NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA VÀ
GIỮ GÌN TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI
Bạn đang xem: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ AN NINH QUỐC GIA VÀ GIỮ GÌN TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI
LỜI MỞ ĐẦU
Bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội là sự nghiệp của toàn dân, là nghĩa vụ đồng thời là lợi ích của mọi công dân. An ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội có được bảo vệ tốt hay không chính là do sự giác ngộ của nhân dân, quyền làm chủ của toàn dân và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, Nhân Dân làm chủ, lực lượng công an nhân dân làm nòng cốt. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
NỘI DUNG
1. Các khái niệm và nội dung cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
a) Các khái niệm cơ bản
– “An ninh quốc gia” là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”. An ninh quốc gia bao gồm an ninh trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, tư tưởng – văn hoá, xã hội, quốc phòng, đối ngoại… trong đó an ninh chính trị là cốt lõi, xuyên suốt.
– Bảo vệ an ninh quốc gia: Là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm hại an ninh quốc gia.
– Hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia là những hành vi xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, an ninh, quốc phòng, đối ngoại, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia là những đối tượng, địa điểm, công trình, cơ sở về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hoá, xã hội thuộc danh mục cần được bảo vệ theo quy định của pháp luật. Bảo vệ an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Cơ quan, tổ chức, công dân có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
– Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm:
+ Bảo vệ chế độ chính trị và Nhà nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
+ Bảo vệ an ninh về tư tưởng và văn hoá, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
+ Bảo vệ an ninh trong lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, đối ngoại và các lợi ích khác của quốc gia.
+ Bảo vệ bí mật nhà nước và các mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.
+ Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại và loại bỏ các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, nguy cơ đe doạ an ninh quốc gia.
– Nguyên tắc bảo vệ an ninh quốc gia là:
+ Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
+ Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sù quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt.
+ Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế – văn hoá, xã hội: phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh, quốc phòng với hoạt động đối ngoại.
+ Chủ động phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
– Cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm:
+ Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị an ninh, tình báo, cảnh sát, cảnh vệ công an nhân dân.
+ Cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và các đơn vị bảo vệ an ninh quân đội, tình báo quân đội nhân dân.
+ Bộ đội biên phòng, cảnh sát biển là cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia ở khu vực biên giới trên đất liền và trên biển.
– Các biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm: Vận động quần chúng, pháp luật, ngoại giao, kinh tế, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ, vũ trang.
– Trật tự, an toàn xã hội: Trạng thái xã hội bình yên trong đó mọi người được sống yên ổn trên cơ sở các quy phạm pháp luật, các quy tắc và chuẩn mực đạo đức, pháp lý xác định. Đấu tranh giữ gìn trật tự an toàn xã hội bao gồm: Chống tội phạm; giữ gìn trật tự nơi công cộng; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phòng ngừa tai nạn; bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường… Bảo vệ trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, lực lượng công an nhân dân giữ vai trò nòng nốt và có chức năng tham mưu, hướng dẫn và trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm, giữ gìn trật tự công cộng, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tham gia phòng ngừa tệ nạn, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường.
b) Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
– Nội dung bảo vệ an ninh quốc gia bao gồm:
+ Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ. Đó là các hoạt động bảo vệ chế độ chính trị và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ Đảng Cộng sản Việt Nam; giữ gìn sự trong sạch, vững mạnh về mọi mặt của tổ chức Đảng, Nhà nước; bảo vệ các cơ quan đại diện, cán bộ, lưu học sinh và người lao động Việt Nam đang công tác, học tập và lao động ở nước ngoài. Phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá hệ thống chính trị, gây chia rẽ mất đoàn kết, làm tha hoá đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ luôn là nhiệm vụ trọng yếu hàng đầu, thường xuyên và cấp bách của toàn Đảng, toàn dân, của các ngành, các cấp.
