Cho vay nặng lãi là hoạt động mà bên cho vay cho bên vay với lãi suất cao hơn gấp 5 lần so với lãi suất. Như vậy nếu một người cho người vay với lại suất trên 20%/ năm thì có thể khởi kiện đòi lại tiền không? Nếu được thì thủ tục giải quyết tranh chấp vay nặng lãi như thế nào? Cùng luật sư A+ xem ngay bài viết sau để biết thêm chi tiết.
Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 thì trong giao dịch dân sự, cho vay với lãi suất quá 100%/năm được xem là hành vi có dấu hiệu cho vay lãi nặng. Như vậy, dưới góc độ pháp luật thì lãi suất vượt quá 100%/năm được xem là cho vay nặng lãi.
Bạn đang xem: Cho người khác vay nặng lãi có thể khởi kiện đòi lại tiền không?
Tuy nhiên, thông thường, cách hiểu của người dân về “cho vay nặng lãi” mang yếu tố định tính, tùy từng trường hợp mà mức lãi suất có thể dưới 100%/năm nhưng người dân vẫn xem là “cho vay nặng lãi”.
Do vậy, trong bài viết này, khái niệm cho vay nặng lãi tạm được hiểu theo hướng cho vay với lãi suất vượt quá mức lãi suất tối đa theo quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, tức là quá 20%/năm.
Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp bên đi vay có nghĩa vụ trả nợ nhưng không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên cho vay hoàn toàn có thể khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Cụ thể, tranh chấp này là tranh chấp hợp đồng dân sự theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Do vậy, mặc dù người cho vay cho người khác vay với lãi suất vượt quá mức lãi suất 20%/năm thì vẫn có quyền khởi kiện đòi tiền được.
Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 thì lãi suất thỏa thuận vượt quá mức 20%/năm sẽ vô hiệu, do vậy Bên cho vay chỉ có thể khởi kiện đòi tiền lãi với lãi suất 20%/năm (tương đương 1,67%/tháng).
Hồ sơ khởi kiện là những giấy tờ, tài liệu, chứng cứ phục vụ cho việc khởi kiện. Hồ sơ khởi kiện có thể bao gồm nhưng không giới hạn các loại giấy tờ sau:
Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có thể có thêm hoặc không có một trong các loại giấy tờ trên.
Xem thêm : Chưa đủ 18 tuổi có được đi làm công ty được không?
Trong trường hợp giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản thông qua Tòa án, việc giải quyết thẩm quyền giải quyết tranh chấp được áp dụng theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản gồm: thẩm quyền theo vụ việc, thẩm quyền theo cấp tòa án và thẩm quyền theo lãnh thổ.
Tùy vào chủ thể và mục đích trong hợp đồng mà tranh chấp hợp đồng đặt cọc đó thuộc vào loại tranh nào.
Căn cứ điểm a, b khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện. Trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Căn cứ điểm a, b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015, tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự được quy định như sau:
“Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.
Xem thêm : Bầu 3 tháng đầu ăn hồng xiêm được không? Lợi ích tuyệt vời cho mẹ
Theo quy định trên thì có 02 trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, bao gồm:
Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, giỏi, nhiệt huyết và tận tâm, Luật A+ tự hào là đơn vị hàng đầu tư vấn và giải quyết các tranh chấp hợp đồng bao gồm các dịch vụ sau:
Kết quả bền vững, cam kết bảo vệ đến cùng.
Để được nhận kết quả tốt, theo đúng quy định pháp luật, nhận giá trị lâu dài mà không phải làm điều sai trái, không hối lộ, không e ngại sợ hãi cơ quan công quyền.
Sự tử tế.
Được chăm sóc như người thân, ân cần, chân thành, giải thích cặn kẽ, liên tục, luôn bên cạnh trong suốt quá trình thực hiện công việc. Chúng tôi luôn bên bạn lúc thăng hay trầm.
Giỏi chuyên môn
Luật sư nhiều kinh nghiệm, hiểu rõ cách vận hành pháp luật của cơ quan nhà nước, hiểu rõ quy luật vận hành của các mối quan hệ trong xã hội để giải quyết vụ việc trọn vẹn.
Qua bài viết trên, luật sư A+ hi vọng quý khách hàng đã có được những thông tin hữu ích về tranh chấp vay nặng lãi để có thể giải quyết tranh chấp theo đúng quy định của pháp luật. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, quý khách hàng vui lòng liên hệ luật sư A+ để được hỗ trợ và tư vấn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 03:50
Con số may mắn hôm nay là 5/11/2024 theo năm sinh, con số chuẩn là…
Tử vi thứ ba ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Hổ bối rối, Chó bị…
4 con giáp càng bướng bỉnh sẽ càng đau khổ và mất phương hướng trong…
Con số cuối cùng trong ngày sinh âm lịch là 3 con số đảm bảo…
Cách 12 con giáp tìm được vị trí xã hội, môi trường nào cũng có…
4 con giáp được Thần Tài dẫn đường, tháng 11/2024 sẽ vốc được vàng bạc,…