Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến lập lại trật tự thế giới đầu tiên mang lại nhiều ảnh nghiệm quan trọng đối với sự phát triển của nhiều quốc gia. Cùng chúng tôi tìm hiểu tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất cũng như nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang xem: Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất
Nguyên nhân của chiến tranh này là rất phức tạp, đa diện, nhưng có thể thể thấy nguyên nhân chiến tranh thế giới thứ nhất như sau:
Xuất phát từ nguyên nhân sâu xa do sự phát triển không đều, đặc biệt là sự tranh chấp thuộc địa của các nước đế quốc Đức, Áo – Hung, I – ta – li – a và Anh, Pháp, Nga. Cả hai tập đoàn đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, điên cuồng chạy đua vũ trang. Chính mâu thuận giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa, mà trước tiên là giữa đế quốc Anh và đế quốc Đức, là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
Tình hình căng thẳng ở Ban – căng từ năm 1912 đến năm 1913 tạo cơ hội cho chiến tranh bùng nổ. Sự phân chia không tương xứng về thuộc địa giữa các nước đế quốc. Anh và Pháp (các nước đế quốc già) chiếm hầu hết các thuộc địa. Trong khi Đức, Mĩ (các đế quốc trẻ) lại ít thuộc địa.
Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo – Hung bị một người Xéc – bi ám sát tại Bô – xni – a. Giới quân phiệt Đức, Áo bèn chớp cơ hội đó để gây ra chiến tranh.
Đây được coi là sự kiện “giọt nước tràn ly” để các nước đế quốc tranh giành và phân chia lại thuộc địa trên thế giới. Ngày 28/7/1914, Áo – Hung tuyên chiến với Xéc – bi. Ngày 1/8, Đức tuyên chiến với Nga, ngày 3/8, tuyên chiến với Pháp. Ngày 4/8, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh đế quốc đã bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.
Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra chủ yếu trên 3 chiến trường chính: Mặt trận phía Tây, Mặt trận phía Đông và Mặt trận phía Nam. Trong đó mặt trận phía Tây giữa liên quân Pháp – Anh chống lại quân Đức có vai trò chính yếu quyết định số phận chiến tranh.
– Diễn biến chính trong giai đoạn đầu của chiến tranh:
Ngày 01 tháng 08 năm 1914: Đức tuyên chiến với Nga, chiến tranh chính thức bùng nổ và lan rộng trên thế giới. Đức tập trung phần lớn binh lực ở mặt trận phía Tây và ngay trong đêm 3/8 đã tràn vào Bỉ, rồi đánh thọc sang Pháp. Pa – ri bị uy hiếp, quân Pháp có nguy cơ bị tiêu diệt. Ngày 28 tháng 07 năm 1914: Áo-Hung tuyên chiến với Xecbi. Ngày 04 tháng 08 năm 1914: Anh tuyên chiến với Đức.
Năm 1915, Đức dồn binh lực sang mặt trận phía Đông cùng quân Áo – Hung tấn công Nga quyết liệt, định đè bẹp Nga.
Trong năm thứ hai của cuộc chiến tranh (1915), cả hai bên đều ở thế cầm cự.
Năm 1916, thấy không tiêu diệt được quân Nga, Đức lại chuyển trọng tâm hoạt động về mặt trận phía Tây, mở chiến dịch Vec – đoong. Quân Đức vẫn không hạ nổi thành Véc – đoong.
Chiến cuộc năm 1916 không đem lại ưu thế cho bên nào mà vẫn duy trì cầm cự. Từ cuối năm 1916 trở đi, Đức, Áo từ thế chủ động đã chuyển sang phòng ngự ở cả hai mặt trận.
– Giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh:
4/1917, Mỹ chính thức tham gia vào phe hiệp ước.
Ngày 7 tháng 11 năm 1917, Nga chính thức rút khỏi chiến tranh do giành được Cách mạng tháng 10 Nga
Tháng 7 năm 1918, Anh với Pháp phản công.
Xem thêm : Dung dịch metylamin trong nước làm?
Năm 1918 vào tháng 9, ba nước Anh Pháp Mỹ tổng tiến công, Đức và các nước đồng minh đầu hàng.
Ngày 9 tháng 11 năm 1918, Cách mạng tại Đức bùng nổ, lật đổ nền dân chủ tại đất nước này.
Ngày 11 tháng 11 năm 1918, quân Đức đầu hàng vô điều kiện, cùng lúc đó Áo-Hung cũng thất bại.
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây nên những thảm họa hết sức nặng nề đối với toàn nhân loại trên toàn cầu. 38 nước với tổng số quân là 37 triệu người và 1.5 tỉ dân bị lôi cuốn vào cuộc chiến tranh khói lửa. Cuộc chiến tranh đã làm cho 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương. Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống nhà máy bị phá hủy.
Số tiền tham chiến của các nước lên tới 85 tỉ đô la, biến thành con nợ của Mĩ. Chiến tranh không những không giửi quyết được mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong việc giành thuộc địa mà còn làm cho mẫu thuẫn đó tăng lên.
Chiến sự này được gọi là chiến tranh thế giới là bởi có 38 nước đế quốc lao vào cuộc chiến để tranh giành đấu đá đòi quyền lợi. Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất là một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.
Mục đích tham chiến của các nước đế quốc nhằm tranh giành thuộc địa của nhau, khuếch trương thế lực,… nhằm phân chia lại thế giới. Những mục đích trên chỉ đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản nắm quyền.
Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh xâm lược và cướp đoạt lãnh thổ, thuộc địa đối phương.
Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn được gọi là Đại chiến thế giới lần thứ nhất, Đệ nhất Thế chiến hay Thế chiến I, là một cuộc chiến tranh thế giới bắt nguồn tại châu Âu từ ngày 28 tháng 7 năm 1914 đến ngày 11 tháng 11 năm 1918.
Cuộc chiến tranh này là một trong những sự kiện có ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới. Đây là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào cuộc chiến với số lượng người chết trên 19 triệu người, đồng thời có sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất lẫn tinh thần của nhân loại rất sâu sắc và lâu dài.
Đây là cuộc chiến giữa phe Hiệp Ước (chủ yếu là Anh, Pháp, Nga và sau đó là Hoa Kỳ, Brasil) với phe Liên minh Trung tâm (chủ yếu là Đức, Áo-Hung, Bulgaria và Ottoman). Cuộc chiến bắt đầu với Vụ ám sát thái tử Áo-Hung (được coi là “ngòi nổ” của cuộc chiến tranh). Nhân cơ hội đó giới quân phiệt Đức, Áo đã tuyên chiến.
Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất của một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa. Vì:
Mục đích tham chiến của các nước đế quốc: tranh giành thuộc địa của nhau, khuếch trương thế lực,… nhằm phân chia lại thế giới. Những mục đích trên chỉ đem lại lợi nhuận cho giai cấp tư sản nắm quyền.
Hậu quả: nặng nề trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội,… Những hậu quả này đè nặng lên vai những người dân vô tội.
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây nên những thảm họa hết sức nặng nề đối với toàn nhân loại trên toàn cầu. Nhưng tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất này lại hết sức phi nghĩa. Đây là lí do ngày nay người ta coi trọng hòa bình đến thế.
– Giai đoạn thứ nhất (1914 -1916)
+ Ngày 28 – 7 – 1914, Áo – Hung tuyên chiến với Xéc-bi, là nước được khối Hiệp ước ủng hộ.
+ Ngày 1-8, Đức tuyên chiến với Nga.
Xem thêm : Cách báo cáo số điện thoại lừa đảo nhanh chóng
+ Ngày 3-8, tuyên chiến với Pháp.
+ Ngày 4-8, Anh tuyên chiến với Đức.
Chiến tranh đế quốc bùng nổ và nhanh chóng trở thành chiến tranh thế giới.
Giai đoạn này, chiến tranh chỉ diễn ra giữa các khối nước châu Âu, sau đó lôi kéo nhiều nước ở các châu lục khác cùng tham gia.Nhiều loại vũ khí hiện đại được đưa vào sử dụng. Hàng chục triệu nhân dân lao động bị thương vong vì lợi ích của giai cấp thông trị.
Trong giai đoạn thứ nhất của chiến tranh, tình trạng khốn cùng của nhân dân lao động ngày một thêm trầm trọng, đói rét, bệnh tật và những tai họa do chiến tranh gây ra càng nhiều. Trong khi đó, bọn trùm công nghiệp chiến tranh đã giàu lên nhờ buôn bán vũ khí.
Mâu thuẫn xã hội trong các nước tham chiến trở nên vô cùng gay gắt. Chỉ hơn hai năm chiến tranh, đã có gần 6 triệu người chết và 10 triệu người bị thương. Phong trào công nhân, phong trào quần chúng phản đối chiến tranh phát triển nhanh chóng. Đến cuối năm 1916, tình thế cách mạng đã xuất hiện ở nhiều nước châu Âu.
– Giai đoạn thứ hai (1917 – 1918)
+ Tháng 2/1917, Cách mạng tháng Hai diễn ra ở Nga, buộc Mĩ phải sớm nhảy vào tham chiến và đứng về phe Hiệp ước (4 – 1917), vì thế phe Liên minh liên tiếp bị thất bại.
+ Cuối năm 1917, Phe Hiệp ước liên tiếp mở các cuộc tấn công làm cho đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng.
+ Ngày 11/11/1918, Đức đầu hàng đồng minh vô điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại của phe Đức, Áo – Hung.
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: Khoảng 1,5 tỷ người bị cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế Châu Âu bị kiệt quệ.
Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị hủy. Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỷ đô la. Các nước châu Âu đều trở thành con nợ của Mỹ.
Riêng nước Mỹ được hưởng lợi từ chiến tranh nhờ bán vũ khí, đất nước không bị bom đạn tàn phá, thu nhập quốc dân tăng gấp đôi, vốn đầu tư nước ngoài tăng 4 lần. Nhật Bản chiếm lại một số đảo của Đức, nâng cao vị thế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương.
Trong quá trình chiến tranh, thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga và thành lập Nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
Ngoài mất mát về người, các thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy… ở châu Âu đều bị phá hủy, thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh vào khoảng 85 tỷ USD.
Tương quan lực lượng giữa các cường quốc đã thay đổi rõ rệt, các nước tư bản ở châu Âu đều bị suy yếu, trong đó có hai nước tư bản lâu đời là Anh và Pháp. Đế quốc Đức và Áo-Hungary bại trận.
Hệ thống Hiệp ước Versailles và sau đó là Hệ thống Hiệp ước Washington ra đời với mục đích tổ chức lại thế giới thời hậu chiến sao cho phù hợp với tương quan lực lượng mới, song thực chất là các đế quốc phân chia lại thuộc địa, cũng như xác lập lại sự áp đặt, nô dịch đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.
Tuy nhiên, cuộc phân chia lại lợi ích và ảnh hưởng sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất đã không hóa giải được những mâu thuẫn gốc rễ, mà còn làm cho những mâu thuẫn đó trở nên trầm trọng hơn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới Chiến tranh Thế giới thứ hai bùng nổ năm 1939.
Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với Công ty luật uy tín – Luật Trần và Liên Danh để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 19/01/2024 09:29
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024