+ Bảo vệ an ninh kinh tế. Đó là bảo vệ sự ổn định, phát triển vững mạnh của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chống các biểu hiện chệch hướng và các hoạt động phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, phá hoại nền kinh tế, gây ảnh hưởng tác hại đến lợi ích của quốc gia. Bảo vệ đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh không để nước ngoài lôi kéo mua chuộc gây tổn thất hoặc làm chuyển hướng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
+ Bảo vệ an ninh văn hoá, tư tưởng. An ninh văn hoá, tư tưởng là sự ổn định và phát triển bền vững của văn hoá, tư tưởng trên nền tảng của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Bảo vệ an ninh văn hoá, tư tưởng là bảo vệ sự đúng đắn, vai trò chủ đạo của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong đời sống tinh thần của xã hội; bảo vệ những giá trị đạo đức truyền thống, bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc; bảo vệ đội ngũ văn nghệ sĩ, những người làm công tác văn hoá, văn nghệ. Đấu tranh chống lại sự công kích, bôi nhọ, nói xấu của các thế lực thù địch đối với chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, ngăn chặn các hoạt động truyền bá văn hoá phẩm phản động, đồi truỵ, thiếu lành mạnh, không phù hợp với thuần phong mĩ tục của dân tộc Việt Nam.
+ Bảo vệ an ninh dân tộc. Đó là bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc, đảm bảo cho tất cả các thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam cùng phát triển theo đúng Hiến pháp, pháp luật của nhà nước; ngăn ngừa, phát triển, đấu tranh với các hoạt động lợi dụng dân tộc ít người để làm việc trái pháp luật, kích động gây chia rẽ giữa các dân tộc, xâm hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
+ Bảo vệ an ninh tôn giáo. Bảo vệ an ninh tôn giáo là đảm bảo chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước đối với nhân dân nhưng đồng thời cũng kiên quyết đấu tranh với các đối tượng, thế lực lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá
+ Đấu tranh phòng, chống tội phạm là việc tiến hành các biện pháp loại trừ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm; phát hiện để ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm tội, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại do tội phạm gây ra cho xã hội; điều tra khám phá tội phạm và người phạm tội để đưa ra xử lý trước pháp luật đảm bảo đúng người, đúng tội; giáo dục, cải tạo người phạm tội giúp họ nhận thức được lỗi lầm và cố gắng cải tạo tốt; có thể tái hoà nhập cộng đồng xã hội, trở thành người lương thiện, sống có ích cho xã hội.
+ Giữ gìn trật tự nơi công cộng. Trật tự công cộng là trạng thái xã hội có trật tự hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm nhất định ở những nơi công cộng mà mọi người phải tuân theo. Trật tự công cộng là một mặt của trật tự, an toàn xã hội và có nội dung bao gồm những quy định chung về trật tự, yên tĩnh, vệ sinh, nếp sống văn minh, sẽ tuân thủ những quy định của pháp luật và phong tục, tập quán, sinh hoạt được mọi người thừa nhận. Giữ gìn trật tự nơi công cộng chính là giữ gìn trật tự, yên tĩnh chung, giữ gìn vệ sinh chung, duy trì nếp sống văn minh ở những nơi công cộng – nơi diễn ra các hoạt động chung của nhiều người, đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau trong lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi của con người.
Xem thêm : 5 thực phẩm sinh nhiệt giúp giữ ấm cơ thể vào mùa đông
+ Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.Trật tự, an toàn giao thông là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông, vận tải công cộng mà mọi người phải tuân theo khi tham gia giao thông, nhờ đó đảm bảo cho hoạt động giao thông thông suốt, có trật tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông gây thiệt hại về người và tài sản. Đảm bảo trật tự, an toàn giao thông không phải là nhiệm vụ của riêng các lực lượng chức năng (cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông công chính…) mà là trách nhiệm của tất cả mọi người khi tham gia giao thông. Đó là việc nắm vững và tuân thủ nghiêm túc Luật Giao thông, mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông phải được xử lý nghiêm khắc, những thiếu sót, yếu kém là nguyên nhân, điều kiện gây ra các tai nạn giao thông phải được khắc phục nhanh chóng.
2. Tình hình an ninh văn hoá tư tưởng và an ninh kinh tế
Trong những năm qua tình hình an ninh ở nước ta còn nhiều diễn biến phức tạp. Trong đó phá hoại tư tưởng là một dạng đặc biệt của chiến tranh lạnh, một hình thức chủ yếu trong cuộc đấu tranh tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc chống chủ nghĩa xã hội. Các hoạt động phá hoại văn hoá tư tưởng được các bọn phản động nhất là bọn phản động bên ngoài tiến hành thông qua hoạt động của các đài phát thanh, mạng Internet. Hiện tại có nhiều đài phát thanh và chương trình do bọn phản động lưu vong tham gia, trong đó có 5 chương trình, 300 báo được thực hiện ở Mỹ, có 175 tờ báo chống cộng như ” Quê mẹ”, ” Hoa Sen”, ” Công luận” hoạt động phá hoại văn hoá tư tưởng được tiến hành theo các chiến dịch, có sự phối hợp giữa các nước đế quốc với bọn phản động và gắn liền với các hoạt động tình báo gián điệp. Tất cả các hoạt động đó đều nhằm vào xuyên tạc, nói xấu, kích động nhằm gây mất ổn định trong nước.
