Thực tế, việc bác sĩ có chỉ định nhổ răng đối với mẹ đang cho con bú hay không còn tùy thuộc vào các trường hợp sức khỏe răng miệng mà mẹ đang phải chịu đựng.
Thông thường thì các bác sĩ sẽ chỉ định mẹ cho con bú nhổ răng đối với một số trường hợp như:
Bạn đang xem: Đang cho con bú có nhổ răng được không? Cần lưu ý gì nếu bắt buộc nhổ răng khi cho con bú?
– Khi răng mẹ bị sâu mà không thể hồi phục, đồng thời răng mẹ lúc này không thể thực hiện chức năng nghiền nát thức ăn vốn có.
– Răng của mẹ bị viêm nha chu trong các trường hợp viêm nha chu nặng hoặc tiêu xương nhiều.
– Khi răng mẹ bị viêm và có thể gặp phải các biến chứng nặng hơn.
Đọc thêm:
– Nhổ răng khôn kiêng gì? Những điều cần lưu ý sau khi nhổ răng khôn
– Vì sao phải nhổ răng khôn? Nhổ răng khôn bao lâu thì lành?
– Trường hợp răng mọc lệch, mọc nhầm chỗ hoặc răng khôn mọc ngầm gây ra nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ.
Xem thêm : Chơi thỏa thích tại CÔNG VIÊN FANTASY khi đến Sunworld Bà Nà Hills
– Đối với răng bị nhiễm trùng nặng.
Việc tiến hành nhổ răng thực tế chỉ được thực hiện đối với các trường hợp khi răng đó không thể bảo tồn được nữa.
Khi mẹ đang cho con bú thì việc nhổ răng có cần thiết hay không và có được hay không lại càng được cân nhắc kỹ lưỡng hơn bao giờ hết. Bởi vì thuốc gây tê hoặc thuốc giảm đau sau khi nhổ răng các mẹ đều lo lắng sẽ ảnh hưởng đến sữa cho em bé.
Vậy đang cho con bú có nhổ răng được không? Câu trả lời là Có. Tuy nhiên, việc thực hiện nhổ răng đối với mẹ đang cho con bú diễn ra khá nhạy cảm và chỉ được thực hiện đối với những răng nhiễm khuẩn nặng, gây ra hiện tượng ê nhức và ảnh hưởng nặng đến sức khỏe cũng như hoạt động ăn uống của mẹ.
Khi nhổ răng cần thiết phải tiêm thuốc tê để giảm đau cho bệnh nhân. Tuy nhiên, lượng thuốc tê khi thực hiện nhổ răng tương đối nhỏ và sẽ nhanh chóng hết nên mẹ cũng không nên quá lo lắng sẽ gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé.
Việc nhổ răng khi cho con bú được thực hiện bình thường nhưng đối với quá trình điều trị để thành công thì mẹ cần có sức khỏe ổn định và không mắc một số bệnh lý cấp tính có thể kể đến như:
– Viêm miệng hoặc viêm nướu.
– Viêm vị trí quanh phần thân răng, cuống răng.
Nếu mẹ bị bệnh lý cấp tính răng miệng ở trên thì cần đợi hết giai đoạn cấp tính rồi mới thực hiện nhổ răng bởi vì nếu không điều trị dứt điểm bệnh lý cấp tính răng miệng nướu thì có thể gây nhiễm trùng và lan rộng, đồng thời khó có thể thực hiện nhổ răng.
Đối với phụ nữ mắc các bệnh lý khác không liên quan đến sức khỏe răng miệng như tim mạch, tiểu đường hoặc dị ứng thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định nhổ răng.
Xem thêm : Độ lớn của vận tốc cho biết?
Nếu mẹ mắc bệnh liên quan đến bệnh thần kinh như: động kinh, tâm thần thì cần phải sử dụng các loại thuốc an thần trước khi thực hiện nhổ răng vài ngày.
Thường thì sau khi nhổ răng, các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc giảm đau và đơn thuốc kháng sinh giúp chống sưng và đau cho mẹ sau khi hết thuốc tê. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần trao đổi kỹ với bác sĩ để bác sĩ nắm rõ rằng bạn đang cho con bú và lựa chọn các đơn thuốc phù hợp hơn mà không tác động đến sức khỏe cũng như quá trình cho con bú.
Các trường hợp lo ngại ảnh hưởng đến con sau khi nhổ răng thì có thể bảo quản sẵn sữa mẹ trong tủ lạnh cho bé dùng. Tuy nhiên, sau 8 đến 12 tiếng sau khi nhổ răng mẹ đã có thể cho bé bú lại sau khi hết thuốc tê vì thuốc tê không ảnh hưởng đến đường truyền sữa. Lưu ý rằng mẹ chỉ nên cho bé bú lại sau khi bỏ cữ sữa mẹ lần đầu sau khi nhổ răng.
Ngoài phụ nữ cho con bú thì phụ nữ mang thai cũng cần cẩn trọng khi gặp vấn đề về sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, không tự ý nhổ răng tại nhà mà cần thăm khám để quá trình nhổ răng không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Quá trình nhổ răng có thể hiểu đây là một tiểu phẫu được thực hiện khá đơn giản, tuy nhiên việc nhổ răng khi cho con bú cũng sẽ liên quan đến sức khỏe của mẹ và bé.
Sau khi thực hiện nhổ răng khôn thì tình trạng đau có thể kéo dài 1 đến 2 tuần sau đó. Để giảm đau hầu hết mọi người đều cần sử dụng thuốc giảm đau. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ cho con bú thì cần được bác sĩ kê toa để sử dụng thuốc giảm đau để dùng đúng liều lượng mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Lưu ý, về thực tế thì không có một chế độ dinh dưỡng nào đặc thù dành cho người mới nhổ răng khôn. Người bệnh sau khi nhổ răng khôn có thể ăn chế độ ăn uống như hằng ngày. Chỉ cần hạn chế các loại thức ăn cay nóng vì có thể gây tổn thương đến vùng chân răng mới nhổ.
Ngoài ra, sau khi ăn thì cần xúc miệng kỹ lưỡng và sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn ở vị trí mới nhổ răng.
Đồng thời, đánh răng thật kỹ sáng và tối, trước và sau khi ăn. Sử dụng bàn chải mềm để đánh răng nhẹ nhàng và tránh làm tổn thương răng nướu và lợi. Có thể xúc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước muối sinh lý.
Ngọc Lan
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 24/02/2024 22:57
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024