Phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế đều là những phong trào yêu nước có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Cùng so sánh những điểm giống và khác nhau giữa 2 cuộc chiến và tác động của chúng đến lịch sử Việt Nam.
Theo sách giáo khoa Lịch sử lớp 11, sự giống nhau giữa phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế đều là những phong trào yêu nước, tiến hành khởi nghĩa vũ trang. Hai phong trào này có sự tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Bạn đang xem: So sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế
Bên cạnh đó, phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế đều bị thất bại.
Dưới đây là bảng phân tích điểm khác nhau giữa phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế:
Phong trào Cần Vương Khởi nghĩa Yên Thế Mục đích Chống Pháp để giành lại độc lập, đồng thời khôi phục lại chế độ phong kiến. Nhằm chống lại chính sách bình định của Pháp, xây dựng cuộc sống bình đẳng và bảo vệ bản thân. Thời gian Từ năm 1885 – 1896, kéo dài trong 10 năm ở thời kì Pháp bình định Việt Nam. Từ năm 1884 – 1913, kéo dài tận 30 năm, trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Lãnh đạo Các sĩ phu văn thân yêu nước. Nông dân. Địa bàn hoạt động Ở miền Bắc và miền Trung. Diễn ra trên một địa phương nhỏ ở phía tây bắc tỉnh Bắc Giang. Lực lượng tham gia Gồm nhiều tầng lớp, trong đó có thể kể đến văn thân, sĩ phu, nông dân. Nông dân. Phương thức đấu tranh Khởi nghĩa vũ trang. Khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến. Tính chất Phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp theo khuynh hướng phong kiến. Phong trào nông dân mang tính tự phát.
Vừa rồi là so sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế. Tiếp theo nội dung bài viết là đôi nét về phong trào Cần Vương, mời bạn đọc cùng theo dõi.
Phong trào Cần Vương là bao gồm tất cả các cuộc khởi nghĩa vũ trang khắp cả nước diễn ra từ năm 1885 đến 1896. Cần Vương có nghĩa là giúp vua, phò vua giúp nước.
Phong trào này do Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi đề xướng trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Quy mô của phong trào Cần Vương còn diễn ra riêng rẽ và mang tính địa phương.
Để có một cái nhìn trực quan hơn, bạn đọc có thể tham khảo thêm video clip tóm tắt sinh động về phong trào Cần Vương dưới đây.
Sau đây là một số nguyên nhân bùng nổ phong trào Cần Vương:
Sau đây là diễn biến về phong trào Cần Vương. Mời độc giả theo dõi phần tiếp theo của bài viết So sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế để biết thêm chi tiết.
Diễn biến phong trào Cần Vương được chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (1885 – 1888):
Giai đoạn 2 (1888 – 1896):
Thông tin trên là diễn biến phong trào Cần Vương. Tiếp theo nội dung bài viết So sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế là tính chất của phong trào Cần Vương. Bạn đọc tìm hiểu cùng GiaiNgo nhé!
Vậy nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương là gì? Bạn đọc có thể nhấp vào link bài viết để tham khảo thêm thông tin này nhé.
Tính chất của phong trào Cần Vương là thể hiện tình yêu dân tộc mạnh mẽ. Toàn bộ người dân khắp cả nước hỗ trợ giúp vua giành lại đất nước. Tuy nhiên, phong trào Cần Vương diễn ra theo khuynh hướng rời rạc với ý thức hệ phong kiến.
Mời bạn đọc đến với phần tiếp theo của bài viết So sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế. Đó là đôi nét về khởi nghĩa Yên Thế.
Trong số nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ nhằm ủng hộ phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa Yên Thế đã nổ ra với một bản chất đơn giản, được lập ra bởi những người nông dân với mục đích giữ gìn đất đai, bảo vệ làng quê và vùng đất quê hương.
Tuy nhiên, với thời gian, nhà lãnh đạo chính của cuộc khởi nghĩa là Hoàng Hoa Thám cùng với nhiều nghĩa sĩ đã nhận ra trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ đất nước và thực hiện sứ mệnh lịch sử.
Họ đã đấu tranh trong suốt hơn 30 năm tại vùng trung du Bắc Giang, gây nhiều tổn thất cho thực dân Pháp. Dù thất bại, tuy nhiên cái tên “Hùm thiêng Yên Thế” vẫn tồn tại mãi mãi trong tâm trí của nhiều người.
Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Yên Thế:
Diễn biến cuộc khởi nghĩa Yên Thế được chia thành 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (1884 – 1892):
Xem thêm : Hiện thực lịch sử là gì?
Giai đoạn 2 (1893- 1908):
Giai đoạn 3 (1909 – 1913):
Dưới đây là một số nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Thế:
Thông tin trên là những nguyên nhân gây thất bại của khởi nghĩa Yên Thế. Tiếp theo bài viết So sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế là ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Mời bạn đọc theo dõi.
Sau đây là một số ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Yên Thế:
Cho đến nay khu di tích khởi nghĩa Yên Thế (thuộc thị trấn Phồn Xương, Yên Thế) là một địa điểm du lịch nổi tiếng và đang được đề nghị công nhận là di tích quốc gia đặc biệt.
Chắc hẳn qua thông tin trên của bài viết So sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế bạn đọc đã biết rõ về hai phong trào này. Mời bạn đọc đến với phần trả lời câu hỏi bài tập trang 136 SGK Lịch sử 11. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Câu hỏi: Cách tổ chức và chiến đấu của nghĩa quân Bãi Sậy có những điểm gì khác với nghĩa quân Ba Đình?
Trả lời:
Cách tổ chức:
Chiến đấu:
Tiếp theo bài viết So sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế là bài tập 2 trang 136 SGK Lịch sử 11. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Câu hỏi: Lập bảng hệ thống kiến thức về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương theo mẫu sau:
Trả lời:
STT
Tên cuộc khởi nghĩa, thời gian, người lãnh đạo Hoạt động nổi bật Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm
1
Khởi nghĩa Ba Đình (1886 – 1887)
Phạm Bành, Đinh Công Tráng
– Xây dựng công sự kiên cố, có cấu trúc độc đáo.
– Tháng 1-1887 nổ ra trận đánh nổi tiếng nhất.
– Làm tiêu hao sinh lực địch, ngăn quá trình bình định vùng Bắc Trung Kì của thực dân Pháp.
– Rút ra bài học kinh nghiệm về tổ chức nghĩa quân và xây dựng căn cứ địa kháng chiến.
2
Xem thêm : [Giải đáp] Liệu “nên” hay “không nên” cắt tóc trước khi thi?
Khởi nghĩa Bãi Sậy (1885- 1892)
Nguyễn Thiện Thuật
– Xây dựng căn cứ Bãi Sậy (Hưng Yên) và Hai Sông (Hải Dương).
– Nghĩa quân được phiên chế thành những phân đội nhỏ (20 người). Đồng thời sử dụng lối đánh du kích trên các tuyến giao thông thuỷ, bộ ở đồng bằng Bắc Kì.
– Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ta ở vùng đồng bằng cuối thế kỉ XIX.
– Rút ra bài học kinh nghiệm về tổ chức hoạt động và bài học về chiến tranh du kích.
3
Khởi nghĩa Hương Khê (1885- 1896)
Phan Đình Phùng
Cao Tháng
– 1885-1888: Chuẩn bị lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí, tích trữ lương thực,…
– Từ năm 1889, liên tục tập kích đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét của địch, chủ động tấn công và thắng nhiều trận lớn nổi tiếng.
– Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương.
– Rút ra nhiều bài học kinh nghiệm về tổ chức hoạt động, tác chiến.
Mời bạn đọc đến với câu hỏi tiếp theo trong bài viết So sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế.
Câu hỏi: Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm nào khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương chống Pháp?
Trả lời: Dưới đây là những điểm khác nhau của cuộc khởi nghĩa Yên Thế và các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương:
Mục đích:
Thời gian tồn tại:
Lãnh đạo:
Địa bàn hoạt động:
Lực lượng tham gia:
Phương thức đấu tranh:
Tính chất:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 11/02/2024 19:29
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024