– Thời gian qua, tình hình lộ bí mật, mất thông tin bí mật về kinh tế đã xảy ra ở nhiều cơ quan, xí nghiệp và đã gây ra nhiều thiệt hại. Các hoạt động nhằm phá hoại về kinh tế được tiến hành cả bề rộng lẫn bề sâu thông qua các hoạt động lấy cắp bí mật kinh tế, tuyên truyền và kéo cán bộ quản lí kinh tế và khoa học kỹ thuật phá hoại cơ sở vật chất. Trong tình hình hiện nay, chúng nhằm vào phá hoại các chủ trương đường lối kinh tế, các công trình trọng điểm của ta.
– Tình hình an ninh biên giới còn nhiều phức tạp, các vụ xâm nhập qua biên giới diễn ra với nhiều hình thức, hoạt động xuất nhập cảnh cũng có nhiều thiếu sót dẫn đến tình trạng nhập cảnh trái phép, nhất là các khu vực giáp biên. Lợi dụng các mối quan hệ của các dân tộc hai bên biên giới, các đối tượng bên ngoài qua lại, móc nối, lôi kéo, chia rẽ các dân tộc, dòng họ trong nước hòng làm suy yếu, tiến tới gây bạo loạn ở những nơi này.
Cuộc khủng hoảng của các trung tâm kinh tế lớn sẽ tiếp tục trầm trọng thêm gây bất ổn định trên thị trường tài chính. Khoảng cách giữa các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển sẽ ngày càng rộng ra. Các cuộc tranh chấp trên biển và tranh chấp về nguồn dầu khí ở Trung Đông và ở Nga sẽ gay gắt hơn. Tuy vậy, những diễn biến phức tạp đó chưa làm đảo lộn chiều hướng đã diễn ra sau khi chủ nghĩa xã hội bị sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu. Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn của thời đại.
– Tình hình khu vực Đông Nam Á vẫn còn tiềm ẩn nhiều nhân tố mất ổn định.
– Chủ nghĩa khủng bố vẫn hoạt động gây ra những thảm hoạ cho nhân dân và chính quyền ở nơi đó; mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo làm bùng nổ những cuộc xung đột ở một số khu vực khá nghiêm trọng. Sự tranh chấp giữa các nước lớn ngày càng tăng. Bằng những hiệp định song phương và đa phương về hợp tác chống khủng bố, các thế lực phản động can thiệp sâu hơn vào khu vực, kích động li khai, li khai, lôi kéo vào quỹ đạo của mình, kiềm chế các nước lớn trong khu vực.
– Trước tình hình đó sự gắn kết trong ASEAN và vị trí của Hiệp hội trên trường quốc tế sẽ gặp nhiều thách thức nhưng ASEAN tiếp tục là nhân tố quan trọng đối với hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực. Cơ chế AFTA của 10 nước ASEAN sẽ được thực hiện triệt để. Các cơ chế hợp tác ASEM (hợp tác Á- Âu), cơ chế thương mại dù do với Trung Quốc đang mở rộng sự tác động trên một quy mô rộng lớn và hiệu quả hơn trước.
3. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội ở Việt Nam trong những năm tới
– Thuận lợi
+ Thuận lợi cơ bản là tiềm lực và vị thế quốc tế của nước ta được tăng cường. Sau hơn 20 năm đổi mới, Đảng đã lãnh đạo nhân dân giành được những thành tựu hết sức to lớn. Tăng trưởng kinh tế liên tục trong nhiều năm đạt trên 7%, được xếp vào loại cao của thế giới. Đời sống vật chất được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2006 đạt 638 USD/người. Nếu tính theo sức mua của đồng tiền thì con số đó lớn hơn nhiều lần. Chỉ số phát triển con người (HDI) đã vươn lên thứ 101/ 192 quốc gia. Do chính sách ngoại giao cởi mở, trên cơ sở độc lập, chủ quyền và toàn ven lãnh thổ, chủ động hội nhập, phương châm ” là bạn, là đối tác tin cậy của các nước”, chúng ta đã đặt quan hệ ngoại giao với 167 nước và quan hệ thương mại với trên 100 quốc gia, khu vực và vùng lãnh thổ thu hút đầu tư từ nước ngoài trên 40 tỷ USD. Vị thế quốc tế của Việt Nam được tăng cường.
