Cho người khác vay nặng lãi có thể khởi kiện đòi lại tiền không?

Cho vay nặng lãi là hoạt động mà bên cho vay cho bên vay với lãi suất cao hơn gấp 5 lần so với lãi suất. Như vậy nếu một người cho người vay với lại suất trên 20%/ năm thì có thể khởi kiện đòi lại tiền không? Nếu được thì thủ tục giải quyết tranh chấp vay nặng lãi như thế nào? Cùng luật sư A+ xem ngay bài viết sau để biết thêm chi tiết.

1. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật Dân sự 2015;
  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
  • Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi năm 2017.

2. Lãi suất bao nhiêu được coi là cho vay nặng lãi?

Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 thì trong giao dịch dân sự, cho vay với lãi suất quá 100%/năm được xem là hành vi có dấu hiệu cho vay lãi nặng. Như vậy, dưới góc độ pháp luật thì lãi suất vượt quá 100%/năm được xem là cho vay nặng lãi.

Tuy nhiên, thông thường, cách hiểu của người dân về “cho vay nặng lãi” mang yếu tố định tính, tùy từng trường hợp mà mức lãi suất có thể dưới 100%/năm nhưng người dân vẫn xem là “cho vay nặng lãi”.

Do vậy, trong bài viết này, khái niệm cho vay nặng lãi tạm được hiểu theo hướng cho vay với lãi suất vượt quá mức lãi suất tối đa theo quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, tức là quá 20%/năm.

tranh chấp vay nặng lãi 01
Lãi suất quá 20%/năm được coi là cho vay nặng lãi.

3. Người cho người khác vay nặng lãi có khởi kiện đòi tiền được không?

Theo quy định của pháp luật, trong trường hợp bên đi vay có nghĩa vụ trả nợ nhưng không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên cho vay hoàn toàn có thể khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Cụ thể, tranh chấp này là tranh chấp hợp đồng dân sự theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Do vậy, mặc dù người cho vay cho người khác vay với lãi suất vượt quá mức lãi suất 20%/năm thì vẫn có quyền khởi kiện đòi tiền được.

Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 thì lãi suất thỏa thuận vượt quá mức 20%/năm sẽ vô hiệu, do vậy Bên cho vay chỉ có thể khởi kiện đòi tiền lãi với lãi suất 20%/năm (tương đương 1,67%/tháng).

4. Hồ sơ khởi kiện cho bên vay nặng lãi

Hồ sơ khởi kiện là những giấy tờ, tài liệu, chứng cứ phục vụ cho việc khởi kiện. Hồ sơ khởi kiện có thể bao gồm nhưng không giới hạn các loại giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện theo mẫu số 23 – DS ban hành kèm nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
  • Tài liệu chứng chứ liên quan đến hợp đồng ủy quyền như: Hợp đồng, giấy tờ liên quan đến giao nhận tiền, sao kê tài khoản,…
  • Giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người khởi kiện là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với người khởi kiện là tổ chức.
  • Giấy tờ pháp lý cá nhân đối với người bị kiện là cá nhân (nếu có); Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với người bị kiện là tổ chức (nếu có).

Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp cụ thể mà có thể có thêm hoặc không có một trong các loại giấy tờ trên.

5. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng vay nặng lãi

Trong trường hợp giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản thông qua Tòa án, việc giải quyết thẩm quyền giải quyết tranh chấp được áp dụng theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản gồm: thẩm quyền theo vụ việc, thẩm quyền theo cấp tòa án và thẩm quyền theo lãnh thổ.

Thẩm quyền theo vụ việc

Tùy vào chủ thể và mục đích trong hợp đồng mà tranh chấp hợp đồng đặt cọc đó thuộc vào loại tranh nào.

  • Đối với tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận thuộc loại vụ việc tranh chấp kinh doanh thương mại theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
  • Đối với tranh chấp hợp đồng vay tài sản giữa các chủ thể thuần túy về dân sự thì thuộc loại vụ việc tranh chấp hợp đồng dân sự theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Thẩm quyền theo cấp tòa án

Căn cứ điểm a, b khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện. Trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

tranh chấp vay nặng lãi 02
Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng vay nặng lãi.

Thẩm quyền theo lãnh thổ

Căn cứ điểm a, b khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

  • Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp hợp đồng vay tài sản.
  • Trường hợp các đương sự thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp.

6. Trường hợp truy cứu trách nhiệm hình sự tội cho vay nặng lãi

Theo quy định tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015, tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự được quy định như sau:

“Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”.

Theo quy định trên thì có 02 trường hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, bao gồm:

  • Cho người khác vay với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong BLDS (>100%/năm) và thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên; hoặc
  • Cho người khác vay với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong BLDS (>100%/năm), thu lợi bất chính chưa đến 30.000.000 đồng nhưng trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cho vay lãi nặng hoặc đã bị kết án về tội cho vay lãi nặng, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

7. Luật sư tư vấn tranh chấp hợp đồng

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, giỏi, nhiệt huyết và tận tâm, Luật A+ tự hào là đơn vị hàng đầu tư vấn và giải quyết các tranh chấp hợp đồng bao gồm các dịch vụ sau:

  • Đánh giá các vấn đề pháp lý liên quan đến tranh chấp
  • Tư vấn phương án giải quyết tranh chấp (hòa giải, khởi kiện..)
  • Tư vấn thu thập và chuẩn bị chứng cứ
  • Đại diện đàm phán tranh chấp
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện trong trường hợp khởi kiện
  • Luật sư bảo vệ tại tòa án, trọng tài thương mại

Lý do chọn Luật A+:

Kết quả bền vững, cam kết bảo vệ đến cùng.

Để được nhận kết quả tốt, theo đúng quy định pháp luật, nhận giá trị lâu dài mà không phải làm điều sai trái, không hối lộ, không e ngại sợ hãi cơ quan công quyền.

Sự tử tế.

Được chăm sóc như người thân, ân cần, chân thành, giải thích cặn kẽ, liên tục, luôn bên cạnh trong suốt quá trình thực hiện công việc. Chúng tôi luôn bên bạn lúc thăng hay trầm.

Giỏi chuyên môn

Luật sư nhiều kinh nghiệm, hiểu rõ cách vận hành pháp luật của cơ quan nhà nước, hiểu rõ quy luật vận hành của các mối quan hệ trong xã hội để giải quyết vụ việc trọn vẹn.

Qua bài viết trên, luật sư A+ hi vọng quý khách hàng đã có được những thông tin hữu ích về tranh chấp vay nặng lãi để có thể giải quyết tranh chấp theo đúng quy định của pháp luật. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, quý khách hàng vui lòng liên hệ luật sư A+ để được hỗ trợ và tư vấn.