập với cái khác).
Bạn đang xem: Cặp phạm trù cái chung và cái riêng
Cái chung: là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không những có ở một sự vật, một hiện tượng, mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng khác.
Cái đơn nhất: là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các đặc điểm vốn có ở một sự vật, hiện tượng mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào khác.
Xem thêm : Bảng lương giáo viên các cấp năm 2023
Trong lịch sử triết học đã có hai xu hướng – duy thực và duy danh – đối lập nhau giải quyết vấn đề quan hệ giữa cái riêng và cái chung. Các nhà duy thực khẳng định, cái chung tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào cái riêng. Các nhà duy danh cho rằng, cái chung không tồn tại thực trong hiện thực khách quan. Chỉ có sự vật đơn lẻ, cái riêng mới tồn tại thực. Cái chung chỉ tồn tại trong tư duy con người. Cái chung chỉ là tên gọi, danh xưng của các đối tượng đơn lẻ. Tuy cùng coi cái riêng là duy nhất có thực, song các nhà duy đanh giải quyết khác nhau vấn đề hình thức tồn tại của nó. Một số (như Occam) cho rằng, cái riêng tồn tại như đối tượng vật chật cảm tính; số khác (Béccli) lại coi cảm giác là hình thức tồn tại của cái riêng…..
Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khắc phục những khiếm khuyết của cả hai xu hướng đó trong việc lý giải mối quan hệ cái chung – cái riêng.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng cả cái riêng, cái chung, cái đơn nhất đều tồn tại khách quan và có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Mối quan hệ đó được thể hiện qua các đặc điểm sau:
– Cái chung tồn tại trong cái riêng, vì cái chung là một mặt, một thuộc tính của cái riêng, không có cái chung tồn tại bên ngoài cái riêng và nó liên hệ không tách rời cái đơn nhất.
– Mọi cái riêng đều là sự thống nhất của các mặt đối lập, giữa cái đơn nhất và cái chung. (Trong cùng một lúc, sự vật, hiện tượng đó vừa là cái đơn nhất vừa là cái chung; các mặt cá biệt, không lặp lại của sự vật, hiện tượng đó là biểu hiện cái đơn nhất. Còn các mặt lặp lại ở nhiều sự vật hiện tượng thì biểu hiện cái chung).
– Cái riêng là cái toàn bộ bởi vì nó là một chỉnh thể độc lập với cái khác, là cái phong phú hơn cái chung vì ngoài những điểm chung, cái riêng còn có cái đơn nhất.
Xem thêm : Sang tên xe máy ở đâu? (Hướng dẫn chi tiết năm 2024)
– Cái chung là cái bộ phận bởi vì nó chỉ là những thuộc tính của cái riêng nhưng nó sâu sắc hơn cái riêng vì cái chung là những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, tất nhiên lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại.
– Cái đơn nhất và cái chung có mối liên hệ lẫn nhau trong một thể thống nhất. Trong những điều kiện nhất định có thể chuyển hoá lẫn nhau: khi cái đơn nhất chuyển hoá thành cái chung thì nó thể hiện cái mới ra đời và phát triển, khi cái chung chuyển hoá thành cái đơn nhất thì nó thể hiện cái cũ, cái lỗi thời cần phải vứt bỏ.
Thứ nhất, nếu bất cứ cái chung nào cũng chỉ tồn tại trong cái riêng, như một thuộc tính chung của một số cái riêng, nằm trong mối liên hệ chặt chẽ với cái đơn nhất và mối liên hệ đó đem lại cho cái chung một hình thức riêng biệt, thì các phương pháp thực tiễn dựa trên việc vận dụng một quy luật chung nào đó đều không thể như nhau đối với mọi sự vật, hiện tượng (cái riêng) có liên hệ với cái chung đó, Vì bản thần cái chung trong mọi sự vật, hiện tượng không phải là một và không giống nhau hoàn toàn, mà chỉ là biểu hiện của cái chung đã được cá biệt hóa, thì các phương pháp xuất phát từ cái chung đó, trong mỗi trường hợp cụ thể, cần phải thay đổi hình thức, phải cá biệt hóa cho phù hợp với đặc điểm của từng trường hợp.
Thứ hai, nếu bất kỳ một phương pháp nào cũng bao hàm cả cái chung lẫn cái đơn nhất, thì khi sử dụng một kinh nghiệm nào đổ trong điều kiện khác, không nên sử dụng hình thức hiện có của nó, mà chỉ nên rút ra những mặt chung đối với trường hợp đó, chỉ rút ra những cái thích hợp với điều kiện nhất định đó.
Thứ ba, trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định “cái đơn nhất” có thể biến thành “cái chung” và ngược lại “cái chung” có thể biến thành “cái đơn nhất”, nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để “cái đơn nhất” có lợi cho con người trở thành “cái chung” và “cái chung” bất lợi trở thành “cái đơn nhất”.
Mong rằng qua những chia sẻ trên đây, Quý vị đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích về cặp phạm trù cái chung và cái riêng dưới nhiều góc độ khác nhau. Cảm ơn Quý vị đã theo dõi nội dung bài viết.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 18/02/2024 23:02
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024