+ Đảng cộng sản Việt Nam có bản lĩnh chính trị vững vàng, dày dạn kinh nghiệm; đường lối đổi mới của Đảng đã được kiểm chứng qua thực tiễn là đúng đắn, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
+ Nhân dân Việt Nam có truyền thống yêu nước, đoàn kết, tin tưởng vào Đảng và chế độ; ngày càng thể hiện bản lĩnh năng động, sáng tạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Lực lượng vũ trang cách mạng tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, nhân dân, vươn lên làm tròn nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với những thuận lợi trên, chúng ta hoàn toàn có khả năng giữ vững hoà bình, ổn định để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
– Khó khăn:
+ Thách thức lớn nhất với an ninh trật tự ở nước ta là các mối đe doạ (các nguy cơ): tụt hậu xa hơn về kinh tế đối với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; chệnh hướng xã hội chủ nghĩa; Các mối đe doạ trên diễn biến đan xen phức tạp, không thể xem nhẹ mối đe doạ nào.
+ Bọn có tư tưởng, quan điểm sai trái, những phần tử trong nội bộ bất mãn thoái hoá biến chất trở thành phản động, chống Đảng, chống chủ nghĩa xã hội; số cơ hội chính trị.
4. Đối tượng xâm phạm về trật tự, an toàn xã hội
Đối tượng xâm phạm đến trật tự, an toàn xã hội là những người có hành vi phạm tội gây thiệt hại đến tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản của công dân, đến tính mạng sức khoẻ và danh dự phẩm giá của con người, đến trật tự an toàn xã hội nhưng không có mục đích chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong các đối tượng xâm phạm trật tự, an toàn xã hội hiện nay có những người phạm tội nhất thời, có đối tượng phạm tội chuyên nghiệp, với tính chất và mức độ nguy hiểm khác nhau. Các đối tượng này bao gồm:
– Các đối tượng xâm phạm trật tự xã hội (tội phạm hình sự).
– Các đối tượng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (tội phạm kinh tế).
– Các đối tượng về ma tuý (tội phạm ma tuý), trong số các đối tượng trên cần tập trung vào đấu tranh với các đối tượng sau:
+ Bọn tội phạm kinh tế, nhất là bọn tham nhũng, bọn buôn lậu, bọn sản xuất tàng trữ và tiêu thụ tiền giả.
+ Bọn tội phạm về ma tuý.
+ Bọn tội phạm hình sự, tập trung vào bọn hoạt động có tổ chức, bọn lưu manh chuyên nghiệp, sử dụng bạo lực, tội phạm có quan hệ với nước ngoài.
5. Các tai nạn, tệ nạn xã hội
Phòng ngừa và làm giảm đến mức thấp nhất hậu quả thiệt hại do các tai nạn xã hội (tai nạn giao thông, tai nạn do sử dụng bảo quản chất nổ, chất cháy không đúng quy định, tai nạn do sự cố kỹ thuật, do thiên nhiên…) gây ra. Bài trừ các tệ nạn xã hội. Trước mắt phải đẩy lùi một bước các loại tệ nạn xã hội như ma tuý, cờ bạc, mại dâm. Tăng cường trật tự an toàn xã hội. Qua thực tiễn tiến hành cuộc đấu tranh, lực lượng công an phải tham mưu cho Đảng, Nhà nước về những vấn đề có liên quan đến công tác bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội. Cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội. Do đó để đảm bảo thắng lợi hoàn toàn và triệt để trong cuộc đấu tranh, lực lượng công an phải biết kết hợp tích cực cách mạng của quần chúng với công tác nghiệp vụ của các cơ quan chuyên môn. Sự kết hợp đó thể hiện: quần chúng phát hiện cung cấp tình hình, cơ quan chuyên môn thu thập ý kiến đó. Những ý kiến đó phải được tổng hợp, kết hợp với nghiệp vụ chuyên môn của các ngành để tìm ra bản chất của vấn đề và biện pháp xử lý. Phải coi trọng cả hai mặt đó, không được coi nhẹ mặt nào.
6. Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng với bảo vệ Tổ quốc
Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là truyền thống của dân tộc ta trong quá trình dựng nước và giữ nước. Đảng, Nhà nước ta đã kế thừa và phát huy truyền thống đó trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sự ổn định và phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội là nền tảng vững chắc của an ninh trật tự và ngược lại an ninh trật tự vững chắc mới có điều kiện ổn định phát triển là dựa trên nền tảng kinh tế, xã hội ổn định và phát triển. Hiện nay kết hợp chặt chẽ giữa an ninh và quốc phòng là một yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Sự kết hợp giữa quốc phòng với an ninh, an ninh với quốc phòng có nội dung rất rộng, hình thức và cơ chế kết hợp cũng rất phong phú. Một trong những nội dung quan trọng của việc kết hợp giữa an ninh với quốc phòng là kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng trật tự an ninh nhân dân với thế trận quốc phòng toàn dân.
7. Bảo vệ an ninh quốc gia phải kết hợp chặt chẽ với giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
An ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội là hai thành phần cấu thành trật tự xã hội. Bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia là bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo ra một trong những điều kiện cơ bản nhất để xây dựng sự vững mạnh về mọi mặt trong những điều kiện cơ bản nhất để xây dựng sự vững mạnh về mọi mặt trong xã hội. An ninh quốc gia được bảo vệ vững chắc sẽ tạo điều kiện cơ bản thuận lợi để bảo vệ tốt trật tự an toàn xã hội, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững sẽ tạo điều kiện cho an ninh quốc gia càng được củng cố vững chắc, hiệu lực quản lý của Nhà nước được tăng cường, quyền làm chủ của nhân dân được bảo đảm vững chắc, cuộc sống của mọi người được yên vui, hạnh phúc.
8. Vai trò, trách nhiệm của học sinh trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
Học sinh là chủ nhân tương lai của đất nước với trách nhiệm công dân của người thanh niên trong thời đại mới, chúng ta phải làm gì để góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội? Muốn vậy, mỗi học sinh không những phải nắm vững và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội mà còn vận động mọi người cùng tự giác chấp hành.
a) Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội
– Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992:
Điều 11: Công dân thực hiện quyền làm chủ của mình ở cơ sở bằng cách tham gia công việc của Nhà nước và xã hội, có trách nhiệm bảo vệ của công, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, tổ chức đời sống công cộng.
Điều 12: Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, nòng cốt là các lực lượng vũ trang nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân phải làm tròn trách nhiệm quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định.
Xem thêm : Lãi suất tái chiết khấu là gì? Quy định mới nhất về lãi suất tái chiết khấu
Điều 13: Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng. Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn bí mật quốc gia, chấp hành những quy tắc sinh hoạt cộng đồng.
– Luật Thanh niên của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2001:
Điều 1: Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của thanh niên. Được huấn luyện chương trình Giáo dục quốc phòng; thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia các lực lượng vũ trang theo quy định của pháp luật. Tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, giữ gìn bí mật quốc gia, xung kích đấu tranh chống mọi hành vi xâm hại đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.
Điều 16: Quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong quản lý nhà nước và xã hội.
+ Nâng cao ý thức công dân, chấp hành pháp luật, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
+ Được ứng cử, đề cử vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của pháp luật, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị với cơ quan, tổ chức về những vấn đề mà mình quan tâm; tham gia góp ý xây dựng các chính sách, pháp luật liên quan đến thanh niên và các chính sách, pháp luật khác.
+ Tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước.
– Luật về an ninh quốc gia năm 2004:
Điều 4: Trách nhiệm đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm: Mọi công dân có nghĩa vụ tích cực tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
Điều 8: Trách niệm, nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia. Bảo vệ an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dâu. Cơ quan, tổ chức, công dân có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
Điều 9: Chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia.
+ Nhà nước bảo vệ, giữ bí mật cho cán bộ, chiến sĩ thuộc lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia và cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia có thành tích thì được khen thưởng, bị tổn hại về danh dự thì được khôi phục, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; người bị thương tích, tổn hại về sức khoẻ, bị thiệt hại về tính mạng thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Điều 17: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ an ninh quốc gia
+ Tham gia lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
+ Tố cáo hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, hành vi lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
+ Phát hiện, kiến nghị với chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia khắc phục sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia.
+ Phát hiện, cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia cho chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia nơi gần nhất.
+ Thực hiện yêu cầu của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
+ Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
+ Giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia là một nội dung giáo dục quốc dân. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa nội dung giáo dục bảo vệ an ninh quốc gia và chương trình dạy học trong nhà trường và các cơ sở giáo dục khác phù hợp với ngành học, cấp học.
– Bộ Luật Hình sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 21/12/1999.
– Bộ Luật Tố tụng hình sự được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 26/11/2003:
Điều 25. Trách nhiệm của các tổ chức và công dân trong đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
+ Các tổ chức, công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội; tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.
+ Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm tạo điều kiện để tổ chức và công dân tham gia tố tụng hình sự; phải trả lời kết quả giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm cho tổ chức đã báo tin, người đã tố giác tội phạm biết.
+ Các tổ chức, công dân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.
b) Trách nhiệm của học viên trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Học sinh cần phải nhận thức đúng vai trò trách nhiệm của mình và tham gia trực tiếp vào việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, cụ thể là:
– Nhận thức đúng cuộc đấu tranh để bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội là một bộ phận của cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra gay go, quyết liệt, phức tạp, lâu dài. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi các thế lực thù địch và các phần tử chống đối Đảng, Nhà nước đang ra sức tiến hành các hoạt động diễn biến hoà bình bằng mọi thủ đoạn. Trong đó, chúng triệt để chú ý địa bàn là các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; lợi dụng lừa phỉnh học sinh, sinh viên – những người rất năng động, sáng tạo nhưng chưa có nhiều trải nghiệm trong cuộc sống là địa bàn và đối tượng để thực hiện diễn biến hoà bình. Do vậy, học viên cần phải cảnh giác, tích cực trong đấu tranh với những hành động sai trái, với các phần tử thoái hoá biến chất trong các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước nhưng không để các thế lực thù địch, các phần tử chống đối lợi dụng mình để thực hiện chống phá hòa bình, nhằm làm suy yếu, tiến tới xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
– Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động cụ thể bảo vệ an ninh quốc gia giữ gìn trật tự an toàn xã hội:
+ Phát hiện những tổ chức, người có hành vi tuyên truyền lôi kéo học sinh tham gia các hoạt động trái quy định của pháp luật nhằm chống lại Đảng, Nhà nước để báo cho lãnh đạo của trường, chính quyền và các cơ quan bảo vệ pháp luật biết, có ý thức bảo vệ bí mật nhà nước.
+ Tham gia xây dựng nếp sống văn minh trật tự ngay trong trường đại học, kí túc xá, khu vực dân cư mà mình sinh sống, bảo vệ môi trường, giúp đỡ các cơ quan chuyên trách trong bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
+ Tham gia các hoạt động xã hội để góp phần giữ gìn trật tự, an toàn xã hội như: chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông đường bộ, giữ gìn trật tự, vệ sinh ở nơi công cộng.
+ Bản thân luôn nhận thức được sự nguy hại của các tệ nạn xã hội để không mắc phải và tuyên truyền vận động cho nhiều người khác thấy được sự nguy hại của các tệ nạn xã hội nhất là tệ nạn ma tuý, cờ bạc, mại dâm. Phát hiện những địa điểm tổ chức, đối tượng tham gia các tệ nạn xã hội để báo cáo cho lãnh đạo nhà trường, chính quyền địa phương, các cơ quan bảo vệ pháp luật mà trực tiếp là nhà trường, chính quyền địa phương, các cơ quan bảo vệ pháp luật mà trực tiếp là lực lượng công an nhân dân để có biện pháp đấu tranh kịp thời có hiệu quả.
+ Tích cực tham gia chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phát hiện, tố giác kịp thời các đối tượng, băng nhóm tổ chức tội phạm để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có biện pháp giải quyết.
+ Tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị, khoa học kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn có liên quan để có thể cống hiến cao nhất những khả năng của mình góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
– Tăng cường rèn luyện thể lực, học tập tốt môn học bảo vệ an ninh góp phần chuẩn bị cho lực lượng sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp