Hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học trở thành một điều tất yếu cho nền giáo dục 4.0 bởi nó mang lại nhiều lợi ích cho cả nhà trường – giáo viên – học sinh và là cơ sở để đánh giá một cơ sở giáo dục chất lượng. Vậy những giá trị mà CNTT mang lại cho giáo dục là gì? Và có những hình thức nào sử dụng công nghệ vào trong ngành giáo dục? Cùng MONA.Media tìm hiểu chi tiết ở bài viết bên dưới đây nhé!
- Vitamin E có tác dụng gì? Vitamin E loại nào tốt “đáng dùng” nhất hiện nay
- Vùng trồng lúa gạo chủ yếu trên thế giới là vùng nào?
- Uống bia mặt đỏ là nhóm máu gì? Cách làm giảm tình đỏ mặt sau khi uống rượu bia
- Hướng dẫn uống thuốc tránh thai hàng ngày đúng cách
- Tố tụng dân sự là gì? Quy trình tố tụng dân sự tại Việt Nam
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là gì?
Ứng dụng công nghệ trong dạy học là việc sử dụng các nền tảng công nghệ thông tin vào giáo dục, nhằm tạo ra môi trường học tập hiện đại, linh hoạt và tăng tương tác giữa người dạy – người học.
Bạn đang xem: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mang lại lợi ích như thế nào?
Việc sử dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy sẽ giúp thay đổi mô hình giáo dục truyền thống một chiều, sẽ không còn tình trạng giáo viên luôn là người giảng dạy và học sinh chỉ là người nghe và ghi chép một cách thụ động. Theo đó, học sinh và giáo viên sẽ tăng cường việc sử dụng Internet để nghiên cứu và tham khảo thông tin, cũng như xây dựng các giáo án điện tử chất lượng.
* Một số ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học:
- Nền tảng học tập trực tuyến như Google Classroom, Moodle, Canvas,… để quản lý tài liệu, giao bài tập và kiểm tra, tương tác giữa giáo viên – học sinh.
- Phần mềm giáo dục như Quizizz, MONA EduCenter,… để tạo các tài liệu giảng dạy đa phương tiện, tạo bài kiểm tra, tạo lớp học online, học tập tương tác.
- Sử dụng các phần mềm dạy học trực tuyến, cho phép giáo viên và học sinh tương tác và học tập từ xa.
Thực trạng ứng dụng CNTT trong giáo dục hiện nay
Trong những năm đại dịch Covid 19 ảnh hưởng nghiêm trọng đã cho chúng ta thấy rõ được lợi ích của việc học online. Do đó hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học được áp dụng khá phổ biến ở hầu hết các cấp học từ Mầm non – Tiểu học – Trung học cho đển Đại học và các Trung tâm giáo dục.
Sử dụng công nghệ vào trong giảng dạy sẽ được thực hiện như sau:
- Giáo viên: Trang bị máy tính riêng và các kỹ năng sử dụng các phần mềm hỗ trợ thiết kế bài giảng điện tử nhằm gia tăng sự chú ý của học viên.
- Người học: Chuẩn bị các thiết bị công nghệ thông minh như laptop, smartphone,… để có thể tham gia vào lớp học online.
-> Tham khảo ngay bài viết: Đổi mới phương pháp dạy học truyền thống ở các cơ sở giáo dục
Tại sao phải ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học?
So với các quốc gia khác trên thế giới, thì Việt Nam có nền giáo dục còn khá truyền thống – Giáo viên giảng và học viên chỉ nghe thụ động. Tuy nhiên quá trình dạy học như vậy, sẽ có nhiều hạn chế như học sinh không sẽ bị thụ động, không có tính sáng tạo… Và điều này cũng khiến cho học sinh lười suy nghĩ và chán nản không còn muốn khám phá kiến thức mới.
Trong khi đó, ứng dụng CNTT trong giáo dục không chỉ tăng cường hiệu quả của quá trình học tập mà còn mở ra một loạt các cơ hội mới cho sự sáng tạo trong giáo dục. Cụ thể như:
- Người dạy học và người học dễ dàng tương tác được hai chiều.
- Học sinh và giáo viên cùng tham gia vào quá trình tìm hiểu về kiến thức để bài giảng trở nên sinh động và có hứng thú hơn.
- Học sinh đi sâu vào bản chất của bài giảng, giúp nhanh tiếp thu và chất lượng giảng dạy cũng hiệu quả hơn.
Ngoài ra, nền giáo dục tại Việt Nam cũng đang chuyển mình chạy theo thời kỳ công nghệ số 4.0. Do đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học sẽ giúp cả người dạy – người học dễ dàng thích ứng nhanh với những biến động mới của xã hội trong tương lai.
Ưu/Nhược điểm của công nghệ thông tin trong dạy học giáo dục là gì?
Biết được ưu và nhược điểm của ứng dụng CNTT trong dạy học là gì. Từ đó sẽ giúp người dạy dễ dàng sáng tạo nội dung, khắc phục được những hạn chế mà phương pháp dạy học này đang mắc phải.
Ưu điểm
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mang đến rất nhiều ưu điểm nổi trội. Dưới đây là những lợi ích của công nghệ trong học tập, bao gồm.
- Tạo môi trường học tập thú vị, phù hợp với thế hệ trẻ nên người học được kích hoạt sự tập trung cao độ. Nhiều công cụ học tập được hình thành, nguồn kiến thức từ internet cũng cực kỳ đa dạng. Tùy theo năng lực và tư duy của mỗi người học để có thể tiếp cận vấn đề từ cơ bản đến nâng cao một cách linh hoạt.
- Tạo điều kiện để người học thích nghi với công nghệ mới. Điều này giúp cho học sinh, sinh viên tiếp cận sớm với công nghệ và khi ra trường, đến với môi trường hiện đại hơn cũng tự tin để học tập, làm việc và chinh phục tương lai – kỷ nguyên công nghệ số.
- Bộ Giáo Dục và các tổ chức dạy học, cá nhân… dễ dàng mở các lớp học trực tuyến. Điều này sẽ tối ưu hóa được thời gian học cho cả người học và người dạy. Đặc biệt là sẽ xóa được khoảng cách về địa lý giúp người học có thể đăng ký bất cứ lớp học nào trong và ngoài nước.
- Giáo viên lẫn học sinh đều tăng được khả năng sáng tạo, hứng thú dạy và học từ việc ứng dụng công nghệ thông tin vào học tập.
- Chất lượng bài giảng cũng được nâng cao khi nhiều ứng dụng dạy học hiện nay có thể chèn thêm hình ảnh, âm thanh và video vô cùng sinh động.
- Môi trường đào tạo và dạy học 4.0 luôn có những nguồn kiến thức mới mỗi ngày từ internet. Nguồn kiến thức vô tận này nếu biết cách khai thác sẽ mang đến những bài học linh động tăng tư duy và thế giới quan của học trò tốt hơn.
Nhược điểm
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy mang đến nhiều lợi ích nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế. Chẳng hạn như:
- Các giáo viên lớn tuổi tại Việt Nam chưa tiếp cận tốt với công nghệ thông tin. Việc dạy học bằng máy chiếu, tiếp cận với ứng dụng dạy học, phần mềm trực tuyến đối với họ còn gặp nhiều khó khăn.
- Nhiều địa phương chưa đủ kinh phí, có cơ sở vật chất kém chất lượng nên chưa thể tiếp cận tốt với công nghệ thông tin. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin chưa thuần thục cho cả thầy lẫn trò nên việc dạy và học đều gặp nhiều khó khăn.
- Học trò khi tiếp cận với việc học tập thông qua công nghệ thông tin, học trực tuyến không có ý thức cao sẽ bị xao nhãng và không đạt được kết quả tốt.
- Nhiều học sinh chưa tiếp cận với công nghệ thông tin nên sẽ cần nhiều thời gian để tiếp cận và làm quen.
- Có quá nhiều phần mềm dạy học nên người dùng còn loay hoay trong việc lựa chọn.
Các dạng ứng dụng công nghệ trong giáo dục hiện nay
Có rất nhiều phương thức để sử dụng công nghệ vào trong nền giáo dục. Chẳng hạn như:
Kho bài giảng trực tuyến
Xây dựng kho bài giảng trực tuyến là một hình thức ứng dụng công nghệ thông tin. Qua đó, hoạt động giảng dạy của giáo viên sẽ được cải thiện nhiều hơn. Bộ Giáo dục cho xây dựng một kho bài giảng chung để toàn thể giáo viên có cơ sở dữ liệu soạn giáo án. Kho bài giảng này cho phép giáo viên sử dụng các dữ liệu có sẵn để thiết kế giáo án của mình.
Các dữ liệu có thể được chia thành nhiều nhóm chủ đề, môn học. Điều tiện lợi chính là các giáo viên dù ở trường học hay địa phương nào cũng có thể sử dụng chung. Từ đó tạo nên sự thống nhất trong việc giảng dạy, đảm bảo chất lượng kiến thức.
Ngoài ra, một số trường học, tổ chức giáo dục hay các doanh nghiệp cũng xây dựng thư viện học liệu tương tự như kho bài giảng diện tử. Một dạng thư viện trực tuyến cho phép người học được truy cập để nghiên cứu, tự học. Để xây dựng được kho trực tuyến này cần nền tảng dữ liệu thông tin lớn để hoạt động lưu trữ được tốt.
-> Có thể bạn quan tâm: Ưu điểm khi sử dụng bài giảng E-learning trong giảng dạy trực tuyến
Áp dụng E-Learning
E-Learning hay còn gọi là học trực tuyến. Hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học này tuy đã xuất hiện từ lâu nhưng qua sự biến động của năm 2020 chúng ta mới biết nhiều hơn. Đây là phương pháp học qua trực tuyến. Mọi hoạt động đều thông qua một phần mềm dạy học trực tuyến. Ngoài ra còn có nhiều tính năng bổ sung hỗ trợ cho lớp học trực tuyến diễn ra suôn sẻ.
E-Learning là một mạng lưới lớp học trực tuyến không chỉ có ứng dụng gặp mặt, trình chiếu. Bên cạnh đó còn có chức năng nhóm chat, lịch trình. Những chức năng khác như giao bài tập, gửi bài tập cũng được tích hợp. Mọi hoạt động diễn ra đầy đủ như một lớp học trực tiếp.
Do đó, không chỉ đơn vị giáo dục mà các doanh nghiệp cũng sử dụng hình thức học tập online E-learning trong việc đào tạo nhân sự bởi những lợi ích thực sự mà nó mang lại.
Sử dụng phần mềm quản lý đào tạo nội bộ giúp khoảng cách địa lý không còn là trở ngại đối với nhân viên, học viên. Một người có thể tham gia học tập tại ngôi trường mong muốn bằng hình thức này. Đặc biệt chi phí dành cho cơ sở vật chất cũng không còn là vấn đề nan giải.
Hệ thống quản lý giáo dục và học viên LMS
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục sẽ giúp quá trình quản lý, vận hành của tổ chức giáo dục được tối ưu hóa. Thay vì phải quản lý toàn bộ hệ thống theo con đường truyền thống như trước.
Khi sử dụng phần mềm quản lý trung tâm Ngoại ngữ, tổ chức đào tạo sẽ tiết kiệm được thời gian, nguồn nhân lực và cả chi phí vận hành. Không chỉ thế, khi công việc được quản lý bằng công nghệ độ chính xác sẽ được tăng cao. Các sai sót thường diễn ra trong quy trình quản lý được giảm thiểu hết mức.
- Nguyễn Phi Hùng – Product Manager MONA
Một trong các phần mềm quản lý trung tâm chất lượng nhất hiện nay phải kể đến là MONA EduCenter. Với hơn 8+ năm kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển sản phẩm, MONA tự tin sản phẩm phần mềm quản lý trung tâm tiếng Anh của mình hỗ trợ quản lý học tập hiệu quả, dẫn đầu các nhà cung cấp hiện nay trên thị trường.
Ưu điểm nổi bật của ứng dụng quản lý trung tâm MONA EduCenter mang lại đó là:
- Vận hành hiệu đối với quản lý nội bộ và học sinh sinh viên, phụ huynh.
- Quản lý dữ liệu, thông tin cá nhân cùng những thông tin liên quan khác khoa học.
- Truyền tải thông tin nhanh chóng, sắp xếp công việc hiệu quả, tránh gây sai sót.
- Phía phụ huynh cũng dễ dàng quản lý hoạt động của học sinh.
- Hệ thống tích hợp nhiều tính năng như cập nhật thời khoá biểu, điểm số, hoạt động trường,…
- Học sinh, học viên cũng dễ dàng quản lý thông tin về các môn học của mình.
Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn có thể liên hệ với MONA qua:
- Hotline: 1900 636 648
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: 1073/23 Cách Mạng Tháng 8, Phường 7, Quận Tân Bình, TP. HCM
Giáo án điện tử (phương pháp giáo dục thông minh)
Một hình thức ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục nữa chính là phương pháp giáo dục thông minh. Đây là tên gọi chung dành cho các mô hình giáo dục hiện đại.
Sử dụng giáo án điện tử thay cho cách viết bảng thông thường giúp tăng tính học hỏi. Qua giáo án điện tử, người dạy dễ dàng đưa ra hình ảnh, video minh hoạ cho bài học. Các luận điểm quan trọng cũng sẽ được làm rõ khi vừa trình chiếu vừa được giảng. Hình thức này được áp dụng ở hầu hết các trường đại học.
Nhưng đối với các bậc học nhỏ hơn thì còn một số hạn chế. Tuy nhiên đối với tính chất các môn học ở những bậc nhỏ hơn cần đánh mạnh vào sự hình dung. Do đó để học sinh phát triển toàn diện không chỉ về mặt lý thuyết, học sinh cần được tư duy ra vấn đề bằng hình ảnh, videos. Phát triển giáo án điện tử sẽ đáp ứng được nhu cầu ấy.
Thiết kế giáo án điện tử sinh động, hiện đại góp phần tăng tính học hỏi của người học hơn. Sự tương tác giữa người dạy và người học sẽ diễn ra hiệu quả. Tất cả những yếu tố này hỗ trợ người học thúc đẩy quá trình học hỏi. Nhanh chóng tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của mình và cải thiện tư duy cho các thế hệ sau.
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong dạy học mang lại lợi ích gì?
Những lợi ích của ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập mang lại cụ thể như sau.
Hỗ trợ giáo viên trong việc soạn và giảng dạy
Giờ đây, việc học không chỉ dừng lại ở những kiến thức có trong sách mà hoàn toàn có thể tìm kiếm ở các ngườn thông tin như: Giáo án điện tử, Ebook, Website,… đã mở ra một kho tàng mới có kiến thức phong phú cho cả người dạy và người học. Tùy thuộc vào khả năng và nhu cầu người dùng mà cả giáo viên và học sinh đều có thể tự chủ động tích lũy vốn kiến thức cho mình.
Bên cạnh đó, hiện nay giáo viên và học sinh có thể chọn lựa nhiều phương pháp phù hợp mà mình muốn. Điều này cũng mang lại sự phát triển trong hoạt động giảng dạy và tăng khả năng truyền tải kiến thức đến với học sinh.
Giáo dục trong thời đại 4.0 thì mọi cá nhân đều có thể tham gia vào bài giảng. Đây cũng chính là tiền đề tạo ra sự tương tác hiệu quả và dễ dàng hơn giữa giáo viên và học sinh. Thông qua đó, giáo viên cũng có thể điều chỉnh về cách thức giảng dạy nhằm cải thiện được chất lượng học tập tốt nhất và đạt như kỳ vọng ban đầu.
Tạo điều kiện thích nghi với công nghệ mới
Xem thêm : Những quy định của pháp luật về thuận tình ly hôn
Học sinh được tiếp cận sớm với công nghệ thông tin từ các lớp tiểu học, sẽ giúp cho các em hiểu ra được giá trị của lĩnh vực này tốt hơn. Đây cũng chính là những mầm non sẽ chinh phục và phát triển công nghệ thông tin đi xa trong tương lai.
Công nghệ thông tin là một yếu tố cực kỳ quan trọng không thể thiếu ở mọi ngành nghề ngày nay. Vì vậy, khi cho các em tiếp cận sớm sẽ giúp các em dễ thích nghi hơn với công việc sau này. Ngoài ra, công nghệ thông tin còn hỗ trợ phát triển các kỹ năng mềm như về: khả năng phán đoán, tư duy phân tích, cách làm việc độc lập,…
Hỗ trợ người học trong việc học, tạo điều kiện tự học hiệu quả
Bên cạnh các lớp học truyền thống, nhờ vào sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, người dùng có thể mở đăng ký các lớp học online. Mô hình học tập mới lạ này cũng giúp cho học viên chủ động về thời gian, giảm căng thẳng và tăng sự hứng thú tìm hiểu về các kiến thức mới…
Ngoài ra. ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy sẽ giúp giáo viên thoải mái tạo giờ học theo cách của mình cho phù hợp. Các lớp học trực tuyến, giúp tiết kiệm được chi phí và công sức bỏ ra như việc tìm kiếm địa điểm mở lớp. Giáo viên và học sinh cũng giảm được chi phí để in tài liệu, giáo trình, bài thi,.. Ngoài ra, một số phần mềm công nghệ hỗ trợ cho việc chấm điểm cực kỳ chuẩn xác tốt hơn cả con người làm.
-> Tìm hiểu thêm: Phần mềm thi Online chất lượng và hiệu quả nhất hiện nay – XEM NGAY TẠI ĐÂY
Kiến thức đa dạng và được cập nhật thường xuyên
Kiến thức trở nên đa dạng và được tiếp cận những kiến thức mới, thường xuyên. Các kiến thức học tập không chỉ dừng lại trong sách vở mà giờ đây hoàn toàn có thể tìm kiếm trên internet để tham khảo hoặc luyện tập.
Thông tin mở và bao la, thỏa mãn sự hứng thú học tập của bạn. Học sinh có thể chủ động tìm kiếm tài liệu trước và sau bài giảng ở trên lớp. Từ đó, có thể tiếp thu được tốt và ghi nhớ thông tin sâu hơn. Công việc làm bài tập nhóm cũng dễ dàng để làm cùng nhau bằng các công cụ sẵn có cực kỳ tiện ích và mà còn có hiệu quả cao.
Ứng dụng công nghệ giúp nâng cao chất lượng đào tạo
Trước thềm chuyển đổi số trong giáo dục nhanh chóng, nền giáo dục Việt Nam cũng cần có những sự thay đổi để hướng đến môi trường đào tạo và dạy học 4.0, mang lại nhiều hiệu quả trong công tác “ươm mầm xanh” cho thế hệ tương lai của đất nước.
Thay vì các buổi học khô khan, việc sử dụng công nghệ thông tin sẽ cho học sinh của mình tự tìm hiểu kiến thức và giáo viên chỉ là người hướng dẫn, giải đáp, đưa ra câu trả lời hợp lý nhất. Kiến thức được truyền tải đến học sinh nhanh hơn, chất lượng hơn và đảm bảo độ chính xác, cập nhật kịp thời. Giáo viên cũng có thể giao bài tập cho học sinh và làm ngay trên đó thay vì viết giấy tốn thời gian mà kết quả không có gì khác biệt.
Mở lớp dạy học trực tuyến
Một trong những lợi ích của công nghệ trong học tập chính là mở lớp học trực tuyến. Lớp học này mang đến rất nhiều ưu điểm cho cả người học lẫn người dạy.
- Các cá nhân, tổ chức giáo dục và trường học có thể mở nhiều lớp trực tuyến, cung cấp thông tin và kiến thức dễ dàng đến người học thông qua hình thức online mà không cần phải đến lớp học. Việc trao đổi với từng cá nhân người học cũng dễ dàng hơn.
- Người học có thể sắp xếp thời gian để chọn các lớp học trực tuyến phù hợp với thời gian rảnh của mình. Khoảng cách về địa lý dường như được xóa bỏ, người học có thể dễ dàng đăng ký được mọi khóa học trực tuyến kể cả trong nước lẫn nước ngoài. Điều này sẽ giảm được áp lực học tập cho người học.
- Tối ưu chi phí: Khi mở lớp trực tuyến thì chi phí cho điện nước, cơ sở vật chất, địa điểm dạy học thực tế sẽ được cắt bớt. Điều này sẽ giảm áp lực tài chính để duy trì lớp học của cá nhân, tổ chức, trường học đang mở lớp học.
Nâng cao chất lượng bài giảng
Nâng cao được chất lượng bài giảng nhờ có công nghệ thông tin, thay cho cách dạy truyền thống là sử dụng bảng đen, phấn trắng và giáo trình khô khan. Hiện nay, sử dụng công nghệ hỗ trợ vào bài giảng trở nên sinh động, được các học sinh hứng thú và hưởng ứng tốt. Giáo viên hoàn toàn thoải mái để tích hợp các phương tiện tiện ích khác như: âm thanh, hình ảnh, video minh họa,… để làm các ví dụ cho học sinh của mình dễ hiểu hơn.
Các kỹ năng mà người dạy cần trang bị khi ứng dụng công nghệ vào dạy học
Để dạy học bằng công nghệ thông tin, người dạy cần phải có những kỹ năng như:
- Giỏi về công nghệ thông tin, luôn sáng tạo trong thiết kế bài giảng.
- Am hiểu về các phần mềm dạy học, chọn đúng ứng dụng dạy học và tìm hiểu sâu về ứng dụng đó để vận hành linh hoạt cho việc dạy học của mình.
- Luôn luôn nâng cao và tiếp cận nhiều nguồn tri thức mới, các hiện tượng mới của xã hội để linh hoạt dạy học mang lại sự yêu thích cho học trò. Luôn tìm kiếm các hình ảnh, video, âm thanh thú vị và phù hợp để chèn vào các bài học.
- Biết cách kiểm soát lớp học, tạo được sự tập trung và hứng thú khi học tập. Có thể tìm hiểu thêm về mini game, kiến thức mang tính ứng dụng để kích thích sự tập trung.
Câu hỏi thường gặp
Vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học là gì?
Ứng dụng công nghệ 4.0 trong giáo dục có vai trò quan trọng như:
- Hỗ trợ người học và người dạy có thể tiếp cận với nhiều nguồn thông tin.
- Cá nhân, tổ chức và trường học cần mở lớp đào tạo sẽ dễ dàng mở các lớp học trực tuyến để dạy học trên nền tảng công nghệ hiện đại.
- Quá trình giảng dạy và học tập sẽ sinh động, thú vị để kích thích thế giới quan, tư duy sáng tạo và dễ nhớ hơn thông qua việc tích hợp âm thanh, hình ảnh, video,…
- Trao đổi thông tin học tập, kiến thức, giải đáp thắc mắc, cung cấp tư liệu học tập dễ dàng thông qua Email và nhiều ứng dụng chat, liên hệ khác.
- Được hỗ trợ thêm về giáo án điện tử, slide, sách điện tử đa dạng.
Cần lưu ý gì khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học?
Khi dạy học thông qua việc sử dụng công nghệ thông tin thì người dạy cần phải chú ý đến các vấn đề sau:
- Nghiên cứu thường xuyên các kỹ năng dạy học bằng công nghệ thông tin.
- Nâng cao năng lực chuyên môn bằng cách nghiên cứu thêm nhiều thông tin từ thế giới internet.
- Tiến hành thiết kế bài giảng sinh động, không rập khuôn bằng cách tải bài giản của người khác về để giảng dạy.
- Kiểm soát lớp học là kỹ năng đặc biệt là mỗi người dạy cần phải nâng cao mỗi ngày.
- Nắm rõ các phần mềm dạy học và chọn lọc các phần mềm dạy học phù hợp.
Phần mềm dạy học trực tuyến nào được dùng phổ biến nhất hiện nay?
Có rất nhiều phần mềm dạy học trực tuyến với nhiều quy mô phù hợp với những cá nhân, trường học. Dưới đây là một số phần mềm dạy và học trực tuyến được đánh giá cao bởi nhiều trường học và các tổ chức giáo dục.
- MONA EduCenter: Đây là phần mềm có quy mô lớn và được sử dụng với nhiều cấp độ khác nhau. Từ quản lý cấp cao của tổ chức, trường học cho đến giáo viên, học trò đều có thể tham gia vào phần mềm này ở nhiều cấp độ. Quản lý việc dạy và học cũng như nhân sự, thời gian học và học phí đều rất chuyên nghiệp.
- Zoom là một ứng dụng dạy học phổ biến được rất nhiều trường học ứng dụng vào thời kỳ Covid-19. Hầu hết giáo viên và học sinh đều thông thạo về ứng dụng này.
- Skype là ứng dụng học trực tuyến 1 kèm 1 mà nhiều cá nhân và tổ chức đang sử dụng để dạy học.
- Google Meet hoặc Google Classroom hay ứng dụng Google Hangouts cũng trở thành những phần mềm dạy học phổ biến và được nhiều người sử dụng.
Hy vọng rằng, những thông tin MONA Media đã chia sẻ phía trên đã giúp cho bạn có nhiều những thông tin về lợi ích của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Nó lý giải cho việc có nên chuyển hướng cách học truyền thống sáng phương pháp học với công nghệ thông tin.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp